Người hưởng lợi trong cuộc chiến ở thị trường Red Ocean sẽ luôn là những người dùng. Nhưng trong cuộc cạnh tranh trên Red Ocean, ranh giới giữa các nền tảng giao dịch NFT ngày càng rõ ràng hơn, và mô hình giao dịch của nền tảng Web3 cũng sẽ thay đổi một cách tinh vi hơn. Lưu lượng truy cập, tiếng nói và cộng đồng cũng sẽ là những đề xuất mà thị trường giao dịch NFT cần tiếp tục quan tâm.
Điểm qua những ý chính
Thị trường Blue Ocean là một thị trường mới nổi với tỷ suất lợi nhuận cao và rào cản về cạnh tranh khi gia nhập ngành là rất ít hoặc gần như là chưa có. Mặc khác, thị trường Red Ocean là một thị trường nổi tiếng và có tính cạnh tranh cao với các rào cản cao và các quy tắc cạnh tranh nghiêm ngặt trong ngành.
Trong số các thị trường có quy mô và hình dạng khác nhau, một số thị trường có thể mang lại giá trị sáng tạo nhưng một số thị trường chỉ đơn giản là sao chép mô hình tạo doanh thu của các thị trường khác.
Một số nền tảng sử dụng token cung cấp giá trị mới cho người dùng thông qua thiết kế khuyến khích, chẳng hạn như LookRare, Magic Eden.
Vào ngày 16/5/2022, khối lượng giao dịch hàng ngày của Magic Eden là 47,22 triệu USD, trong khi khối lượng giao dịch của OpenSea là 32,88 triệu USD và số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của ME cũng có xu hướng vượt qua OS.
Khi OpenSea thêm hỗ trợ cho SOL, thị trường NFT chuỗi chéo và full-chain có thể trở thành một trong những xu hướng trong tương lai. Theo Magic Eden, doanh số bán NFT Solana trên OpenSea bằng khoảng 9% so với Magic Eden kể từ khi ra mắt.
Với sự trưởng thành của thị trường thứ cấp NFT và giao dịch phái sinh, thị trường giao dịch NFT cần phải xem xét lại cách thức và trải nghiệm người dùng đối với giao dịch chỉ số NFT, giao dịch phân mảnh và giao dịch phái sinh.
Khái niệm chiến lược Blue Ocean (Chiến lược đại dương xanh) lần đầu tiên được đề xuất bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne, nhằm chỉ các công ty chủ động khám phá các thị trường mới nổi và chưa tồn tại rào cản về cạnh tranh. Chiến lược này không tập trung vào các phân khúc thị trường và đáp ứng nhu cầu của người dùng, mà hướng tới việc đạt được sự đổi mới giá trị bằng cách thay đổi ngành, đặt lại quy tắc, hợp nhất các phân khúc thị trường và tích hợp nhu cầu. Còn Red Ocean (đại dương đỏ) thì ngược lại, mọi người trên thị trường đều là đối thủ cạnh tranh, giữa các thị trường luôn tồn tại những rào cản mạnh mẽ.
Thị trường NFT sơ khai là một loại thị trường Blue Ocean. Với sự ra mắt của sàn giao dịch NFT OpenSea, thị trường NFT đã phát triển nhanh chóng. Thời gian đầu, OpenSea gần như không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong toàn bộ lĩnh vực giao dịch NFT, nhưng với sự gia nhập của các nền tảng giao dịch mới như SuperRare và Nifty Gateway, cuộc cạnh tranh chính thức bắt đầu.
Trong vài tháng qua, các nền tảng giao dịch mới như X2Y2, LookingRare và Coinbase NFT đã và đang nổi lên và thị trường thứ cấp dần trở nên bão hòa. Đây chính là Red Ocean, thị trường đông đúc, thiếu đà tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận liên tục giảm, và cuối cùng dẫn đến cạnh tranh gay gắt. Nói cách khác, Red Ocean có nghĩa là một cuộc chiến giành quyền lợi giữa các bên tham gia dự án. Thúc đẩy đổi mới và xác định vị thế thị trường sẽ là chìa khóa để chiến thắng.
Giá trị thị trường
Khi các đối thủ cạnh tranh mới nổi tham gia thị trường, nhiều bên dự án đã bắt đầu tìm kiếm sự đổi mới giá trị và theo đuổi mô hình phát triển là tăng thu và giảm chi. Các thị trường hiện tại được phân định rõ ràng, người dùng cần loại dịch vụ nào thì thị trường cung cấp dịch vụ đó ra đời. Ví dụ: một số nhà đầu tư thích các tác phẩm nghệ thuật và NFT độc đáo. Khi đó, thị trường bán các tác phẩm NFT độc đáo như Foundation hoặc Nifty Gateway có thể đáp ứng nhu cầu của những người dùng này.
