Với tình trạng biến động của thị trường, vị thế của nhiều dự án đã lung lay trong tuần qua. Giờ đây, cộng đồng tiền điện tử bắt đầu đặt nghi vấn về nguy cơ khủng hoảng thanh khoản của BlockFi. Nền tảng này đã tổn thất số tiền lớn sau một loạt sự cố của Celsius, Three Arrows Capital và khoản phạt tài chính từ SEC.
1. Tác động thế chấp của Celsius
Sau khi Celsius gặp vấn đề về thanh khoản và thậm chí đối mặt với việc tái cơ cấu, người dùng các nền tảng CeFi khác trở nên sợ hãi. Bị thúc đẩy bởi tâm lý hoảng loạn, một số lượng lớn người dùng muốn từ bỏ lợi nhuận của họ và mua lại tài sản từ nền tảng tập trung càng sớm càng tốt.
Chỉ trong một ngày, chúng ta chứng kiến khoảng 2.000 BTC và 5.000 ETH chảy ra khỏi ví BlockFi.
Trong một cuộc khủng hoảng thanh khoản, những người dùng chấp nhận buông tay sớm có thể giữ lại lợi nhuận. Trái lại, những ai cố níu kéo niềm tin với nền tảng lại dễ đứng trước nguy cơ mất tài sản hơn. Người dùng nên tìm ra họ cần phải đi theo con đường nào. Đối với BlockFi, đây là vấn đề lớn nhất mà họ sắp phải đối mặt.
2. Sự sụp đổ của Three Arrows Capital
Three Arrows Capital, một trong những quỹ đầu cơ lớn nhất trong không gian tiền điện tử, đã lao đao suốt những ngày qua. Tuyên bố gần đây của Zhu Su, đồng sáng lập Three Arrows "chúng tôi đang liên lạc với các bên liên quan và cam kết giải quyết vấn đề" về cơ bản có thể hiểu là tín hiệu phá sản.
Cách thức hoạt động của Three Arrows Capital là vay vốn từ những tổ chức CeFi lớn hơn, sau đó đầu tư vào thị trường. Mô hình đòn bẩy có thể phóng đại lợi nhuận của Three Arrows lên nhiều lần nếu chọn đúng nơi để rót tiền vào, và đồng thời cũng sẽ tồi tệ gấp nhiều lần nếu đưa ra lựa chọn sai.
Chẳng hạn, một số tổ chức cho Three Arrows Capital vay tiền đã không thể lấy lại số tiền của họ (sự cố của 8BlocksCapita).
Một khi vỡ nợ, Three Arrows không thể trả các khoản vay từ các tổ chức CeFi nữa. Thế là từ đây BlockFi bị ảnh hưởng. Khi BlockFi được hỏi họ có từng cho Three Arrows vay tiền hay không, cơ quan này trả lời:
"Chính sách của chúng tôi là không tiết lộ liệu một tổ chức có phải là khách hàng của BlockFi hay không. Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã duy trì chính sách này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một cách tiếp cận chặt chẽ, thận trọng và chủ động để quản lý rủi ro, bao gồm rủi ro mà bất kỳ khách hàng nào có thể mang lại."
Về cơ bản, họ không hề cung cấp thêm thông tin gì cả.
Đây rõ ràng không phải một câu trả lời khôn ngoan vì uy tín của nền tảng đang bị nứt gãy do tin đồn, để lại người dùng trong thấp thỏm lo sợ. Bất kỳ CEO sáng suốt nào cũng hiểu đây là lúc cần xoa dịu khách hàng bằng một tuyên bố minh bạch, nhưng BlockFi đã quyết định im lặng.
Tuyên bố này chắc chắn tiếp tục làm tăng trầm trọng thêm thái độ hoài nghi của thị trường. Có lẽ, lý do BlockFi giữ im lặng là vì họ biết hậu quả của việc nói ra sự thật sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Một số người suy đoán BlockFi đã cung cấp cho Three Arrows Capital các khoản vay lấy từ túi tiền người dùng và có khả năng cao là không còn thu hồi được nữa.
3. Ván cược sai lầm của BlockFi
Ngoài một số yếu tố bên ngoài, bản thân BlockFi cũng có nhận định sai về thị trường.
BlockFi là doanh nghiệp nắm giữ GBTC lớn thứ hai (đứng đầu là Three Arrows). GBTC là sản phẩm tài chính truyền thống của Grayscale, được cho là tương ứng với BTC theo tỷ lệ 1:1.
Theo mức giá hiện tại của 1 BTC = 1,36 GBTC, ta nhận thấy một cơ hội chênh lệch giá rất rõ ràng ở đây. Người nắm giữ BTC có thể đổi 1 BTC của họ lấy 1,36 GBTC và sau đó đổi lại khi cả hai trở về ngang giá, do đó lời được 36% so với số tiền bỏ ra ban đầu.
Về lý thuyết, điều này nghe rất lý tưởng. Tuy nhiên, GBTC là một sản phẩm tài chính truyền thống nên sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC). SEC chỉ cho phép BTC được gửi vào quỹ tín thác để đổi lấy GBTC, nhưng không cho phép chiều ngược lại.
Để thực hiện chức năng mua lại miễn phí (free redemption), GBTC phải được chuyển thành một dạng sản phẩm tài chính khác (spot ETF). Grayscale đã vận động hành lang với quan chức SEC, nhưng không cho đến nay vẫn không có gì thay đổi.
