Tin nóng ⇢

Liệu tiền điện tử có nên để tâm khi tăng trưởng của Big 5 công nghệ đang bị chững lại?

Tăng trưởng của 5 tập đoàn công nghệ lớn nhất là Alphabet, Amazon, Apple, Meta, Microsoft bị chững lại trong quý 3. Liệu rằng điều này sẽ tác động thế nào đến tiền điện tử?

Với việc chứng khoán của mảng công nghệ và thị trường tiền điện tử đang thể hiện sự tương quan đến mức đáng chú ý thì bất kì tin tức tiêu cực của các công ty công nghệ lớn đều sẽ gây rắc rối cho tiền điện tử.

TradingView via Twitter user “Jumbo”: Nasdaq/S&P 500 (top), BTC/USD (bottom).

Thị trường truyền thống và tiền điện tử đang thể hiện sự tương đồng

Trong bài viết so sánh trực tiếp trên Twitter hồi đầu tháng, một người dùng đã cho thấy sự liên kết tăng cao giữa thị các thị trường truyền thống và tiền điện tử. Từ đầu năm 2021 các thị trường truyền thống và tiền điện tử đã có nhiều điểm chung trong các dải xu hướng cũng như các đỉnh của nhau.

Điều này đã dẫn đến việc người dùng Twitter có bút danh Jumpo đó kết luận rằng phố Wall “xem Bitcoin và tiền điện tử như một dạng mở rộng của lĩnh vực công nghệ.”

Mặc dù các nhà đầu tư cá nhân cũng có cùng kết luận đó, thì mối tương quan này mang ý nghĩa rằng sự thành bại của các công ty công nghệ vẫn giữ được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tiền điện tử.

Trong tuần này nhóm “Big 5” các công ty công nghệ sẽ lần lượt cập nhật cho các nhà đầu tư. Vào thứ ba này Alphabet và Microsoft sẽ công bố chỉ số đóng cửa của mình trong quý 3 đầu tiên, theo sau là Meta sẽ công bố vào thứ tư còn vào thứ năm sẽ là Apple và Amazon.

Liệu tiền điện tử sẽ “gãy” với Snap?

Hôm thứ sáu tuần trước, Snap (công ty mẹ của Snapchat) thông báo kết quả kém hơn dự tính với doanh thu chỉ tăng vỏn vẹn 6% (1,13 tỉ USD) trong khi tổn thất ròng tăng từ 72 triệu USD lên đến 360 triệu USD đạt mức 400%. Theo như công bố thì chỉ số này khiến cho cổ phiếu công ty rớt 20% chỉ trong vòng 1 giờ.

Nếu tai họa của Snap lặp lại trong lĩnh vực công nghệ thì sẽ là thảm họa cho cả mảng công nghệ và tiền điện tử. Dù rằng vẫn có những lý do để tin rằng vấn đề của Snap chỉ ảnh hưởng đến chính họ và sẽ không lan rộng sang mảng công nghệ.

Gần đây Snap đã tái cấu trúc lại cơ cấu với việc cho nghỉ 6500 nhân viên với chi phí lên đến 150 triệu USD. Tổn phí 1 lần này đã giáng một đòn nặng vào công ty cho thấy hậu quả này giống như dạng ngoại lệ là điều bình thường. Việc doanh thu của công ty cũng chủ yếu tập trung vào quảng cáo cũng không giống với các công ty khác.

Dự đoán đà phát triển chậm lại của những công ty công nghệ

Công nghệ và tiền điện tử đã gia tăng tính liên kết với nhau từ năm 2021 nhưng có thể một phần là do hệ quả của mở rộng điều kiện kinh tế. Những bất ổn trong khu vực kinh tế nhà nước đã thể hiện rằng chỉ có ít thị trường không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện toàn cầu.

Theo báo cáo hôm thứ hai của tờ Financial Times, mức tăng trưởng của top 5 công ty công nghệ được dự đoán sẽ chậm lại khoảng 10% trong quý này so với mức 29% cùng kì năm ngoái.

Nếu nhóm Big 5 công bố số liệu của họ theo thứ tự theo như dự đoán thì tác động đến thị trường có được giảm thiểu. Nếu kết quả khác biệt lớn so với dự đoán thì hạnh động giá có thể rõ ràng hơn.

Chiến lược Metaverse của Meta vẫn chưa hiệu quả

Trong nhóm Big 5 thì có lẽ Meta là nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư. Kể từ khi đổi tên thương hiệu từ Facebook, công ty đã đầu tư lớn vào Metaverse và những công nghệ Web3. Cùng lúc đó, mảng kinh doanh chính của công ty lại đang phải chịu áp lực ngày càng lớn.

Tương tự như Snap, Meta chủ yếu dựa vào doanh thu từ quảng cáo và kinh phí quảng cáo có chiều hướng là khoảng chi phí được tiết kiệm hàng đầu mà các công ty sẽ làm khi gặp điều kiện kinh tế khó khăn. Những thay đổi điều khoản với Apple cũng khiến việc nhắm vào quảng cáo của công ty gặp nhiều khó khăn.

Meta được cho rằng sẽ công bố việc sụt giảm 5% trong doanh thu trong quý 3 sau khi bị giảm mất 1% từ quý trước.

Bây giờ đã có cổ đông yêu cầu công ty thay đổi chiến lược bằng việc cắt giảm phần lớn chi phí của Metaverse cũng như là cắt giảm nhân sự.

Meta được khuyến khích nên tiết kiệm chi phí

Trong lá thư công khai gửi đến Meta, Altimer Captial Chair kiêm giám đốc điều hành Brad Gerstner đã yêu cầu công ty phải giảm 20% chi tiêu nhân sự. Hơn nữa, Gerstner còn thúc giục Mark Zuckerberg tập trung vào mảng trí tuệ nhân tạo (AI) thay vì Metaverse và cắt giảm chi tiêu về sau.

Theo lời của Gestner thì Meta giờ đây cần hạn chế chi phí liên quan đến Metaverse trong khoảng 5 tỉ USD mỗi năm. Gerstner đã bày tỏ sự lo lắng chung của các nhà đầu tư truyền thống rằng: “Meta cần phải lấy lại tinh thần” và lấy lại “sự phù hợp cũng như phải có tập trung.” Ông chia sẻ thêm rằng: “Hiện mọi người còn vẫn còn bị bối rối về ý nghĩa của Metaverse là gì.”

Vị giám đốc đầu tư khẳng định rằng Metaverse là một dự án lâu dài mà khó có thể thu lợi được trong ít nhất là 10 năm tới. Với mức chi hàng năm lên đến 10 tỉ USD hoặc hơn này đã dấy lên mối lo ngại của các nhà đầu tư.

Gestner cho hay: “Ước tính khoảng hơn 100 tỉ USD đầu tư cho một tương lai chưa chưa xác định là quá nhiều và đáng lo ngại kể cả là với tiêu chuẩn của Silicon Valley”

Trong khi Gestner khó có thể đạt được điều ông ấy mong muốn thì có một số điểm mà Meta đã chủ trương thắt chặt lại phần nào chi phí. Vào tháng trước, Mark Zuckerberg đã khẳng định rằng Meta sẽ trở thành một tập đoàn “nhỏ hơn theo cách nào đó” sau khi ngừng tuyển dụng vào cuối năm 2023.

Động thái nhượng bộ nhẹ này của thể phần nào gây mệt mỏi cho những cá mập đang nhắm vào lợi nhuận tức thời ở Wall Street.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục