Thông tin cần biết về Curve Finance
Curve Finance là giao thức trao đổi phi tập trung được thiết kế dành riêng cho Stablecoin hoặc Crypto Assets pegged 1:1 có giá trị tương đương nhau (e.g sBTC,renBTC,wBTC….) một cách hiệu quả, cho phép người dùng giao dịch stablecoin với slippage thấp, phí giao dịch thấp.
Curve Finance không chỉ là 1 nơi để giao dịch Stable Assets, dự án đang ngày càng phát triển với việc ra mắt nhiều tính năng mới, nhiều sản phẩm mới. Một số tính năng mới có thể kể đến như: Lending Pool, Base & Metapool,… Sản phẩm mới bao gồm Synthswap, 1 sản phẩm mà Curve Finance kết hợp với Synthetix,…
Hiện tại, Curve là non-custodial nhưng không phải permissionless. Chỉ có Curve mới có thể tạo pool. Tuy nhiên, trong tương lai, Curve đang có nhiều chính sách nới lỏng hơn, và ngày càng nhiều dự án tạo Pool trên Curve.
Có thể nói, Curve Finance đang rất phát triển, và tiềm năng mở rộng cũng rất lớn, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự thành công và tiềm năng của Curve kỹ hơn ở phần sau bài viết.
Ok, chúng ta bắt đầu thôi!
Mô hình hoạt động của AMM Curve và một số tính năng/sản phẩm đặc biệt
Chúng ta sẽ bắt đầu với sản phẩm cơ bản nhất của Curve Finance, AMM Curve, hay còn được gọi là StableSwap.
Mô hình hoạt động của AMM Curve
Tương tự với Uniswap hay SushiSwap, Curve Finance cũng là một AMM – nhà tạo lập thị trường tự động. Tuy nhiên, nhờ vào việc:
- Chỉ tập trung vào 1 thị trường ngách là Stable assets.
- Tối ưu các thuật toán (thay vì sử dụng thuật toán x*y= k như Uni và Sushi).
Curve Finance đã thành công tạo ra 1 thị trường giao dịch Stablecoin với Slippage rất thấp, phí rẻ, qua đó mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao.
Dưới đây là hình ảnh so sánh đường cong của AMM Curve Finance và Uniswap V2.
Đường cong trong Curve
Có thể thấy:
- Curve Finance cung cấp 1 vùng thanh khoản gần như Stable, tức là Slipage ~ 0.
- Nhưng nếu vượt qua vùng thanh khoản tối ưu đó, giá sẽ biến động rất mạnh.
Đó là sự đánh đổi của Curve Finance, nhưng anh em yên tâm là thanh khoản trong Curve rất lớn, từ vài chục triệu USD đến vài trăm triệu USD, đồng thời nếu anh em giao dịch vượt ngoài phạm vi thanh khoản tối ưu thì Curve sẽ có cảnh báo đến anh em.
Vậy nên nhìn chung, Curve Finance vẫn đang cung cấp một giao thức giao dịch Stablecoin rất hiệu quả.
Quy trình hoạt động của AMM Curve Finance diễn ra như sau:
Quy trình hoạt động AMM Curve
- (1): Nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) sẽ bỏ tài sản vào Pools của Curve. Đồng thời nhận về LP token, đây là token đại diện cho quyền sở hữu 1 phần tài sản trong Pool.
- (2): Trader có thể swap các stable assets trong các Pool của Curve, đổi lại phải trả 1 khoản phí.
- (3): AMM của Curve hiện đang thu phí 0.04% giá trị mỗi giao dịch, khoản phí này thấp hơn rất nhiều so với các DEX và cả các CEX khác, với mức phí giao dịch trung bình 0.2% – 0.3%. 0.04% phí sẽ được chia như sau:
- 0.02% (50%) chia cho LP (Liqudity Provider).
- 0.02% (50%) cho veCRV holder. Mình sẽ nói rõ về veCRV ở phần sau.
