Nền tảng công nghệ quan trọng nhất của Web3 là blockchain, nó được xem như là một động cơ chính của Web3 trong cách mạng công nghiệp, sự đổi mới công nghệ cơ bản này nhằm thúc đẩy sự ra đời của các cơ chế mới. Về cơ bản, blockchain là một phần mềm công khai về cấu trúc dữ liệu. Blockchain là sự kết hợp của ba lĩnh vực lại với nhau khiến nó trở nên độc đáo hơn, gồm có cryptography, lưu tữ phân tán và game theory.
Mỗi lĩnh vực đều góp một phần cơ bản cho sự phát triển tư tưởng của Web3. Cryptography đạt được sự tin cậy, hệ thống phân tán có được tính lâu dài, cùng với đó là tính tự phát có trong game theory. Bài viết này sẽ sử dụng ba hệ tư tưởng này làm chủ đề kết nối với vô số dự án Web3 và liên hệ tới các công nghệ đổi mới của Web3 bằng ý nghĩa triết học.
Cryptography: Trustless
Cách đây rất lâu, từ “crypto” chỉ là từ viết tắt của “cryptography” chứ không phải “cryptocurrency”. Theo một cách chơi chữ, Cryptography đã, đang và sẽ là một công nghệ then chốt làm nền tảng cho cryptocurrency. Mã hóa công khai (mã hóa bất đối xứng) cho phép người dùng gửi data ẩn danh mà không sợ bị lộ.
Mã hóa dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống tài chính phi tập trung hoặc tập trung. Điều này là vì không ai muốn những kẻ rình mò có thẻ xem và đánh cắp được tiền. Sẽ rất nguy hiểm nếu ngân hàng của bạn không làm bất cứ điều gì để bảo vệ thông tin tài chính cá nhân và mọi người có thể xem giao dịch tài chính mà bạn đã thực hiện.
Mã hóa dữ liệu là điều rất quan trọng trong việc sử dụng một hệ thống tài chính phi tập trung. Bởi vì không hề có một tổ chức phi tập trung nào có thể bước ra tòa cả. Do đó, nếu tiền của bạn bị hack trong một giao dịch, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất nó mãi mãi. Vì thế nên đó là lý do tại sao giao thức bitcoin lại an toàn đối với các giao dịch mật mã khóa công khai như vậy.
Người dùng phải cung cấp chữ ký điện tử để giao dịch được coi là hợp lệ. Đây được gọi là cryptographic hash được tạo bằng khóa cá nhân của người dùng và được xác minh bằng khóa công khai của người dùng. Ngoài ra, địa chỉ ví mà người dùng bắt đầu chuyển tiền chính là một mã hash của khóa công khai của người dùng. Điều này sẽ cung cấp thêm một lớp bằng chứng xác thực để chứng minh rằng người dùng đã đăng ký giao dịch là chủ sở hữu của ví. Ngay cả khóa công khai cũng sẽ không bị rò rỉ ra bên ngoài trước khi ngươi dùng giao dịch. Các chiến lược thiết kế tỉ mỉ trong giao thức Bitcoin này nhằm minh họa cách blockchain hoạt động trên cơ sở trustless: trusting the process, not the people (tạm dịch: quy trình đáng tin hơn con người).
Trustless đóng vai trò như một yếu tố phân biệc quan trọng để xác định dự án nào là hệ tư tưởng web2 và cái nào thực sự là dự án web3. Hai dự án USDT của Tether và DAI của MakerDAO sẽ minh họa cho điều này. Chiến lượt cốt lỗi của cả hai là cách gắn kết tiền điện tử 1:1 với đô la Mỹ, nhưng họ làm điều đó theo cách hoàn toàn khác.
Mặt khác, DAI của MakerDAO về mặt tư tưởng là một dự án Web3. Nó được cho là một trong những dự án phi tập trung thành công nhất. DAI được duy trì thông qua giao thức cho vay thế chấp vượt mức MakerDAO. Ví dụ như nếu muốn vay 1000 DAI từ MakerDAO thì cần lock up 1500 đô la ETH làm tài sản thế chấp. Đối với các DAI stablecoin, thế chấp vượt mức được sử dụng để mint các DAI trở thành nền tảng vững chắc cho tiền tệ.