Mô hình đổi mới giá trị. Nguồn: NFTGo.io, Blue Ocean Strategy
Mặc dù có một số lượng lớn các nền tảng cung cấp dịch vụ giao dịch NFT, các bên tham gia dự án vẫn phát triển hơn nữa để mang lại những trải nghiệm tương tác mới cho người dùng. Coinbase NFT mới ra mắt gần đây là một ví dụ. Nền tảng này đã thêm một chức năng xã hội trên cơ sở trang web giao dịch ban đầu, thuận tiện cho người dùng để lại tin nhắn trong giao diện NFT và chia sẻ kinh nghiệm của họ trong đầu tư NFT.
Thông qua Pioneer Migrator Map, người có thể dễ dàng phân biệt trang web nào đang tạo ra giá trị, cải thiện trải nghiệm người dùng và trang web nào chỉ đang sao chép mô hình hoạt động.
Pioneer Migrator Map. Nguồn: NFTGo.io, Blue Ocean Strategy
Chúng ta có thể đo lường khả năng cạnh tranh của các nền tảng khác nhau thông qua biểu đồ đánh giá thị trường. Trục y cho thấy hiệu suất của từng nền tảng dựa trên các yếu tố cạnh tranh khác nhau. Ngoài những chỉ số được hiển thị trong hình, một số chỉ số về "cấu trúc chi phí", "tổng hợp đa chuỗi" và "hoạt động phức tạp" cũng đã được thêm vào. Điểm trên trục y càng cao thì nền tảng càng mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên. Ngược lại, điểm càng thấp thì giá trị tạo ra càng ít.
Biểu đồ đánh giá giá trị thị trường. Nguồn: NFTGo.io, Blue Ocean Strategy
Mặc dù các dịch vụ mà người dùng được hưởng giữa các nền tảng khác nhau là tương tự nhau, nhưng trong số tất cả các nền tảng giao dịch NFT, OpenSea vẫn là dự án hàng đầu. Với sự ra mắt của ngày càng nhiều nền tảng giao dịch, đường dữ liệu trên biểu đồ đánh giá giá trị thị trường sẽ ngày càng dày đặc hơn trong vài năm tới.
Dự án nào dẫn đầu?
Liệu có thể tạo ra giá trị hay không là yếu tố then chốt để nền tảng giao dịch chiến thắng trong cuộc cạnh tranh lâu dài. Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy tổng dữ liệu bán hàng của 5 sàn giao dịch hàng đầu.
Doanh số toàn thị trường. Nguồn: NFTGo.io
Sau khi LooksRare ra mắt, ngoại trừ giá trị mới mà nó mang lại cho người dùng, nó đã nhanh chóng chiếm thị phần lớn và phát triển thành sàn giao dịch NFT lớn thứ hai trong Ethereum.
Market Dominance. Nguồn: NFTGo.io
Ngoài OpenSea, hông khó để nhận ra rằng do ba nền tảng giao dịch Rarible, Foundation và SuperRare cung cấp cho người dùng những dịch vụ tương tự nhau nên sự cạnh tranh giữa các nền tảng cũng khốc liệt hơn.
Tổng doanh số trên marketplace (không bao gồm OpenSea). Nguồn: NFTGo.io
Lookrare mang lại giá trị sản phẩm mới cho người dùng và là sàn giao dịch chiếm thị phần cao nhất trong 4 sàn giao dịch ngoại trừ OpenSea.
Market Dominance (không gồm OpenSea). Nguồn: NFTGo.io
Phí giao dịch (Lookrare là 2%, OpeSea là 2,5%, X2Y2 là 0,5%). Nguồn: NFTGo.io
Mô hình thị trường dựa trên token
Gần đây, MagicEden, thị trường giao dịch NFT của Solana, đã phát hành token riêng. Ở một mức độ nào đó, token cung cấp khả năng cho các nền tảng và nhà giao dịch cùng phát triển. OpenSea đã thu được thu nhập đáng kể thông qua phí xử lý và phí dịch vụ cao, nhưng nó không mang lại lợi ích cho người dùng. Điều đáng chú ý là số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Magic Eden cũng đã vượt qua OpenSea.