Do đó, chỉ có hai cách để BlockFi loại bỏ GBTC, một là bán GBTC và hai là đợi thái độ của SEC thay đổi, điều chỉnh vị thế của GBTC thành một spot ETF để sẵn sàng mua lại.
Cách thứ nhất, do GBTC giảm giá quá lớn nên chỉ lấy lại được 71% giá trị BTC. Đối với cách thứ hai, nếu bạn có đủ thời gian, đây rõ ràng là một lựa chọn hoàn hảo. Đáng tiếc, đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản sắp tới, BlockFi không còn có thể chờ đợi nữa, bởi vì người dùng muốn rút tiền ngay lập tức thay vì chờ đợi một dự luật không chút tiến triển.
Vì vậy, chỉ có một cách để BlockFi bán GBTC và đồng nghĩa là nền tảng sẽ làm thất thoát thêm tiền của người dùng.
Sự thật là, BlockFi đã tin chắc rằng họ sẽ không gặp khủng hoảng thanh khoản cho đến khi GBTC trở thành ETF, nhưng với loạt sự cố Terra, Celsius, Three Arrows vừa qua, có lẽ họ đã thất bại tronmg ván cược này.
4. Tiền phạt từ SEC
Năm nay, BlockFi đã bị SEC và 32 bang cáo buộc bán các sản phẩm cho vay tiền điện tử cho khoảng 600.000 nhà đầu tư mà không đăng ký. Kết cục, BlockFi đồng ý nộp 100 triệu đô la tiền phạt để giải quyết vụ kiện. Đây là một tổn thất tài sản khá lớn khác.
Chỉ hai ngày trước, BlockFi thông báo họ sẽ nộp khoản phạt 943.000 đô la khác cho bang Iowa. Điều thú vị là BlockFi đã "trả góp" mức phạt nhỏ này. Tại sao một doanh nghiệp lớn như vậy lại cần phải trả góp? Đây là điều đáng suy ngẫm.
Tóm lại, tình hình hiện tại là các quỹ của BlockFi bị mắc kẹt trong GBTC, khoản vay cho Three Arrows Capital không thể thu hồi được, cáo buộc của SEC đã tiêu tốn hơn 100 triệu đô la Mỹ và hầu hết người dùng đều vội vàng rút tiền của họ.
Ngoài ra còn có một số tin đồn chưa được xác thực.
Vào ngày 7/6, các phương tiện truyền thông đưa tin BlockFi đang tiến hành một vòng tài trợ mới, song giá trị của nó đã giảm từ 3 tỷ đô la xuống 1 tỷ đô la so với mức huy động vốn trước đó. Một số nguồn tin khác tiết lộ họ chỉ nhận được 50-80 triệu đô la, không đủ trả tiền phạt và nhiều nhà đầu tư đang trong tâm trạng hoảng loạn.
5. Chiến lược đối phó của BlockFi
Vậy trước tình hình hiện tại, BlockFi dự định sẽ làm gì? Dưới đây là 5 chiến lược phổ biến.
Mẹo đầu tiên là trì hoãn thời gian và tìm nhiều lý do khác nhau để làm chậm lại tốc độ rút tiền của người dùng.
BlockFi vừa thông báo sẽ không mở cửa hoạt động vào ngày 20/6 tới để đón lễ Juneteenth của Mỹ. Đây có thể là một hành động trong chiến lược nêu trên.
Bí quyết thứ hai là sửa đổi các điều khoản dịch vụ trước khi tình hình hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát, và sửa đổi mô tả để có lợi hơn cho công ty.
Vào ngày 15 tháng 6, BlockFi đã xuất bản một bài báo để trả lời câu hỏi của người dùng về rủi ro tài sản của nền tảng. Điều thú vị là, mặc dù bài viết này được xuất bản vào ngày 15 tháng 6, nhưng nếu bạn đọc qua bài viết, bạn sẽ thấy rằng tất cả các tính toán dữ liệu đều dựa trên ngày 31 tháng 3, có thể là do BlockFi chưa hoàn thành kiểm toán quý thứ hai hoặc có thể không muốn lộ sổ sách lỗ sau ngày 31/3.
Vấn đề lớn nhất là giá Bitcoin vào ngày 31/3 đã rơi xuống mức 45.528 đô la. Bây giờ là thời điểm thích hợp để cân nhắc các điều khoản dịch vụ hiện tại của BlockFi.
Bí quyết thứ ba, cắt giảm chi tiêu, bây giờ từng đồng tiền dù là nhỏ nhất đều có giá trị.
Cách đây vài ngày, BlockFi đã thông báo sẽ cắt giảm 20% lực lượng lao động .
Bí quyết thứ tư là có một sự trục trặc ngẫu nhiên. Đó có thể là lý do kỹ thuật hoặc liên quan đến KYC. Dù sao, BlockFi không định cho phép người dùng rút tiền một cách suôn sẻ.
Mẹo cuối cùng là làm lẫn lộn thông tin của thị trường, từ đó gây gián đoạn trong việc phân tích và truy vết những nguồn tin khác nhau.
Trên thực tế, nền tảng đã tận dụng hết những cách thức trên. Giờ đây, ta có thể rút ra hai kết luận. Thứ nhất, BlockFi có khả năng cao sẽ đối mặt với khủng hoảng thanh khoản vào cuối năm 2022. Và thứ hai, BlockFi chắc chắn đã mất khối lượng tiền lớn trong năm nay.