Tin nóng ⇢

Tổng quan về DeFi Uncollateralized Lending – Mảnh ghép hấp dẫn cho Lending & Borrowing

Một lĩnh vực đang trỗi dậy mạnh mẽ trong ngành công nghiệp tiền điện tử, đặc biệt trong thị trường DeFi, đó là DeFi Uncollateralized Lending. Cùng Tiendientu tìm hiểu tổng quan về thị trường ngách này, cũng như những dự án nổi bật trong đó.

Uncollateralized Lending là gì?

Trước hết, ta cùng định nghĩa về Uncollateralized Lending trong mảng truyền thống. Đây là một hình thức cho vay tiền không yêu cầu tài sản đảm bảo và chỉ đánh giá năng lực tín dụng của người vay để xác định khả năng trả nợ. Điều này cho phép người vay tiếp cận khoản vay mà không cần thế chấp tài sản và giúp giảm bớt rủi ro cho người vay và người cho vay. Trong khi đó, với Collateral Lending, người vay phải thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay và nếu không trả nợ, tài sản của họ sẽ bị tịch thu.

Một trong những ưu điểm của Uncollateralized Lending là tiện lợi và nhanh chóng, vì không cần thủ tục thế chấp và đánh giá tài sản. Tuy nhiên, lãi suất cho khoản vay này thường cao hơn so với Collateral Lending, do người cho vay phải chấp nhận rủi ro cao hơn khi không có tài sản đảm bảo.

DeFi Uncollateralized Lending là gì?

DeFi Uncollateralized Lending trong blockchain là một hình thức cho vay tiền kỹ thuật số không yêu cầu tài sản thế chấp, được thực hiện trên các nền tảng DeFi. Hiện tại, chỉ khách hàng doanh nghiệp mới được phục vụ hình thức vay tiền này, bởi vì có thể dễ dàng đánh giá mức độ tín dụng của doanh nghiệp thông qua đơn vị trung gian. Các giao dịch cho vay thường được thực hiện thông qua các hợp đồng thông minh (smart contracts) và các cơ chế đàm phán tự động, giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí hai bên.

Ưu và nhược điểm của DeFi Uncollateralized Lending

Ưu điểm:

  • Linh hoạt khi vay: Khách hàng không cần chứng minh tài sản đảm bảo, giảm bớt rào cản tài chính ban đầu.
  • Tiết kiệm thời gian và phí giao dịch: Công nghệ blockchain mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp loại bỏ nhiều bước trung gian, chuyển tài sản xuyên biên giới và thanh toán phí giao dịch một lần.
  • Đề cao tính minh bạch: Dữ liệu on-chain không thể thay đổi, truy cứu giao dịch bất cứ lúc nào, mang lại tính minh bạch cho các bên tham gia.
  • Không kiểm soát tài sản vay: Người vay không cần trình bày quá trình sử dụng vốn vay cho giao thức DeFi, có thể phân bổ tiền vay thành nhiều mục nhỏ trong danh mục đầu tư.

Nhược điểm:

  • Rủi ro tín dụng: Vì không có tài sản đảm bảo, nền tảng DeFi đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn, mức độ tín dụng chỉ phản ánh một phần doanh nghiệp, cần xem xét nhiều yếu tố khác để đưa ra kết luận.
  • Hạn mức cho vay thấp và lãi suất cao: Do rủi ro tín dụng cao hơn và không có sự đảm bảo, các nền tảng DeFi có thể hạn chế số lượng tài sản mà một người có thể vay và lãi suất cho vay cao hơn thông thường.

Những dự án DeFi Uncollateralized Lending đáng chú ý

Trong thị trường DeFi, DeFi Uncollateralized Lending đang trở thành một trong những xu hướng tương lai với những lợi ích thiết thực khi các dự án này cho phép khách hàng vay tiền mà không cần phải cung cấp tài sản đảm bảo. Điều này giúp giảm bớt rào cản và tạo điều kiện tiếp cận tài chính dễ dàng hơn đối với các bên liên quan.

Hiện tại, những dự án hàng đầu trong mảng ngách này như Maple Finance, TrueFi, Goldfinch, Clearpool Finance và Atlendis. Tiendientu tổng hợp những đặc điểm chính của 5 dự án trên, mang lại tầm nhìn tổng quan hơn cho người đọc.

Maple Finance

Maple Finance là nền tảng DeFi cung cấp dịch vụ cho vay không tài sản đảm bảo cho các công ty trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hóa. Maple Finance được ra mắt vào tháng 12/2020, sử dụng một mô hình đánh giá rủi ro cân bằng để xem xét khả năng trả nợ của các công ty và đưa ra các lựa chọn vay phù hợp.