Khi giá DAI giảm xuống dưới 1 đô la, mọi người mua DAI với mức chiết khấu trên các sàn giao dịch để trả nợ gốc của họ, làm cho nguồn cung của DAI bị giảm và đẩy giá lên. Mặt khác, nếu giá DAI vượt quá 1 đô la, mọi người đặt cược nhiều ETH hơn để khai thác nhiều DAI hơn. Nguồn cung DAI sẽ tăng và tài sản thế chấp ETH sẽ khiến giá DAI quay trở lại mức 1 đô la. Mọi người không cần phải tin tưởng vào một thực thể tập trung duy nhất như là Tether, mà chỉ cần xem xét hợp đồng thông minh MakerDAO và kiểm tra xem nó có hoạt động như mong đợi hay không. Bạn thậm chí có thể sao chép mã hợp đồng vào môi trường runtime của riêng mình và chạy một loại các bài kiểm tra để đảm bảo nó hoạt động. Mô hình này sẽ mang lại sự minh bạch tối đa cho cộng đồng và là một ví dụ cổ điển của hệ tư tưởng Web 3.
Điều quan trọng ở đây rằng phi tập trung là một phương tiện và trustless là điểm hỗ trợ. Bản chất phi tập trung không tạo nên quy tắc cơ bản đầu tiên. Bởi vì phi tập trung sẽ không có ý nghĩa khi có quy mô kinh tế. Ví dụ như hãy tưởng tượng mỗi người chúng ta đều phải chạy xe đến bãi rác hàng tuần để vứt rác, thay vì có những chiếc xe rác tập trung thu gom rác và vận chuyển đến bãi chứa. Đây là một sự bất tiện rất lớn không cần thiết. Do đó, phi tập trung không phải là thuốc chữa bách bệnh cho mọi thứ. Thay vào đó, phi tập trung chỉ có ý nghĩa khi sự góp phần của trustless, tính lâu dài và tính tự phát lớn hơn lợi ích của kinh tế theo quy mô mà nó đã bỏ lỡ.
Rủi ro khi tin tưởng một thực thể phi tập trung là rất thấp, lợi ích quy mô kinh tứ từ việc tập trung vượt xa chi phí. Nhưng trong trường hợp dữ liệu ngân hàng và giao dịch tài chính thì hoàn toàn ngược lại. Việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc trong két an toàn riêng không thực sự mang lại lợi ích cho một nền kinh tế có quy mô. Không những vậy, nhiều người còn đang thèm muốn tài sản luôn rình rập sau lưng bạn. Do đó, một hệ thống tài chính phi tập trung có thể đảm bảo rằng một mạng không tin cậy có những lợi thế vượt xa chi phí của nó. Đây là lý do tại sao Bitcoin có ý nghĩa như một dự án blockchain.
Hệ thống phân tán: Tính bền bỉ
Về bản chất, quy mô mang lại lợi ích kinh tế cũng như rủi ro bảo mật rất lớn. Các điểm lỗi đơn lẻ rất dễ hỏng và không có lợi cho tính lâu dài của dữ liệu. Cũng giống như động vật sinh sản để tăng cơ hội sống sót của DNA trong môi trường không chắc chắn, con người làm cho dữ liệu đó có khả năng chống lại bug, hack và lỗi hệ thống tốt hơn bằng cách sao chép nó trên nhiều vị trí và node. Phi tập trung đạt được tính lâu dài bằng cách lưu trữ cùng một dữ liệu trên các máy khác nhau thay vì trên một máy duy nhất.
Nhưng việc điều phối dữ liệu trên các hệ thống phân tán được các blockchain hiện đại áp dụng là “Byzantine Fault Tolerance”, miễn là hành vi xấu không chiếm hơn 1/3 tổng số node của mạng, thì blockchain sẽ tiếp tục hoạt động.
