Chúng ta đã đề cập rất nhiều về chỉ số tham lam và sợ hãi trước đây. Nhưng thật sự, chỉ số này bắt nguồn từ đâu? Người ta có thể dựa vào nó để kiếm tiền dựa trên cảm xúc của đám đông như thế nào?
Vào ngày 19 tháng 10 năm 1987, trùng với ngày Thứ Hai Đen Tối, Andy Krieger ngồi trong văn phòng Bankers Trust của mình và quan sát “dòng máu” chảy trên Phố Wall.
Các nhà giao dịch đang rao bán chứng khoán Mỹ và đồng đô la trong hoảng loạn. Tuy nhiên, ở nữa còn lại của thế giới, mọi người đang tham lam mua đồng đô la New Zealand, cố gắng tiết kiệm vốn của họ.
Vào ngày đó, Andy đã nhanh chóng kiếm được 300 triệu đô la chỉ trong vài giờ. Điều này cũng góp phần làm hạ giá đồng tiền của cả một quốc gia. Bởi ông đã bán đồng đô la New Zealand ở thời kỳ đỉnh cao của sự hưng phấn.
Sợ hãi và tham lam trong thị trường tài chính
“Mua khi máu đang đổ và bán khi chuông reo” – Nathan Rothschild
Chúng ta cần tiền để tồn tại. Đó là lý do tại sao chúng ta phản ứng rất mạnh với những thứ liên quan đến tiền.
Trong thị trường tài chính, con người chỉ có hai trạng thái: thua lỗ hoặc kiếm tiền. Cảm xúc tăng cao sẽ thúc đẩy ta liên tục. Nhưng trên hết, có hai loại cảm xúc có thể quyết định mọi thứ – tham lam và sợ hãi.
Khi tất cả đều ổn trên thị trường, các nhà đầu tư trở nên tham lam. Họ lắng nghe câu chuyện về cách một người nào đó giàu lên trong hai ngày và mua bất cứ thứ gì họ có thể có được. Không ai muốn trở thành một người khác biệt.
Sự sợ hãi cũng không kém phần lây lan. Nó khuyến khích con người vội vàng loại bỏ những tài sản mới mua gần đây. Họ thường cư xử không đúng mực, không chịu nổi áp lực tâm trạng của đám đông và nỗi sợ hãi mất tất cả.
Sợ hãi hay Tham lam?
CNN đã tìm ra cách đo lường nỗi sợ hãi và tính toán lòng tham. Để làm được điều này, họ đã lấy bảy chỉ số thị trường và xem chúng khác biệt bao nhiêu so với mức trung bình.
Các kết quả thu được họ sẽ kết hợp lại. Thành quả là đã tạo ra “chỉ số của sự sợ hãi và lòng tham”
Nếu chỉ số này tăng, nó ám chỉ các nhà đầu tư đang liều lĩnh, có xu hướng tham gia vào các dự án rủi ro. Nếu nó giảm, nó ám chỉ nỗi sợ hãi và lo lắng đang ngự trị trên thị trường. Các nhà đầu tư thích nơi trú ẩn an toàn và tránh may rủi.
Về mặt trực quan, chỉ số này giống như một thiết bị đo lường có mũi tên. Nó cho biết một cách tổng quát cảm xúc nào chiếm ưu thế trên thị trường.
Nếu mũi tên nằm trong vùng màu đỏ, các nhà đầu tư đang sợ hãi. Khu vực màu xám có nghĩa là thái độ trung lập. Còn khu vực màu xanh lá cây là sự tham lam. Hơn nữa, màu sắc càng phong phú thì cảm xúc càng mạnh.
Giờ đây, chỉ báo cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang cảnh giác. Họ không có xu hướng chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đến mức hoảng sợ.
Cách nó hoạt động với tiền điện tử
Chỉ số sợ hãi và tham lam trong thị trường tiền điện tử được phát minh bởi hai nhà phát triển web – Gregor Krambs và Victor Tobis. Họ đã lấy ý tưởng của CNN và điều chỉnh nó phù hợp với Bitcoin.