Các khoản vay được tài trợ thông qua quỹ dựa trên các hợp đồng trên blockchain Ethereum và sử dụng token MPL làm phương tiện thanh toán và đánh giá rủi ro cho các khoản vay. Maple Finance nhận được khoản đầu tư 1,5 triệu USD trong seed round đầu tiên, từ các nhà đầu tư đáng chú ý như Framework Ventures, Polychain Capital, và Dragonfly Capital.

Đặc điểm của Maple Finance

Theo thông tin từ Maple Finance thì dự án đã cho vay tổng cộng hơn 1,6 tỷ USD và nằm trong nhóm dẫn đầu về cho vay không tài sản đảm bảo.

Khả năng tính toán rủi ro cao: Maple Finance đánh giá và xác định rủi ro của các khoản vay không có tài sản đảm bảo thông qua một loạt các chỉ số rủi ro và mô hình định giá.

Tiêu chuẩn tiên tiến về phân cấp rủi ro: Maple Finance sử dụng một hệ thống phân cấp rủi ro tiên tiến để đảm bảo sự an toàn và minh bạch cho các bên liên quan. Hệ thống này giúp người cho vay chọn lựa mức độ rủi ro phù hợp, trong khi đảm bảo cho người vay được giá trị tốt nhất.

Khả năng linh hoạt trong việc xác định lãi suất: Maple Finance cho phép người cho vay và người vay đàm phán và xác định lãi suất phù hợp cho mỗi khoản vay. Điều này cho phép các bên liên quan tùy chỉnh lãi suất để phù hợp với nhu cầu và điều kiện.

TrueFi

TrueFi là nền tảng DeFi cho vay không đảm bảo, ra mắt vào tháng 11/2020, thuộc sở hữu của TrustToken (đổi tên thành Archblock). TrueFi cung cấp một hệ thống đánh giá tín dụng và quản lý rủi ro để đảm bảo rằng các khoản vay được thực hiện một cách an toàn và đáng tin cậy.

TrueFi không mở bán token công khai (ICO) để huy động vốn ban đầu. Thay vào đó, TrueFi đã thực hiện một chương trình “đào tạo học viên” vào cuối năm 2020, trong đó các nhà đầu tư có thể mua TrueFi (TRU) với giá 0,125 USD mỗi token. Chương trình này được mở cho khoảng 500 nhà đầu tư và đã huy động được khoảng 6,5 triệu USD.

Sau đó, TrueFi niêm yết TRU trên các DEX như Uniswap, Sushiswap, Balancer và Curve. Trong quá trình này, TrueFi đã huy động được khoảng 12 triệu USD từ hoạt động bán token và cung cấp thanh khoản.

Ngoài ra, TrueFi đã hợp tác với một số đối tác và nhà đầu tư để mở rộng quỹ tín dụng cho các khoản vay không tài sản đảm bảo, tạo ra lượng vốn lớn hơn cho các hoạt động cho vay trong nền tảng.

Đặc điểm của TrueFi

Hiện tại, TrueFi cung cấp các khoản vay lên hơn 1,7 tỷ USD với số lượng khách hàng và danh mục đầu tư phong phú.

Vốn gốc và lãi suất cố định: TrueFi cung cấp các khoản vay phi tài sản với lãi suất cố định, giúp người vay biết trước mức chi phí vay và tránh rủi ro liên quan đến thay đổi lãi suất.

Tập trung vào các khoản vay nhỏ: TrueFi tập trung vào các khoản vay nhỏ cho vay cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp và các dự án DeFi khác, giúp đẩy mạnh việc phát triển nền tảng DeFi. Người dùng có thể kiếm lợi nhuận gần 10% khi gửi stablecoin đến TrueFi.

Đảm bảo bởi TrueFi DAO: TrueFi được quản lý bởi TrueFi DAO, một cộng đồng các chủ sở hữu token và người dùng của nền tảng, giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình quản lý nền tảng.

Goldfinch

Goldfinch là một nền tảng DeFi sử dụng các cơ chế đánh giá rủi ro để cho vay tiền không đảm bảo, giúp các cá nhân hoặc doanh nghiệp thu nhập thấp truy cập được các khoản vay vốn.

Goldfinch được thành lập vào năm 2020 bởi nhóm nhà phát triển đến từ Coinbase và Bain Capital. Goldfinch đã tiến hành 3 đợt bán token GFI để huy động vốn.