- (4): Ngoài việc nhận 0.02% phí giao dịch, Liquidity Provider còn có thể đem LP token đi Staking trong các Gauges, sẽ được thưởng thêm CRV token, đây là chương trình Liquidity Mining của Curve để khuyến khích mọi người cung cấp thanh khoản nhiều hơn.
Anh em có thể thấy, Quy trình hoạt động của AMM Curve Finance khá giống với AMM Sushiswap, tuy nhiên điểm khác biệt ở đây chính là thuật toán được sử dụng trong Curve, đồng thời là là 1 số tính năng đặc biệt khác của 2 bên. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ ở phần sau.
Ứng dụng của AMM Curve Finance:
Đó là mô hình cơ bản nhất của Curve Finance. Qua mô hình này, Curve Finance cho phép giao dịch các tài sản có tỉ lệ 1:1, bao gồm:
- Giao dịch Stablecoin: 1 số Pool Stablecoin trên Curve có thể kể đến như:
- 3pool: Pool gồm 3 Stablecoin DAI, USDC, USDT.
- sUSD: Pool gồm 4 stablecoin sUSD, DAI, USDC, USDT.
2 Pool giao dịch Stablecoin trong Curve Finance
- Giao dịch Synthetic/ Wrapped Assets: 1 số Pool trên Curve có thể kể đến như:
- sBTC pool: bao gồm 3 tài sản renBTC/ wBTC/ sBTC.
- ren pool: bao gồm 2 tài sản renBTC/ wBTC.
2 Pool giao dịch Synthetic/ Wrapped Assets trong Curve Finance
Các tính năng/ sản phẩm đặc biệt:
Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với những tính năng/ sản phẩm đặc biệt của Curve Finance. Tất cả những tính năng năng này đều được xây dựng dựa trên Nền tảng của AMM Curve + Tư duy ứng dụng của các Dev, qua đó biến Curve Finance không chỉ là nơi để giao dịch Stable Assets.
Các tính năng đặc biệt bao gồm:
- CRV token Incentives.
- Cung cấp thanh khoản từ 1 phía.
- Pool Lending.
- Base và Metapool.
- Synthetic Swap (sẽ có trong Curve V3).
Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu cách hoạt động của từng tính năng đặc biệt này.
CRV token Incentives
Chương trình Incentives CRV tokens là 1 chương trình hấp dẫn, thu hút TVL đến với Curve từ những ngày đầu, qua thời gian, chương trình này càng được phát triển và được điều chỉnh theo DAO để phù hợp với nhu cầu của cộng đồng hơn.
Chương trình này là giai đoạn thứ 4 trong quy trình hoạt động của của AMM Curve.
Quy trình hoạt động như mình đã đề cập ở trên, cũng khá đơn giản:
- (1): Anh em cung cấp thanh khoản vào các Pools của Curve để nhận LP token.
- (2): Staking LP token vào trong Gauges để nhận CRV token thưởng.
Hiện tại mỗi tuần sẽ có khoảng 5,000 CRV token incentives được chia cho tất cả các Pool. Tỷ lệ chia sẻ được quyết định bởi DAO, hệ thống quản trị theo cơ chế Voting, và được voting theo hàng tuần.
Tỉ lệ CRV token Incentives được chia vào các Pools
Chương trình Incentives capture value cho CRV token như thế nào?
Chương trình này dùng CRV token để thưởng cho các Liquidity Provider, qua đó khuyến khích cung cấp thanh khoản và thúc đẩy sự phát triển của cả dự án Curve Finance.
Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng Curve Finance đã sử dụng những cơ chế đặc biệt để đẩy mạnh hoạt động Incentives này theo hướng tích cực, dự án đang thực hiện theo 2 cách chính:
- Voting chia Incentives hàng tuần để chia thưởng đúng yêu cầu người dùng.
- Cơ chế boosting, thúc đẩy cung cấp Liquidity và Staking CRV nhiều hơn, mình sẽ nói rõ về cơ chế này ở phần sau.
Cung cấp thanh khoản 1 phía trên Curve Finance
Đây là 1 tính năng đặc biệt, chỉ được sử dụng trong Mô hình AMM của Curve.