Nhìn bề ngoài, nó giống bản gốc khi cùng là một thiết bị đo với mũi tên và các cung nhiều màu. Và nó hoạt động theo cách tương tự. Nhưng các tính toán hơi khác một chút. Bởi chỉ số này sử dụng một bộ thông số “cục bộ” quan trọng đối với thị trường tiền điện tử.
Khác với nguyên mẫu, chỉ số này được tạo ra chỉ bởi từ sáu thông số. Ý nghĩa của từng loại trong chỉ số được phân bổ không đồng đều. Điều này giúp phân biệt mô hình tiền điện tử với mô hình CNN.
Chỉ báo hiện đang ở trong vùng sợ hãi cực độ. Thị trường đang rơi vào trạng thái hoảng loạn. Chỉ số đã giảm 13 điểm trong ngày và 28 điểm trong tuần.
Và bây giờ tôi có thể làm gì?
Làm thế nào để kiếm tiền từ sợ hãi và không đánh mất lòng tham
“Tôi sẽ cho bạn biết cách làm giàu. Đóng cửa lại. Hãy sợ khi người khác tham lam. Hãy tham lam khi người khác sợ hãi.” – Warren Buffett
Chỉ báo Sợ hãi và Tham lam cho biết khi nào thị trường chạm đáy hoặc đỉnh hay sẵn sàng đảo chiều.
Thị trường tiền điện tử đã rơi vào trạng thái sợ hãi trong hơn một tháng nay. Các nhà đầu tư liên tục bán tiền mã hóa khiến giá giảm và … cũng tạo điều kiện để mua có lợi nhuận.
Chen Limin, Giám đốc Tài chính kiêm Giám đốc Giao dịch của Quỹ ICB, nhấn mạnh. Trên thị trường, theo thời gian, tính hợp lý nhường chỗ cho sự phi lý trí. Điều này vốn có trong bản chất con người. Và điều này cũng hình thành trong cơ chế giá cả trên thị trường.
“Các thái cực của nỗi sợ hãi và lòng tham trong chỉ số. Chúng cho thấy cảm xúc của con người đến một lúc sẽ đạt đến đỉnh điểm. Nhưng theo sau đó, trạng thái cân bằng chắc chắn sẽ xảy ra.”
Chưa kể, thị trường tiền điện tử dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động hơn những thị trường khác. Bởi vì ở đây thị trường vẫn còn khá nhỏ đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
“Đây là từ vựng của các nhà giao dịch mà bạn thường có thể nghe thấy. Những từ viết tắt như FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ hoặc mất lợi nhuận) và FUD (sợ hãi, không chắc chắn, nghi ngờ. Sợ hãi, nghi ngờ, không chắc chắn về lòng tham và sự sợ hãi tối đa. Chúng liên tục thay đổi khiến giá trị cũng thay đổi theo”.
Thị trường sợ hãi kéo dài được coi là thời điểm tốt để đầu tư. Bởi hầu hết các tài sản lúc đó đang được định giá thấp.
Quy luật của thị trường
Trong khi những “con bạc” cảm xúc đang bị hoảng loạn và mất tiền. Những con cá voi máu lạnh đang tìm kiếm cơ hội mua. Ngay sau khi số lượng những người lạc quan như vậy đạt đến một mức nhất định, xu hướng sẽ bị đảo ngược.
Ở chiều ngược lại, điều này cũng có tác dụng. Trong một thị trường tham lam, các nhà đầu tư mua mạnh, đẩy giá lên cao. Sau một thời gian, tài sản trở nên được định giá quá cao, tức là đắt một cách phi lý.
Có ít người sẵn sàng mua với giá cắt cổ hơn. Nhưng có những người đã kiếm được một khoản tiền kha khá. Bây giờ họ đang muốn chốt lời bằng cách bán số bán tài sản đó. Những người như thế mỗi ngày lại có nhiều hơn.