  • Đợt đầu tiên là vào tháng 2/2021, huy động thành công 1 triệu USD từ Coinbase Ventures, Kindred Ventures, Variant…
  • Đợt thứ hai là vào tháng 5/2021, với giá 0,025 USD/GFI và mức tối thiểu 100 USD, tương đương với 4.000 GFI. Goldfinch đã huy động được 11 triệu USD, dẫn đầu bởi Andreessen Horowitz (a16z), cùng sự tham gia của Mercy Corps Ventures, Divergence Ventures, Access Ventures…
  • Đợt thứ ba là vào tháng 1/2022 với mức giá 0,045 USD/GFI và mức tối thiểu 100 USD, tương đương với 2.222 GFI. Goldfinch đã huy động được 25 triệu USD, dẫn đầu bởi Andreessen Horowitz (a16z), cùng sự tham gia của Blocktower Capital, Kindred Ventures, Stratos Technologies…

Đặc điểm của Goldfinch:

Tính đến tháng 2/2023, Goldfinch đã cho vay hơn 200 triệu USD, hoạt động kinh doanh ổn định và chưa bị “quỵt nợ”.

Goldfinch sử dụng mô hình tín dụng truyền thống (traditional credit model) thay vì yêu cầu stake tài sản như các giao thức DeFi khác.

Các khoản vay được cấp bởi Goldfinch dựa trên mô hình đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro đối với các khoản vay không đòi hỏi staking. Các khoản vay được phân bổ vào một hệ sinh thái lớn các đối tác tài chính, bao gồm cả các đối tác DeFi và truyền thống.

Clearpool Finance

Clearpool Finance là một nền tảng DeFi cung cấp các giải pháp vay và cho vay không tài sản đảm bảo cho cá nhân và tổ chức. Clearpool Finance tập trung vào việc cung cấp giải pháp cho vay phi dựa trên một hệ thống xếp hạng rủi ro được xây dựng bằng công nghệ blockchain, giúp người dùng tránh được các rủi ro tiềm ẩn.

Clearpool Finance đã tiến hành nhiều vòng mở bán token CPOOL:

  • Seed round, huy động thành công 3 triệu USD từ các quỹ đầu tư Arrington XRP Capital,
    HashKey Capital, Wintermute…
  • IDO round, huy động thành công khoảng 3,2 triệu USD trong nhiều giai đoạn trên các nền tảng như Gate.io, DAO Maker, ZENDIT…

Đặc điểm của Clearpool Finance

Theo thông tin từ Clearpool Finance, dự án đã cho vay hơn 380 triệu USD.

Phí thấp: Clearpool Finance có một mô hình phí thấp hơn so với các nền tảng cho vay truyền thống, các khoản vay được thực hiện trực tiếp giữa người cho vay và người vay.

Đa dạng hóa danh mục: Clearpool Finance cho phép người dùng có thể đầu tư vào nhiều khoản vay khác nhau. Điều này giúp đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.

Đội ngũ phát triển mạnh mẽ: Clearpool Finance có đội ngũ phát triển mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và công nghệ blockchain, đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững cho nền tảng.

Atlendis

Atlendis là một nền tảng DeFi được thành lập vào tháng 5/2021. Atlendis cung cấp các dịch vụ cho vay không tài tài sản, tức là các khoản vay không đòi hỏi tài sản đảm bảo, cho phép các nhà phát triển và doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ hơn.

Atlendis hoạt động trên Ethereum và Polygon, định giá các khoản vay thông qua điểm tín dụng điểm càng cao thì mức lãi suất càng thấp. Khi các khoản vay được hoàn tất, các nhà đầu tư được nhận lại lợi nhuận từ khoản vay đó.

Đặc điểm của Atlendis

Tính thanh khoản cao: Các khoản vay có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp và bán đi khi cần thiết. Giao diện người dùng đơn giản và thân thiện.

Phương thức tính lãi linh hoạt: Atlendis cho phép lựa chọn phương thức tính lãi khác nhau như lãi cố định hoặc lãi thay đổi.

Tổng kết

DeFi Uncollateralized Lending là một mảng còn mới và đang được chú ý trong thế giới DeFi. Một số dự án tiêu biểu như TrueFi, Maple Finance, Goldfinch, Clearpool và Atlendis đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và tổ chức lớn. Qua đó mang đến những lợi ích cho các công ty tổ chức và cá nhân trong việc vay vốn mà không cần tài sản thế chấp.

Mỗi dự án có những đặc điểm riêng, sản phẩm và cách hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều đang tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ vay vốn nhanh chóng, tin cậy và hiệu quả hơn cho người dùng DeFi.

Cùng với sự phát triển của công nghệ blockchain và DeFi, dự kiến sẽ có nhiều dự án Uncollateralized Lending mới được ra mắt và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của DeFi trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục