Năm 2022 là một năm kỷ lục về lượng tiền đầu tư mạo hiểm chảy vào thị trường tiền mã hóa. Nhưng theo Galaxy Digital thì trong nửa cuối năm nay thì sự sôi động ấy đã dần chậm lại và cho thấy những dấu hiệu cho một sự sụt giảm sắp tới.
Cho đến thời điểm hiện tại, 415 quỹ đầu tư Crypto mạo hiểm đã được thành lập và đưa vào hoạt động. Những quỹ đầu tư này đã đạt được một thành công lớn là họ đã huy động được tổng cộng $121 tỷ, nhưng họ mới chỉ sử dụng $32 tỷ để đem đi đầu tư kể từ đầu năm nay.
“Do vào tháng 5 và tháng 6, thị trường tiền mã hóa biến động điên cuồng, một số quỹ đầu tư đã tạm thời ngừng lại để chờ đợi, kỳ vọng vào quý 4 năm nay thị trường có những chuyển biến tích cực hơn thì mới tiếp tục hành động”, các nhà nghiên cứu của Galaxy Digital đã đề cập đến vấn đề này trong Báo cáo đầu tư mạo hiểm quý 3 mới nhất của họ.
Theo một báo cáo quý 2 năm 2022 được đồng xuất bản bởi PitchBook và những người khác, so với năm 2021 thì số lượng các quỹ đầu tư trong không gian tiền điện tử được ra mắt đã giảm đi rất nhiều. Vào năm ngoái, có 999 quỹ đầu tư tập trung vào không gian tiền điện tử bên cạnh đó tính đến ngày 30 tháng 6, chỉ có 415 quỹ VC tiền điện tử vào năm 2022.
Theo Galaxy Digital, các VC đã đầu tư hơn $5,5 tỷ vào các công ty khởi nghiệp tiền điện tử / blockchain trong quý 3 năm 2022, so với hơn 8 tỷ đô la trong quý 2.
Báo cáo đầu tư mạo hiểm quý 2 của Galaxy Digital đã nhấn mạnh rằng quý 2 năm 2022 đánh dấu sự khởi đầu quá trình sụt giảm sự quan tâm của các quỹ đầu tư trong không gian tiền điện tử. Theo báo cáo, số lượng giao dịch Pre-Seed trong giai đoạn này chưa bằng một nửa so với quý đầu tiên .
Với tiến độ này, các quỹ đầu tư đã chậm tiến độ triển khai nguồn vốn do thị trường tiền điện tử liên tục biến động mạnh. Ví dụ, đối với BlockTower Capital thì họ mới chỉ đầu tư 20 triệu đô la trong nguồn quỹ 150 triệu đô la của họ.
Tính đến giữa tháng 10, Quỹ 2 trị giá 75 triệu đô la của New Form Capital tập trung vào tiền mã hóa mới chỉ được triển khai khoảng 30% nguồn vốn , theo báo cáo của TechCrunch.
Tuy nhiên, Galaxy Digital đã nhấn mạnh rằng các quỹ đầu tư mạo hiểm có độ trễ trong báo cáo NAV và môi trường thị trường con gấu (giảm giá) đang có tác động lớn nhất đến các quyết định phân bổ vốn của họ.
Galaxy Digital cho biết, “Trong một thị trường ổn định hơn (thị trường đi ngang hoặc thị trường con trâu), độ trễ (thời điểm báo cáo) sẽ không phải là vấn đề đối với các nhà phân bổ tiếp tục đầu tư, nhưng trong một thị trường biến động mạnh, độ trễ có thể là vấn đề.”
Điều này liên quan đến các khoản đầu tư của nhà phân bổ đầu tư vào các tài sản khác như cổ phiếu và các sản phẩm có thu nhập cố định, mà giá đã giảm trong sáu tháng qua, đòi hỏi các hoạt động tái cân bằng.
Bản báo cáo còn cho biết thêm, “Do thanh khoản của danh mục đầu tư của họ đã giảm nhưng họ vẫn chưa nhận được báo cáo quý 3 của VC, các nhà phân bổ hiện không có cách nào để biết chính xác số dư danh mục đầu tư của họ, điều này làm tăng mức độ rủi ro của các quỹ đầu tư tiền điện tử khi có ý định nhắm đến những khoản đầu tư mạo hiểm mới.