Curve cho phép người dùng cung cấp thanh khoản bằng 1 hay nhiều đồng token trong pool. Curve sẽ tự động split token ra thành các token khác với tỷ lệ đúng trong pool.
Quy trình cũng sẽ tương tự khi anh em rút token từ Pool của Curve.
Quy trình Cung cấp thanh khoản & Rút thanh khoản trong Curve
Ví dụ: Anh em muốn cung cấp $1000 DAI vào Pool 3pool, pool có TVL cao nhất trong Curve, bao gồm 3 stablecoin DAI:USDC:UST với tỉ lệ 15:35:50. Quy trình cung cấp thanh khoản sẽ diễn ra như sau:
- (1) $1000 DAI sẽ được chia làm 3 phần, theo tỉ lệ tương đương với tỉ lệ trong Pool 15 DAI: 35 USDC : 50 USDT.
- (2) Cung cấp thanh khoản vào Pool và nhận về LP token.
Và quy trình Rút thanh khoản sẽ diễn ra ngược lại, anh em trả LP token và nhận về token mình mong muốn.
Cung cấp thanh khoản 1 phía trong Curve anh em sẽ được lợi gì?
- Không chịu impermanent loss và biến động giá: Vì anh em đang cung cấp thanh khoản 100% stablecoin.
- Bonus: Đây là 1 phần khá đặc biệt khi cung cấp thanh khoản trong Curve. Trong ví dụ ở trên, anh em thấy DAI chiếm tỉ lệ khá ít trong Pool ⇒ DAI đắt so với các Stablecoin khác, vậy nên khi Curve swap DAI sang USDC, USDT, anh em sẽ nhận được nhiều USDC, USDT hơn.
Dưới đây là hình ảnh minh họa khi mình deposit 1000 DAI vào Pool 3pool. Số tiền Bonus mà mình sẽ nhận là 0.026%.
%Bonus khi anh em cung cấp DAI trong Pool 3pool
Lending Pool
Đây là sản phẩm được Curve Finance phát triển từ những ngày đầu, phát triển thêm nhiều use case cho Curve Finance.
Token trong pool này ngoài việc dùng để Swap sẽ còn được dùng để Lending, khi đó LP token sẽ được nhận cả 3 loại rewards:
- Phí Swap.
- Lãi từ Lending.
- CRV token khuyến khích.
Mô hình hoạt động ở Lending Pool sẽ theo quy trình như sau:
Quy trình hoạt động của Lending Pool trong Curve Finance
- (1) Anh em cung cấp thanh khoản vào Pool Lending. Ở đây mình ví dụ về Pool Compound, với 2 token là DAI/ USDC.
- (2) Curve sẽ chuyển 2 token này đến Compound cho vay, và Pool sẽ trở thành Pool cDAI/ cUSDC.
- (3) Qua thời gian, số tiền Lending này sẽ sinh lãi, lãi sẽ được chia lại cho Liquidity Provider.
- (4) Trong thời gian đó, người dùng vẫn có thể đến Pool này để trade cặp DAI/ USDC hoặc cặp cDAI/cUSDC, từ đó tạo ra phí giao dịch ⇒ phí đó sẽ được chia lại cho LP.
- (5) Ngoài ra, LP còn được nhận thêm CRV Incentives từ dự án Curve.
Cộng tất cả, Liquidity Provider trong các Pool Lending này sẽ nhận được %APY rất cao.
Anh em sẽ thắc mắc, nếu token deposit vào Pool được đem đi cho vay ở Compound, vậy thì token (thanh khoản) ở đâu mà anh em vẫn có thể swap DAI/ USDC ở Pool Lending này?
Rất đơn giản, quy trình swap DAI/ USDC ở các Pool Lending sẽ diễn ra như sau:
- (1) Khi anh em bỏ DAI vào Pool, Curve sẽ chuyển DAI lên Compound, và đổi sang cDAI.
- (2) cDAI sẽ được swap qua cUSDC trên Curve.
- (3) cUSDC sẽ được đổi sang USDC trên Compound, bằng việc rút thanh khoản, không cho vay trên Compound nữa.
Vậy là anh em vẫn có thể swap DAI ⇒ USDC trên pool này.
