Trong bối cảnh lượng giao dịch của Ethereum tăng chóng mặt, có thể nói các giải pháp layer 2 sẽ là "cứu cánh" tuyệt đối cho vấn đề này. Cũng chính vì vậy, thị trường hiện nay đã và đang đón nhận nhiều dự án layer 2 khác nhau sở hữu tốc độ tăng trưởng ấn tượng và những ưu điểm riêng biệt. Tuy nhiên, sự bùng nổ của các dự án này đặt ra câu hỏi "Liệu sẽ có xảy ra cuộc chiến Incentives xảy ra giữa các Layer2 chăng?"
Layer 2 chưa bao giờ hạ nhiệt
Layer 2 là gì?
Layer 2 là thuật ngữ chỉ các protocol hay nền tảng được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề mở rộng của Ethereum. Các layer 2 kế thừa tính bảo mật từ Ethereum và mang đến những ưu điểm như khả năng xử lý lượng lớn giao dịch hơn, giảm chi phí hay tốc độ giao dịch nhanh hơn.
Cũng bởi tầm quan trọng của nó, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều giải pháp layer 2, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến như Arbitrum, Optimism, ZkSync, StarkWare, v.v. Ngoài ra, các giải pháp layer 2 này cũng nhận được những khoản đầu tư không hề nhỏ, chẳng hạn như:
- Optimism: 150 triệu USD trong vòng Series B và được định giá 1.65 tỷ USD
- Offchain Labs: 120 triệu USD trong vòng Series B
- ZkSync: 256 triệu USD
- StarkWare: Định giá $2B sau Series C
Các giải pháp layer 2 trên thị trường
Hiện nay trên thị trường, các giải pháp layer 2 được cho là tốt nhất bao gồm: State Channel, Plasma và Rollup và giải pháp hot được bàn luận trong thời gian qua Rollups, trong Rollup lại tiếp tục được chia thành hai loại Optimistic RollUps và Zk-RollUp.
Theo số liệu tổng hợp từ DeFi Llam, TVL trên các giải pháp Rollup là khoảng 2.6 tỷ USD với 2 giải pháp nổi bật nhất là Optimism và Arbitrum chiếm hơn 90%. Ngoài ra, TVL của Arbitrum cao gấp 4.3 lần so với Optimism (khoảng 451.52 tỷ USD).
Đối với các hệ sinh khác chẳng hạn như Metis và Boba, dường như những giải pháp layer 2 này đã qua thời kỳ bủng nổ giá trị và TVL tương đối hạn chế.
Ngoài TVL, Arbitrum và Optimism cũng cho thấy sự vượt trội hơn về số protocol so với các dự án khác trong cũng lĩnh vực. Cụ thể, Arbitrum sở hữu 79 protocol và Optimism sở hữu 37 protocol.
Mặc dù các giải pháp Zk-Rollup cũng cho thấy những tiềm năng lớn, tuy nhiên việc phát triển hệ sinh thái trên các giải pháp này vẫn cò những trở ngại nhất định chẳng hạn như chưa tương thích EVM hay phải sử dụng ngôn ngữ lập trình khác.
Ví dụ: Stakware hiện đã có những sản phẩm sử dụng Zkroolup phục vụ cho trading như ImmutableX, DyDx, Sorare hya DeversiFi, tuy nhiên, Starknet – một phiên bản hoàn thiện mà các dự án của thể deploy contract trên đó vẫn chưa thể chính thức hoạt động.
Cuộc chiến Incentives giữa các Layer 2
Vampire Attack
Vừa qua, Optimism đã phát hành đợt Airdrop token OP cho người dùng và ngay sau đó, đội ngũ phát triển đã công bố chương trình Incentives với 230M OP cho các dự án. Có thể thấy, hoạt động này giúp hệ sinh thái Optimism không những thu hút sự chú ý của thị trường, builder và user mà còn bootstrap hệ sinh thái bằng các gói Incentives, từ đó biến Optimism trở thành tâm điểm của thị trường, chiếm thị phần từ Arbitrum cũng như hút dòng tiền từ các sidechain khác.