Quy luật chung của thị trường: đóng băng tại một thời điểm. Sau đó bắt đầu quay đầu với sự rung lắc và đi xuống, nhanh chóng lấy đà, tăng trưởng. Cuối cùng là sự điều chỉnh xảy đến.
Chiến lược rất đơn giản: mua khi chỉ báo sợ hãi và tham lam nằm trong vùng đỏ (thị trường đang hoảng loạn). Rồi bán khi mũi tên nằm trong vùng xanh (thị trường đang hưng phấn).
Nhưng không phải chỉ đơn giản như vậy
“Một thị trường tăng giá được sinh ra từ sự bi quan, phát triển dựa trên sự hoài nghi. Tiếp tục phát triển dựa trên sự lạc quan và chết trên đà sự hưng phấn” – John Templeton
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam phản ánh trạng thái cảm xúc của thị trường. Nhưng nó không cho chúng ta biết về việc nó sẽ tồn tại trong bao lâu.
Ví dụ, nỗi sợ hãi tột độ có thể chỉ ra tình trạng hoảng loạn và bán quá mức. Nhưng tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian hoặc thậm chí phát triển thành một dạng mãn tính.
Nếu bạn mua một tài sản chỉ dựa vào giá trị chỉ số. Bạn có thể bị mắc kẹt ở tình trạng thua lỗ trong một thời gian dài.
Mức độ tham lam cao cũng không phải lúc nào cũng đảm bảo rằng thị trường đã đạt đỉnh. Hay bây giờ có phải là lúc để bán hay chưa?
Các nhà phân tích khuyên bạn nên sử dụng chỉ số này như một công cụ phụ trợ. Theo Irina Rogova, một nhà phân tích tài chính với hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Bitcoin là một loại tài sản vận động theo các quy tắc riêng của nó.
Tỉnh táo và xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định
Thật vậy, trong lĩnh vực của bất kỳ loại tài sản tài chính nào khác. Không có một chỉ báo nào cho phép bạn luôn đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn.
“Tôi sẽ không nói rằng chỉ số sợ hãi và tham lam là hoàn toàn vô dụng. Nhưng tuy nhiên, nó chỉ nên được sử dụng như một công cụ phân tích bổ trợ.“
Irina khuyến nghị. Trước tiên hãy xem những gì cá voi và các nhà đầu tư lớn đang làm, cách các thợ mỏ đang hành xử. Sau đó phân tích các mức hỗ trợ và kháng cự. Và chỉ ở giai đoạn cuối mới nhìn vào chỉ số sợ hãi và tham lam. Nói cách khác, chỉ số này sẽ bổ trợ phản ánh trạng thái cảm xúc của thị trường hiện tại như thế nào.
Chen Limin chia sẻ quan điểm: “Chỉ số này có thể làm tốt công việc phục vụ các nhà đầu tư. Nhưng quyết định đầu tư nên dựa trên các yếu tố cơ bản. Trong trường hợp này, chỉ số sợ hãi và lòng tham chỉ đang tối ưu hóa điểm vào lệnh”.
Andy Krieger đã nghiên cứu thị trường. Ông biết chắc rằng kiwi – như cách gọi của đồng đô la New Zealand – đang được định giá quá cao. Chắc chắn nó sẽ bị rớt giá. Đây chỉ là một vấn đề thời gian.
Andy đã ước tính chính xác cảm xúc của đám đông và đưa ra quyết định máu lạnh. Ông đã mang về cho mình 300 triệu USD và tiêu tốn khoảng 3-4 tỷ USD New Zealand.
Người ta nói rằng thậm chí người đứng đầu Ngân hàng Trung ương New Zealand đã gọi điện cho Bankers Trust. Ông đã yêu cầu họ để cho tiền tệ được yên. Ông không tham lam, nhưng ông đang sợ hãi.
Theo BeInCrypto