Cá nhân mình thấy Lending Pool là một mô hình khá hay, dựa vào mô hình AMM của Curve, kết hợp cả Swap và Lending trong cùng 1 Pool, qua đó tận dụng hiệu quả nguồn vốn, các Liquidity Provider sẽ nhận được %APY cao hơn rất nhiều so với Pool thông thường.
Đổi lại, anh em phải chịu rủi ro từ các Lending Protocol như Compound, Aave, Yearn Finance,…
Anh em có ý định cung cấp thanh khoản Stablecoin hoặc có ý định cho vay stablecoin, có thể xem xét Pool này trên Curve.
Tiếp theo, chúng ta đến với 1 mô hình cũng khá độc đáo trên Curve, đó là Base và Metapool.
Base và Metapool
Base và Metapool là sản phẩm kết kết hợp:
- Base: 1 stablecoin bất kì.
- Metapool: 1 Pool có sẵn trên Curve Finance.
Ví dụ minh họa dưới đây sẽ giúp anh em hiểu hơn mô hình về Base và Metapool:
Mình chọn Base là stablecoin USDP, Pool sẽ là Pool 3pool với LP token là 3CRV. Gộp lại chúng ta sẽ có 1 Pool USDP/ 3CRV.
Thông qua mô hình Base và Metapool này, anh em có thể giao dịch USDP với 1 trong 3 stablecoin trong Pool 3pool 1 cách dễ dàng.
Quy trình giao dịch sẽ diễn ra như sau:
- (1) Trader sẽ bỏ USDP vào Pool, Curve Finance sẽ tự động swap USDP sang LP token 3CRV.
- (2) 3CRV token sau đó sẽ được chuyển đến Pool 3pool và rút thành khoản.
- (3) Quy trình rút thanh khoản cũng tương tự như mình đã đề cập ở trên. Từ $100 3CRV token sẽ đổi thành 15 DAI + 35 USDC + 50 USDT, và sau đó sẽ đổi ra 100 DAI cho người dùng.
Tổng lại cả quy trình, người dùng sẽ giao dịch thành công từ USDP sang DAI.
Tương tự, nếu anh em muốn swap DAI, USDT, USDC sang USDP, quy trình sẽ diễn ra như sau:
Có thể thấy, mô hình này giúp:
- Tăng hiệu quả sử dụng vốn: Mô hình tận dụng được thanh khoản từ các LP token 3CRV.
- Tăng thanh khoản cho các Stablecoin có thanh khoản kém: Các dự án vốn hóa nhỏ bây giờ không cần phải thêm quá nhiều thanh khoản mới tạo được Pool ⇒ Mô hình này giúp Curve thu hút được gần như tất cả các dự án Stable Assets mới, dựa trên thanh khoản có sẵn trong những Pool thông thường trên nền tảng Curve.
SynthSwap
SynthSwap là gì?
Đây là sản phẩm kết hợp giữa 2 Protocol Curve Finance và Synthetix, SynthSwap sẽ được ra mắt trong Curve v3.
SynthSwap giúp anh em giao dịch 2 tài sản bất kỳ với slippage rất thấp, 2 tài sản này không cần phải có giá trị tỉ lệ 1:1.
Mô hình hoạt động của SynthSwap:
Ví dụ anh em muốn đổi từ ETH sang BTC, Quy trình hoạt động của SynthSwap diễn ra như sau:
Mô hình hoạt động của SynthSwap
- (1) ETH được chuyển sang sETH thông qua Pool ETH/sETH trên Curve (Slippage ~0).
- (2) sETH được chuyển sang sBTC thông qua cơ chế mint & burn của Synthetix (Slippage= 0).
- (3) sBTC sẽ được swap sang BTC thông qua Pool BTC/sBTC trên Curve (Slippage ~0).