Việc Arbitrum và Optimism đều thu hút một lượng TVL khá lớn (khoảng 2,4 tỷ USD) mặc dù cả 2 vẫn chưa đưa ra bất kỳ chương trình Incentives nào cho thấy nhu cầu sử dụng các giải pháp này là khá “Organic" chứ không “Synthetic" như một số hệ sinh thái khác.
Nếu Optimism ra mắt Token, nó sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng sắp tới của toàn bộ layer 2 nói chung. Khi đó, các dự án L2 sẽ “aggresive” hơn trong việc ra triển khai Token, thiết kế Incentives để cạnh tranh với nhau hơn. Ngoài ra, với thiết kế mô hình hợp lý thì việc ra mắt token của các layer 2 nói chung cũng sẽ gia tăng độ bảo mật cho mạng lưới.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, khả năng cao là sẽ diễn ra L2 War với Vampire Attack và các chương trình Incentives liên tục trong năm 2022 tương tự như các mà L1 War đã diễn ra vào năm ngoái.
Tuy nhiên, tồn tại tình trạng Pump Dump cả về TVL của hệ sinh thái lẫn giá Token với các chương trình Incentives trên L2.
Ví dụ: TVL của Metis đã chia tới hơn 3 lần kể từ khi đạt đỉnh, giá token METIS cũng giảm tới 85.5% kể từ ATH. Trong khi đó, TVL của Boba thậm chí còn chia 10 lần.
Nguyên nhân là do các vấn đề liên quan đến thiết kế tính ứng dụng cho L2 Token. Cụ thể, các L2 trên Ethereum kế thừa bảo mật từ chain chính, do đó việc phát hành native token là phí giao dịch cũng như phục vụ cho vấn đề bảo mật là không cần thiết. Như vậy, điều này sẽ làm giảm đáng kể use case của L2 toke và từ đó sẽ khó tạo được một fywheel bền vững. Ngoài ra, các chương trình Incentives cũng sẽ khó hiệu quả và giữ được dòng tiền trong thời gian dài.
Phát hành token
Đối với 4 dự án nổi bật là Arbitrum, Optimism, ZkSync, StarkWare thì 2 trong số đó đã có kế hoạch chắc chắn phát hành token là Optimism và ZkSync. Bên cạnh đó, Co-founder của Offchain Labs đã ngầm khẳng định về khả năng Arbitrum sẽ phát hành native token để cạnh tranh với đối thủ của nó là Optimism.
Mặc dù chưa có dấu hiệu nào là chắc chắn nhưng với sức ép trên thì sớm muộn gì StarkNet cũng sẽ có token của riêng mình. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại StarkNet vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng do đó cũng chưa có quá nhiều cơ hội “skin in the game" sâu.
Cơ hội đầu tư
Xác định đối tượng đầu tư
Qua những cơ sở trên, có thể thấy các giải pháp Optimistic Rollup nắm giữ cơ hội đầu tư tiềm năng hơn cả. Cả Arbitrum và Optimism đều đã có hệ sinh thái đầy đủ cũng như cơ sở hạ tầng đã tương đối hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc triển khai token sẽ nắm giữ yếu tố quyết định để chiếm lấy thị phần trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện giờ.
Quay trở lại với Zk-Rollup, với định giá của Stakware và ZkSync thì khả năng ra token trong thời điểm này là chưa phù hợp, bởi các giải pháp này vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa sẵn sàng để tích hợp Dapp và mở rộng hệ sinh thái. Nếu ra Token, họ sẽ không thể thiết kế được use case đủ mạnh thu hút cũng như giữ chân cả người dùng và nhà đầu tư. Đồng thời điều này cũng sẽ gây thiệt hại cho Backers của họ, so sánh tương đối về định giá hiện tại, Zk-Rollup lớn hơn Optimistic Rollup khá nhiều.
