Hiện tại các chợ giao dịch NFT hiện tại chỉ còn sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa Opensea và Blur trong khi LookRare và X2Y2 thì lại lâm vào tình trạng ngưng giao dịch thậm chí là không còn khai thác nữa. Một số chợ giao dịch NFT nhỏ cũng hầu như không có volume. Trong tháng 5 vừa qua với sự bùng nổ của Ordinals và nền tảng cho vay NFT Blend thì xu hướng phát triển NFT marketplace đã khá rõ ràng, việc cạnh tranh và phân chia thị trường cũng đã tương đối cụ thể.
Xu hướng 1: Các sàn giao dịch NFT đa chức năng sẽ trở thành xu hướng chính
Là một sàn giao dịch NFT, giao dịch giao ngay là nền tảng cơ bản, cung cấp trải nghiệm giao dịch chất lượng và thoải mái cho người dùng là yếu tố quyết định trong sự cạnh tranh giữa các sàn. Các module giao dịch giao ngay NFT thực tế đã trải qua hai bước tiến chuyển từ giao dịch đơn lẻ sang đa dạng. Trước đó các sàn giao dịch người bán listing, sau đó thêm phần lệnh offer để trả giá của người mua. Người mua cũng đã có thể thực hiện mua ở nhiều chợ khác nhau trên cùng 1 nền tảng. Bước tiến tiếp theo vừa rồi là bid pool khi mà người mua có thể thực hiện trả giá độc lập, hoặc cũng có thể đẩy vào pool để cùng trả giá, lúc đó trao quyền cho người bán lựa chọn là bán ngay cho một ai đó hay bán đơn lẻ. Bid pool khiến cho sự khác biệt về độ hiếm không còn quá quan trọng nữa, từ đó thay đổi thói quen của người dùng.
Bid Pool được Blur giới thiệu và cũng là nền tảng thúc đẩy việc tổng hợp giao dịch ở các chợ khác nhau, hiện nay OpenSea/Pro cũng đã tích hợp cả hai phương thức giao dịch này. API mở là một xu hướng mới, các NFT Marketplace mới và cũ đều sẽ tập trung tổng hợp lẫn nhau; Đưa khái niệm thanh khoản trong DeFi sẽ được quan tâm nhiều hơn trong các chợ NFT và còn nhiều khía cạnh khác cần phải được nghiên cứu, ví dụ như tạo ra pool dựa trên các tính năng hiếm của NFT.
Cách vận hành của chợ NFT không khác gì CEX (Sàn giao dịch tiền điện tử truyền thống), mở rộng là cách để tăng tệp user. Sau các sàn NFT giao ngay thì sẽ mở rộng ra các giao dịch NFT đòn bẩy. Ở cơ chế chắc chắn đang phát triển đó là cho vay DeFi NFT trên chuỗi và có một cơ chế khác nữa là các hợp đồng giao dịch NFT tương lai.
Đối với cơ chế cho vay NFT, X2Y2 và Blur có thể coi là hai sàn giao dịch NFT chủ đạo, trong đó X2Y2 có là sàn giao dịch đầu tiên xây dựng cơ chế cho vay. Tuy nhiên, X2Y2 ra sớm nhưng lại không lôi kéo được khách hàng, trong khi Blur đã nhanh chóng xâm nhập và ra mắt mắt Blend.
Theo dữ liệu từ DappRadar, trong 22 ngày kể từ khi ra mắt, Blend chiếm 82% lượng vay của tất cả các giao thức vay NFT và dần đạt tỷ lệ giao dịch vay mượn tương đương với lượng giao dịch trực tiếp của Blur. Kích thích từ việc cày Blur point, dưới tình hình thị trường suy thoái, nhưng không thể không công nhận đòn bẩy thực là một cách để tăng giao dịch trên nền tảng.
Ngoài ra, Binance, với vai trò là một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tiền điện tử, mặc dù chợ NFT của Binance từ khi ra mắt đến nay không nổi bật, nhưng vào cuối tháng 5, họ cũng đã giới thiệu chức năng vay NFT, điều này khẳng định thêm xu hướng này.
Chợ NFT giao sau là một trong những hướng phát triển quan trọng trong khởi nghiệp cơ sở hạ tầng NFT hiện nay. Trong vài tháng qua, đã xuất hiện một số giao thức hợp đồng tương lai NFT khá tốt như NFTPerp, NFEX và Tribe 3. Dựa trên cấu trúc thu nhập của CEX (Sàn giao dịch trung tâm), giao dịch hợp đồng tương lai là hình thức giao dịch quan trọng nhất, vượt trội hơn so với giao dịch trực tiếp. Giao dịch hợp đồng cung cấp đòn bẩy cao và cơ hội tăng lợi nhuận, kích thích tính chất cá cược trong con người. Biến động là linh hồn của hợp đồng tương lai, và đối với các NFT có nguồn cung ít và thanh khoản thấp, chúng thường có biến động cao hơn so với tiền điện tử thông thường.
Blur Bid Pool không chỉ giúp NFT trở thành giao dịch ngay, mà kết hợp với công cụ hợp đồng tương lai, những nhà đầu tư lớn thường dễ dàng điều khiển giá sàn của NFT để thu lợi. Tuy nhiên, mặt tích cực là hợp đồng tương lai cung cấp cơ hội cho người dùng thông thường tiếp cận NFT có giá trị cao, đồng thời là một phương pháp tốt để thị trường giao dịch thu hút người dùng mới.