Tổng lại cả quy trình, anh em sẽ swap được ETH sang BTC với mức Slippage ~ 0, thấp hơn rất rất nhiều so với việc anh em swap trên các AMM khác như Uniswap, SushiSwap,…
Anh em thấy đấy, chỉ dựa trên mô hình cơ bản AMM Curve và qua 1 bài bước cải tiến, dự án Curve Finance đã xây dựng được những tính năng rất hay, đánh đúng vào nhu cầu thực của người dùng DeFi.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi qua Phần quan trọng nhất: Curve Finance capture value cho CRV token như thế nào.
Curve Finance capture value cho CRV token như thế nào?
Curve Finance ra mắt vào đầu tháng 8/2020, cũng là 1 trong những AMM đầu tiên trên thị trường, đã có thời điểm CRV lên đến $54.
Tuy nhiên, vào thời gian đầu, CRV token thưởng cho các Liquidity Provider là rất lớn, đồng thời khi đó CRV token cũng không có quá nhiều use case, vậy nên các LP đã nhanh chóng bán CRV sau khi farm được. CRV token sau đó đã rớt giá thê thảm, xuống mức đáy là $0.33, giảm hơn 150 lần từ mức giá đỉnh.
Nhưng qua thời gian, cộng đồng Curve Finance đã từ từ vực dậy được, từ từ thiết kế lại tokenomics của CRV token, Curve Finance hiện đang là DEX về Stablecoin số 1 và cũng là 1 trong những AMM hàng đầu thị trường hiện nay.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về tokenomics mới của CRV token.
veCRV
CRV token có 3 use case chính:
- Governance: Quản trị.
- Staking: Nhận phí giao dịch.
- Boosting: Tăng phần thưởng CRV token nếu anh em cung cấp thanh khoản.
Tuy nhiên để nhận được cả 3 use case của CRV token, dự án yêu cầu anh em phải lock CRV và nhận về veCRV.
3 use case của veCRV
Thời gian lock CRV tối thiểu là 1 tuần, dài nhất là 4 năm. Nếu anh em khóa CRV càng lâu, anh em sẽ nhận được càng nhiều veCRV. Khi đó, 3 use case mà anh em nhận được sẽ càng nhiều.
Ví dụ:
- Anh em khóa 1000 CRV trong 4 năm, anh em sẽ nhận được 1000 veCRV.
- Anh em khóa 1000 CRV trong 1 năm, anh em sẽ nhận được 250 veCRV.
- Anh em khóa 1000 CRV trong 1 tuần, anh em chỉ còn nhận được 4.79 veCRV.
Số veCRV này qua thời gian sẽ giảm dần qua thời gian.
Ví dụ anh em chọn khóa 4 năm và nhận về 1000 veCRV, 1 năm sau, số veCRV sẽ còn 750, và sau 4 năm anh em sẽ không còn veCRV nào và nhận về CRV token.
veCRV voting-power giảm dần qua thời gian
Qua đó, anh em có thể thấy Curve Finance đã xây dựng hệ thống Quản trị + Chia thưởng rất công bằng như thế nào, chia phần thưởng cao hơn cho những người dùng ở lại lâu dài với dự án.
Nếu anh em khóa 4 năm, anh em sẽ được nhận phí giao dịch, được tăng phần thưởng,… gấp 4 lần người chỉ khóa 1 năm.
Phí giao dịch
Đây là 1 trong những use case cơ bản của CRV token.
Quay trở lại với mô hình hoạt động của AMM Curve. veCRV holder sẽ nhận phí giao dịch khi có bất kì giao dịch nào diễn ra trong bất kì Pool nào của Curve.
Mục (3), veCRV nhận phí khi phát sinh giao dịch trên Pool của Curve
Hiện tại ở tất cả các Pool, phí giao dịch đều là 0.04%, 50% sẽ chia trực tiếp cho LP token, 50% còn lại dùng để mua token 3CRV và chia cho veCRV holder.
Rõ ràng, việc chia lại phí không chỉ có ý nghĩa là san sẻ phần doanh thu cho các veCRV-holder, những chủ dự án, mà còn giúp tăng thanh khoản trong Pool 3pool, Pool tốt nhất, được nhiều người sử dụng nhất ⇒ Việc chia phí cũng tạo thêm được giá trị thặng dư trong tương lai.