Khi một node trên mạng đề xuất thêm một block vào blockchain, nó cần thu thập chữ ký của ít nhất 2/3 trình xác nhận của node để được xác thực. Quá trình thu thập chữ ký này được gọi là “đồng thuận”. Mặc dù mỗi blockchain đạt được “sự đồng thuận” theo những cách khác nhau (ví dụ: PoW của Bitcoin, PoS của ETH, PoH của Solana), chúng đều thuộc về “Byzantine Fault Tolerance”. Trên hết, khi số lượng nút tăng lên, các blockchain “Byzantine Fault Tolerant” có ảnh hưởng quy mô phi tập trung, khiến hacker khó kiểm soát đủ số node để tấn công blockchain ở cấp độ đồng thuận.
Thông qua những điều trên, chúng tôi đã xác định cách đạt được “tính lâu dài” thông qua hệ thống phân tán trong blockchain. Bây giờ chúng ta cần hỏi: thông tin nào nên được lưu trữ trên blockchain để nó tồn tại lâu dài?
Thông qua những điều trên đã xác định được cách đạt “tính lâu dài” thông qua hệ thống phân tán trong blockchain. Bây giờ chúng ta cần hỏi: thông tin nào nên được lưu trữ trên blockchain để nó tồn tại lâu dài?
Hiện tại, thông tin chủ yếu lưu trữ trên ổ cứng hoặc bản sao lưu đám mây, nhưng về cơ bản những thông tin này không đáng tin cậy. Nếu ổ cứng bị mất thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu Google hoặc Dropbox bị tấn công? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đánh cắp dữ liệu của bạn? Các giải pháp Web 2 này về cơ bản dựa trên sự tin tưởng. Các công ty này có thể xem xét và xóa dữ liệu của bạn bất kỳ lúc nào. Nhưng các giải pháp Web 3 hỗ trợ sự đồng thuận phân tán lại hoàn toàn khác. Nó bảo quản các tài sản kỹ thuật số có giá trị nhất của bạn theo các điều kiện của riêng bạn mà không sợ bị kiểm duyệt.
Một trong những dự án nổi bật nhất trên Permaweb là Arweave, hứa hẹn lưu trữ phân tán vĩnh viễn với một khoản phí trả trước nhỏ. thiết kế của Arweave được lấy cảm hứng từ blockchain, nhưng nó khác biệt về mặt kỹ thuật so với blockchain.
Về cơ bản, blockchain là một danh sách liên kết một chiều, trong đó một block liên kết đến block tiếp theo. Mặt khác, Arweave sử dụng cấu trúc “blockweave”, trong đó mỗi block có thể liên kết với nhiều block tạo thành một bản đồ hai chiều. Thiết kế này có thể cải thiện hiệu quả của việc truy cập nội dung. Về cơ chế đồng thuận, Arweave cũng áp dụng phương pháp “bằng chứng lưu trữ ngẫu nhiên” để đảm bảo rằng mỗi node có thể truy cập ngẫu nhiên vào dữ liệu được lưu trữ trên blockweave.
Như có thể mong đợi, Arweave và các giao thức mạng permaweb phi tập trung khác như IPFS có mối quan hệ tự nhiên với các NFT. Nếu nội dung Arweave và permaweb trên IPFS được so sánh với một ngôi nhà, thì NFT là chứng thư quyền sở hữu của ngôi nhà. Bất cứ ai đến thăm nó hoặc đi ngang qua con phố đều có thể nhìn thấy ngôi nhà của chính nó. Nhưng chỉ có chủ nhà mới có chứng thư quyền sở hữu đối với ngôi nhà. Và khi chủ nhà bán nhà cho chủ khác chỉ bằng cách chuyển giao nó cho chủ mới. Sở hữu NFT “Title” làm cho quyền sở hữu tài sản và chuyển quyền sở hữu hoạt động nhiều hơn trong các ứng dụng thực tế và đảm bảo tính bảo mật của nó trong mã hóa dữ liệu.