Nếu launching Token mà use case không đủ mạnh thì dòng tiền sẽ không đủ bền vững và như thế Backer sẽ khó có thể happy. Từ đó uy tín của dự án cũng suy giảm, ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.
Tóm lại, Arbitrum và Optimism là nơi có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư trong thời gian tới
Tiến hành đầu tư
Sau khi xác định được đối tưởng để đầu tư vào, các bước tiếp theo sẽ là:
- Săn Retroactive
- Đầu tư L2 Token cũng như các token trong hệ sinh thái đó
- Yield Farming
Săn Retroactive
Cần đặc biệt chú trọng "skin in the game" với Arbitrum để có thể tăng khả năng nhận Retroactive cũng như có được lợi nhuận sớm nhất. Ngoài ra, vẫn sẽ có khả năng là Optimism sẽ phát hành Airdrop thêm trong tương lai.
Đối với các dự án Zk-Rollup, người dùng vẫn nên làm Retroactive sớm nhất có thể. Tuy nhiên nếu việc này tốn quá nhiều thời gian cũng như giữ vốn trong khoảng thời gian dài thì hoàn toàn có thể để Pending.
Đầu tư Token
Đối với L2 token như OP hay Arbitrum, người dùng có thể đầu cơ trong thời gian ngắn khi họ mới Launching, bởi L2 Token hiện tại còn khá mơ hồ về Use Case.
Trong 4 dự án phát triển Optimistic Rollup là Boba, Metis, Arbitrum và Optimism, hiện Boba và Metis đã có Token với FDV tại mốc ATH lần lượt là 4 tỷ USD và 3.2 tỷ USD. Với việc đã được định giá tới 1.65 tỷ USD thì OP và Arbitrum hoàn toàn có thể đạt mốc FDV 6 – 10 tỷ USD tại mức ATH.
Yield Farming
Đây được xem là một cách khá an toàn nếu người dùng farming ở Pool 1 vì không chịu rủi ro Impermanent Loss lớn như khi Farming Pool 2. Tuy nhiên cách này sẽ hữu dụng hơn đối với ai có nguồn vốn nhất định. Nếu phần vốn phân bổ cho L2 chỉ khoảng vài ngàn đô thì cách tối ưu hơn vẫn là đầu cơ Token.
Một số lưu ý đối với L2 Token
Việc ra mắt Token của các Layer 2 là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên khả năng thiết kế use case để duy trì nhu cầu trong dài hạn là chưa rõ ràng.
Các công dụng của coin khi ở Layer 1 như dùng làm phí giao dịch, staking hay quản trị, v.v. là không cần thiết đối với L2 trên Ethereum. Cụ thể, về phí và bảo mật, bản chất của các giao dịch trên L2 sẽ được gửi về Ethereum và L2 cũng sẽ phải trả ETH cho chian chính để các validator trên đây phê duyệt. Phần phí này sẽ được user chịu trách nhiêm. Do đó việc áp thêm một khoản phí nữa tương đối tốn kém và không cần thiết. Còn về tính năng Governance, vẫn có thể áp dụng để thêm Incentives cho Token nhưng đây chưa phải là một Use Case mạnh.
Tóm lại, các L2 hiện nay đang gặp vấn đề về việc thiết kế Use Case sao cho hợp lý khi ra mắt Token và hầu như chưa dự án nào tìm ra được giải pháp cho bài toán này. Kết quả là phải chịu tình trạng đồng Coin dự án giảm giá nghiêm trọng.
Trừ khi có thiết kế use case hợp lý, việc mua L2 Token trong tương lai ngắn sắp tới vẫn chỉ là đầu cơ.
Như vậy, vẫn chưa có lời giải cho bài toán thiết kế Use Case và Incentives của L2 hiện nay.