Boosting
Đây là 1 tính năng đặc biệt trong Curve Finance mà cả Uniswap và SushiSwap đều không có.
Nếu anh em đồng thời:
- Nắm giữ veCRV.
- Cung cấp thanh khoản vào các Pool trên Curve.
Anh em sẽ được tăng phần thưởng lên đến x2.5 lần khi tham gia bất cứ Pool nào trên Curve.
Hình ảnh dưới đây sẽ cho anh em thấy sức mạnh của tính năng này.
Mình giải thích sơ về hình ảnh trên:
Ví dụ, anh em cung cấp thanh khoản cho Pool sUSD, ngoài phần thưởng thông thường, thì anh em còn nhận được CRV token khuyến khích từ Curve Finance với APY là 13.73%. Nhưng nếu anh em có nắm giữ veCRV ở 1 số lượng nào đó, mức khuyến khích CRV token của anh em có thể tăng x2.5 lần số đó, lên đến 13.73%*2.5 = 34.32%.
Thông qua Boosting, APY ở các Pool đã tăng lên rất cao.
Theo mình đây chính là use case thu hút nhất của CRV. Nó giúp:
- Tăng nhu cầu mua CRV.
- Tăng nhu cầu Staking CRV lâu để nhận thêm veCRV.
- Tăng thanh khoản cho tất cả các Pool trên Curve.
Đây đều là những điều mà Curve holder và cả dự án Curve Finance đều cần. Cơ chế Boosting thực sự là 1 “liều thuốc dolphin” thúc đẩy sự phát triển dự án.
Nhận xét về token CRV
Nếu Uniswap V2 dùng UNI token để quản trị, Sushiswap dùng SUSHI token để Quản trị + chia sẻ doanh thu, thì Curve Finance thực sự đã đưa native token của dự án lên 1 tầm cao mới.
Token CRV được dùng để:
- Quản trị.
- Nhận phí từ Protocol.
- Dùng để bootstrap ngược lại cho Protocol.
Qua đó tạo nên 1 vòng flywheel tích cực. Có thể nói, CRV token là một trong những nguyên nhân chủ chốt thúc đẩy tăng trước của cả dự án Curve Finance.
Vào thời điểm bài viết, hiện có hơn 50% CRV token đang được khóa, với thời gian khóa trung bình lên đến 3.65 năm. Điều đó cho thấy, nhu cầu Staking CRV để nhận nhiều veCRV là cao đến mức nào.
Uniswap V2 và Sushiswap nếu không có token quản trị, mình tin dự án vẫn sẽ hoạt động tốt, nhưng nếu Curve Finance không có token quản trị CRV, mình tin dự án ngay lập tức mất hơn 50% TVL hiện nay.
Tổng kết về mô hình hoạt động của Curve
Chúng ta đã đi qua từng mảnh ghép của Curve Finance, bây giờ mình sẽ tổng hợp lại toàn bộ quy trình hoạt động của dự án AMM độc đáo này.
Các thành phần chính tham gia
Có 5 thành phần chính tham gia vào Mô hình hoạt động của Curve, bao gồm:
1. Curve Finace: Curve Finance xây dựng 1 thị trường giao dịch phi tập trung cho người dùng DeFi, dự án gồm 2 sản phẩm chính:
- StableSwap: Đây là sản phẩm chính hiện nay, hỗ trợ Swap Stable Assets và thêm nhiều tính năng đặc biệt như Lending, Base & Metapool.
- SynthSwap: Kết hợp tính năng của 2 Protocol Curve và Synthetix, hỗ trơ giao dịch 2 tài sản bất kì với mức slippage cực thấp.
2. Liquidity Provider: Thành phần quan trọng, cung cấp thanh khoản vào các Pool trong 2 sản phẩm chính của Curve. Curve có nhiều cách để khuyến khích đối tượng tham gia này.
3. Trader: Người dùng của dự án, tạo ra 100% doanh thu cho Curve Finance.
4. Dự án: Các dự án, đặc biệt là các dự án nhỏ có tham gia vào hệ sinh thái của Curve thông qua Metapool Factory, giúp dự án tạo các Pool thanh khoản trên Curve mà không tốn quá nhiều tiền.