Do đó, NFT không chỉ là “đồ trang trí được mã hóa”, chúng có những công dụng thực tế như là chứng thư đất đai cho các tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, một chứng thư quyền sở hữu chỉ tương đương với tài sản mà nó đề cập đến. Vì vậy, chúng ta hãy tập trung vào một số trò chơi khác ngoài Bored Ape.
Game Theory: Tính tự phát
Nguyên tắc cơ bản thứ ba của Web 3 là tính tự phát được củng cố bởi lý thuyết trò chơi. Tính tự phát do lý thuyết trò chơi gây ra này thể hiện theo nhiều cách khác nhau, đáng chú ý nhất là mô hình đồng thuận “bằng chứng cổ phần” làm nền tảng cho nhiều blockchain hàng đầu, bao gồm Ethereum, Polygon và Binance Smart Chain (BSC).
Như được hiển thị, bạn đặt cược một số lượng token nhất định (như 32 ETH trên Ethereum) vào mạng lưới để trở thành người xác nhận và tham gia đồng thuận. Nếu bạn là một người tham gia trung thành, bạn sẽ nhận được phần thưởng đặt cược khoảng 10% APY. Tuy nhiên, nếu bạn xử lý sai, mã thông báo đã đặt cọc của bạn (32 ETH) sẽ bị cắt và mất tất cả phần thưởng.
Một ví dụ khác được sử dụng để chứng minh Tính tự phát Game Theory là Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap, Curve. Họ sử dụng hợp đồng thông minh như một sàn giao dịch tiền điện tử.
Tiền cho các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) này đến từ các tình nguyện viên, cụ thể là Nhà cung cấp thanh khoản (LP). LP cung cấp tiền điện tử của riêng họ cho các sàn giao dịch để giao dịch. Đổi lại, LP miễn một số phí giao dịch để kiếm lãi hiệu quả từ đồng tiền chung.
Ý tưởng về tính tự phát dựa trên Game Theory không chỉ tồn tại trong các dự án tài chính phi tập trung (DeFi) mà còn trong toàn bộ cộng đồng Web 3, đáng chú ý nhất là dưới hình thức các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Các nhóm này tập hợp các nhóm người có cùng mục tiêu và cho phép mọi người bỏ phiếu dân chủ về các đề xuất sử dụng token quản trị hoặc phát hành token để theo dõi các thành viên và đưa ra quyết định tập thể về cách sử dụng nguồn lực cộng đồng.
Tính tự phát Game Theory cung cấp cho chúng ta một nguyên tắc cơ bản khác để phân biệt các dự án Web 2 và Web 3 trên bình diện hệ tư tưởng. Web2 có một thực thể tập trung, duy nhất quyết định cách người dùng sẽ tương tác với nó, trong khi Web3 cho phép người dùng bỏ phiếu một cách dân chủ về các quyết định chung của cộng đồng.
Tóm lại
Web 3 vẫn còn sơ khai và còn một chặng đường dài phía trước. Tuy nhiên, chúng ta đã bắt đầu thấy tầm nhìn mang tính cách mạng của nó về tương lai, hệ tư tưởng của nó dựa trên sự tin cậy, lâu dài và tự phát.
Tất nhiên, Web 3 vẫn còn rất nhiều vấn đề về cấu trúc để giải quyết. Ví dụ, làm thế nào để một dự án tiến hành khi công ty đứng sau nó và cộng đồng của nó có những ý kiến phản đối hoàn toàn? Các công ty có nên đàn áp cộng đồng hoặc ngừng ủy quyền? Ngoài ra, làm thế nào blockchain có thể được sử dụng để kết nối ngoại tuyến? Các hình phạt tài chính có đủ để ngăn chặn hành vi xấu không? Chúng ta có cần dùng đến vũ lực để trừng phạt người dùng không? Tôi chắc rằng nhiều dự án Web 3 khác sẽ cho câu trả lời hài lòng hơn trong tương lai.