Người dùng hoạt động hàng ngày của Magic Eden đang bắt kịp với OpenSea. Nguồn: NFTGo.io
Hai nền tảng, LookRare và Rarible, cũng đã phát hành token (LOOKS và RARI) để kết nối nền tảng và người dùng ở một mức độ quan tâm nhất định. Ví dụ: người dùng có thể nhận được một phần phí xử lý bằng cách staking LOOKS. Staking càng nhiều và giao dịch trên nền tảng càng tích cực thì người dùng càng có thể nhận được nhiều phần thưởng (WETH). Sự ra đời của token cho phép người dùng và nền tảng cùng phát triển. Trong thời đại Web3 mà cộng đồng là quan trọng hơn cả, làm thế nào để tích hợp lợi ích của người dùng vào nền tảng cũng là một vấn đề mà các thị trường NFT lớn cần xem xét.
Yuga Labs: Nền tảng giao dịch tiếp theo?
Tham vọng của Yuga Labs không chỉ giới hạn ở các game MetaRGP và PFP. Là một đối thủ cạnh tranh hàng đầu trên thị trường NFT, các dự án lớn mà nó phát hành đã giành được sự tin tưởng và ủng hộ rộng rãi của thị trường. Quan trọng hơn, các dự án này cũng đã đạt được sự tăng trưởng trong dài hạn về số lượng và giá trị giao dịch. Việc bán token APE là một bước quan trọng trong thành công của Yuga Labs. Hiện tại, Yuga Labs có tổng vốn hóa thị trường là 4,03 tỷ USD, so với mức vốn hóa thị trường của LookRare là 441 triệu USD. Yuga Labs có quy mô thị trường có thể địa chỉ hóa lớn thứ hai trong số tất cả các sàn giao dịch Ethereum.
Vốn hóa thị trường mọi thời đại (All Time Market Cap). Nguồn: NFTGo.io
Khối lượng giao dịch mọi thời đại (All Time Volume) tính toán tổng số lượng giao dịch bằng USD mà mỗi Bộ sưu tập đã đạt được kể từ khi ra mắt.
All Time Volume. Nguồn: NFTGo.io
Từ biểu đồ thống kê thị trường giao dịch, ta có thể thấy Yuga Labs tuy mới chỉ hoàn thành một năm phát triển nhưng khi đã được niêm yết và đây chắc chắn là một đối thủ mạnh so với các nền tảng giao dịch khác.
Biểu đồ xếp hạng thị trường NFT. Nguồn: NFTGo.io
Sau khi phân tích dữ liệu ở trên, không khó để nhận thấy Yuga Labs đã mang lại rất nhiều lợi ích cho những holder NFT bằng cách nắm bắt được lưu lượng truy cập hàng đầu trên thị trường NFT và thông qua các mô hình tăng trưởng như airdrop và whitelisting, v.v.
Tổng kết
Khối lượng giao dịch thị trường hiện tại và thanh khoản tổng thể đã giảm. Ngoài ra, sự bất ổn của thị trường đã thúc đẩy mọi người đầu tư vào các tài sản NFT blue-chip ổn định hơn.
Ngoài ra, các nền tảng cũng cần nhiều hoạt động hơn để thu hút người dùng. Ví dụ, thị trường mới ra mắt Blur đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc xây dựng chiến lược marketing. Nền tảng này đã tạo ra một mô hình ưu đãi cho các nhà đầu tư sớm. Đồng thời, để quảng bá cho phiên bản beta sắp tới, Blur cũng cho phép mỗi OG có thể mời 5 người bạn để tham gia. Trải nghiệm phiên bản beta của nền tảng và sử dụng phiên bản beta để kiếm điểm. Điểm này có thể được sử dụng để đổi các công cụ tiện ích trong nền tảng. Thành công trong chiến lược marketing của Blur là chuyển đổi người dùng thành người phát ngôn cho nền tảng, cho phép họ quảng cáo nền tảng và thu hút các nhà đầu tư NFT khác.
Người hưởng lợi trong cuộc chiến ở thị trường Red Ocean sẽ luôn là những người dùng. Nhưng trong cuộc cạnh tranh trên Red Ocean, ranh giới giữa các nền tảng giao dịch NFT ngày càng rõ ràng hơn, và mô hình giao dịch của nền tảng Web3 cũng sẽ thay đổi một cách tinh vi hơn. Lưu lượng truy cập, tiếng nói và cộng đồng cũng sẽ là những đề xuất mà thị trường giao dịch NFT cần tiếp tục quan tâm.