5. CRV holder: Chủ dự án, người nắm token quản trị của dự án Curve. CRV tham gia vào hệ sinh thái Curve Finance thông qua việc khóa token và nhận veCRV.
=> Thông qua cơ chế chia thưởng, boosting, quản trị,… Curve Finance đã kết nối tất cả thành phần này lại với nhau và tạo nên 1 dự án AMM hàng đầu hiện nay.
Quy trình hoạt động của toàn bộ dự án Curve
Quy trình sẽ diễn ra như sau:
Quy trình hoạt động của toàn bộ dự án Curve Finance
- (1) Sau khi Curve đã tạo ra sân chơi cho các đối tượng tham gia, Liquidity Provider là đối tượng đầu tiên khởi động trò chơi này bằng việc cung cấp thanh khoản, họ sẽ nhận về LP token.
- (2) Người tham gia ở đây sẽ là các Trader, những người có nhu cầu swap các Stable Assets với chi phí thấp. Trong quá trị giao dịch, họ sẽ chịu 1 khoản phí nhỏ 0.04%.
- (3) Số phí này sẽ được chia làm 2 phần:
- (3.1) 0.02% (50%) được chia lại cho Liquidity Provider.
- (3.2) 0.02% (50%) còn lại sẽ được dùng để mua token 3CRV, và chia lại cho veCRV-holder.
- (4) Ngoài việc nhận được phí giao dịch, Liquidity Provider còn có thể đem Staking LP token để nhận thêm CRV thưởng.
- (5) Đối với CRV-holder, để nhận được phí giao dịch, họ sẽ phải khóa CRV của mình để nhận về veCRV.
- (6) veCRV-holder sẽ được hưởng rất nhiều use case, 1 trong những use case xịn nhất là được tăng phần thưởng CRV token khi tham gia cung cấp thanh khoản. Điều này thúc đẩy các chủ dự án veCRV-holder cũng tích cực tham gia đóng góp thanh khoản, xây dựng dự án nhiều hơn là việc chỉ đơn thuần Staking và nhận tiền.
Thông qua mô hình này, anh em có thể thấy Curve Finance rất chú trọng vào các Liquidity Provider:
- Các yếu tố Incentives và bootstrap (2), (4.1) và (6) sẽ đẩy mạnh hoạt động của Liquidity Provider hơn.
- Khi Liquidity được hỗ trợ tốt ⇒ TVL, thanh khoản trong Curve sẽ tăng ⇒ Thu hút nhiều Trader, Volume tăng ⇒ Phí giao dịch thu được tăng ⇒ Động lực để CRV và Cung cấp thanh khoản ⇒ … .
Mô hình Flywheel của Curve
Đây chính là mô hình Flywheel của Curve Finance.
Anh em nghĩ sao về mô hình hoạt động này?
Cá nhân mình thấy đây là một mô hình hoạt động cực kì hay, không chỉ hay trong vấn đề kĩ thuật, mà hay trong cách dự án thiết kế tokenomics, xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả:
- Về sản phẩm: Ngoài Curve AMM được tối ưu bằng những thuật toán và chọn ra thị trường ngách, thì mình thực sự ấn tượng với các tính năng đặc biệt của Curve, có tính sáng tạo rất cao, phát triển được những sản phẩm và tính năng phù hợp với nhu cầu người dùng như Lending Pool, Base và Metapool, Synthswap.
- Về token CRV: Cách thiết kế tokenomics công bằng, CRV-holder không đơn thuần chỉ là chủ sở hữu của dự án, chỉ cần Staking và nhận thưởng. CRV-holder được khuyến khích làm nhiều hơn, tham gia vào mạng lưới để cùng nhau phát triển, qua đó tạo được sự gắn kết giữa các đối tượng tham gia trong cộng đồng.