Hiện tại, vẫn chưa có NFT Marketplace nguyên gốc nào ra mắt hoặc tích hợp hợp đồng tương lai. Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm phát triển của CEX, như Bitget, việc khởi đầu từ hợp đồng tương lai và dần mở rộng giao dịch giao ngay cos thể cũng hợp với NFT, vậy chúng ta phải chờ.
LaunchPad ngày càng thu hút hơn, ví dụ như OpenSea đẩy các dự án mới đang bán lên trang chủ, Element đã ra mắt EPG/EPS, thẻ Pass card liên quan đến việc phát hành NFT. Ngoài ra, Mint Fun chuyên về LaunchPad. Trước đó các dự án sẽ tự thúc đẩy bộ sưu tập NFT của mình, tuy nhiên gần đây các sàn NFT cũng đã hỗ trợ nhiều hơn với việc ra mắt các bộ sưu tập.
Tóm lại, trong tương lai chợ giao dịch NFT sẽ kiêm luôn nền tảng tổng hợp dữ liệu về NFT với các hình thức giao dịch đa dạng như pool thường, pool hiếm, đòn bẩy, vay NFT, và tất nhiên là Launchpad nữa.
Thứ hai: Cuộc chiến của NFT đa chuỗi
Trong tháng qua, Bitcoin Ordinals và BRC-20 khá nổi bật, theo dữ liệu từ CryptoSlam, trong 30 ngày gần đây, khối lượng giao dịch Bitcoin NFT đã đạt 189 triệu đô la Mỹ (bao gồm BRC-20), trong đó giao dịch ORDI đạt 40 triệu đô la Mỹ. Bitcoin đã chính thức vượt qua Solana trở thành chuỗi giao dịch NFT lớn thứ hai chỉ sau Ethereum, gần đạt 50% khối lượng giao dịch NFT trên Ethereum. Hiện tại, ngoài UniSat Marketplace, các sàn giao dịch NFT như Magic Eden, Element, OKX NFT Marketplace đã tích hợp Bitcoin NFT hoặc BRC-20 hoặc cả hai, khiến Bitcoin NFT trở thành một phần không thể bỏ qua.
Vì Ordinals tuân theo quy tắc của mạng Bitcoin mà không phụ thuộc vào bất kỳ lực lượng tập trung nào, nên nó gần như có lợi thế tự nhiên trong việc lưu trữ NFT. Do đó, cũng có nhiều cộng đồng cho rằng Bitcoin NFT sẽ là yếu tố thúc đẩy đợt tăng giá NFT tiếp theo và tạo ra các bộ sưu tập NFT có giá trị rất cao. Cần nhấn mạnh rằng trong bài viết này, Bitcoin NFT đề cập đến tổ hợp của Bitcoin Ordinals NFT và BRC-20; hiện tại, có sự tranh luận xung quanh việc BRC-20 có nằm trong đánh giá về NFT như thông thường hay không, và có thể trong tương lai sẽ xuất hiện các đặc điểm khác biệt tập trung vào Bitcoin NFT.
Polygon cũng không thể bỏ qua, với phí Gas gần như không đáng kể và giao dịch nhanh, nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công ty Web2 muốn tham gia vào lĩnh vực NFT, ví dụ như thu thập tem Odyssey dựa trên Polygon dành cho khách hàng trung thành của Starbucks, Platinum Group – nhà phát hành vé chính cho sự kiện đua xe công thức 1 (F1) toàn cầu – đã ra mắt vé NFT dựa trên chuỗi Polygon.
Hiện nay, nhiều NFT Marketplace đa chuỗi đang tồn tại song song, OpenSea hỗ trợ 8 chuỗi bao gồm Ethereum, Polygon, Arbitrum, Optimism, OKX NFT Marketplace hỗ trợ 5 chuỗi bao gồm Ethereum, Polygon, Avalanche, BNB Chain, Bitcoin, Element hỗ trợ 7 chuỗi bao gồm Ethereum, BNB Chain, zkSync, Bitcoin, và nhiều hơn nữa.
Các chợ NFT hỗ trợ nhiều chuỗi đang là câu chuyện quan trọng ở bối cảnh thị trường NFT đi xuống, vậy cạnh tranh nội tại vẫn phải là đa dạng.
Việc mở rộng các module chức năng của chợ NFT cộng với đa dạng chuỗi hỗ trợ có nghĩa là mở rộng được tệp người dùng, tăng khả năng cạnh tranh của nền tảng. OpenSea nhờ ra mắt sớm nên đã giữ được lượng người dùng lớn và khoản doanh thu lớn, đồng thời cũng mang đến cho các tác giả tiền bản quyền rất lớn. Trong khi SudoSwap, X2Y2, Blur và những nền tảng khác lại không khuyến khích bản quyền, không thuế để cạnh tranh với OpenSea, nhóm nền tảng giao dịch mới không tạo được thu nhập bền vững cho các tác giả đồng nghĩa với việc các dự án khó có thể duy trì lâu dài. Thêm nữa các chức năng Pool, cho vay và các cơ chế kiểu DeFi khác có vẻ như để hỗ trợ cho các các voi thao túng bộ NFT dễ dàng hơn, điều này khiến NFT trở thành trò chơi tài chính hơn là sưu tầm.
Các chợ NFT có vẻ cũng chưa thực sự ngồi lại với nhau để định rõ tiêu chuẩn, các chuẩn hóa của ngành để khiến cho thị trường phát triển bền vững. Ví dụ Unisat hỗ trợ giao thức BRC20 Oridnals một phần thúc đẩy Bitcoin NFT, sự ra mắt của giao thức Metaplex cũng đã gắn kết người chơi NFT Solana hơn.