Tuy nhiên, mô hình nào cũng có nhược điểm, và theo mình, đây là 2 nhược điểm chính của mô hình Curve Finance:
- Nguồn cung CRV tăng cao: Như mình đã nói ở trên, khi anh em vừa hold veCRV vừa cung cấp thanh khoản, anh em có thể nhận được phần thưởng CRV token gấp đến x2.5 lần so với thông thường. Việc này thu hút thêm nhiều TVL hơn, nhưng đồng thời cũng tạo áp lực bán CRV trong tương lai.
- Tính năng đặc biệt tốn nhiều chi phí: Đây có lẽ là điều anh em dễ nhận ra khi nhìn vào mô hình hoạt động của các tính năng đặc biệt của Curve, khi các tính năng này yêu cầu đi qua khá nhiều Route.
Ví dụ như tính năng Base và Metapool, để swap USDP sang DAI, anh em phải đi qua đến 4 route. Vậy nên những tính năng này sẽ thực sự hiệu quả khi anh em giao dịch với khối lượng lớn, hoặc Curve Finance sẽ chuyển lên Layer-2 trong tương lai.
Swap từ USDP qua DAI phải đi qua 4 route
Cơ hội sắp tới trong Curve Finance
Có thể nói, hiện tại Curve Finance không có đối thủ trong mảng DEX về Stable Assets. Không những thế, Curve Finance còn phát triển thêm nhiều tính năng, cho phép người dùng vừa Lending vừa cung cấp thanh khoản, tận dụng nguồn thanh khoản có sẵn trong Pool,…
Trong tương lai, cơ hội trong Curve Finance sẽ đến từ bản cập nhật Curve v3 với 2 tính năng chính là Metapool Factory và SynthSwap.
(1) Metapool Factory: Đây là sản phẩm cho phép nhiều dự án khác dễ dàng tạo Pool trên Curve mà không cần phải xin phép, dựa trên mô hình Base & Metapool.
Điều này sẽ giúp Curve hợp tác với nhiều bên hơn, đồng thời với nguồn thanh khoản dồi dào từ các Pool sẽ có, khả năng Curve thu hút được thanh khoản các dự án là rất lớn, qua đó củng cố vị trí DEX Stable Assets số 1 của mình.
(2) SynthSwap: Như mình đã nói ở trên, SynthSwap cho phép giao dịch 2 token bất kì với Slippage cực thấp, điều này sẽ mở ra 1 thị trường cực kì rộng lớn cho Curve trong tương lai. Thậm chí còn có thể cạnh tranh với Uniswap V3.
Ngoài ra, cơ hội phát triển sắp tới của Curve là phát triển trên các Chain khác. Hiện dự án Curve đã được ra mắt trên Ethereum, Polygon và đã thông báo sẽ chuyển qua Polkadot, và chắc chắn sẽ còn mở rộng ra thêm nữa trong tương lai.
Nhận xét và kết luận về mô hình hoạt động của Curve
Curve Finance khởi đầu là một AMM giao dịch Stablecoin nhưng hiện tại dự án đang đi xa hơn thế rất nhiều.
Tổng kết lại về mô hình hoạt động của Curve Finance, chúng ta rút ra 1 số ý chính như sau:
- Curve Finance chọn ra 1 thị trường ngách, khác biệt hoàn toàn với các DEX khác và hiện đang dẫn đầu ở mảng này.
- Bằng việc tích hợp thêm nhiều tính năng/ sản phẩm mới, dựa trên nền tảng AMM StableSwap, Curve hiện không chỉ còn là 1 nơi để giao dịch Stable Assets, mà còn hỗ trợ thêm Lending, hỗ trợ các dự án mới có thêm thanh khoản,…
- CRV tokenmics của CRV là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của Curve hiện nay.
- Curve thành công trong việc gắn kết các thành phần tham gia dự án và xây dựng được 1 mô hình Flywheel chất lượng.
- Tiềm năng của Curve là rất lớn trong tương lai, có thể cạnh tranh với cả Uniswap V3.
Có lẽ anh em bây giờ đã hiểu hơn về dự án Curve Finance, bản chất và cả tiềm năng của dự án, anh em nghĩ sao về dự án này? Hãy comment ý kiến của anh em ở phần bình luận để chúng ta cùng trao đổi và thảo luận.
Theo C98