Tin nóng ⇢

Forking DeFi Protocol – Tại sao Fask Fork lại tốt cho Defi?

Dù thích hay không, các DeFi protocol như Uniswap, Compound, Curve… đều phải chấp nhận việc họ sẽ bị FORK bất cứ lúc nào, ở đâu, bởi ai. 

Vì đơn giản, những dự án DeFi xây dựng trên Ethereum đều có đặc tính: Permissionless, Open source & Transparency.

Và đó chính xác là những điều đã và đang xảy ra thời gian vừa qua trong hệ sinh thái DeFi.

Trong số đầu tiên của Unfolded, mình sẽ nói về: 

  1. Tại sao hầu hết các dự án fork đều thất bại?
  2. Tại sao fast forks lại tốt cho hệ sinh thái DeFi?

DeFi Forks: Most Fail, Some Survive

Trong 2 tháng vừa qua đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dự án DeFi ra đời thông qua Forking những DeFi Protocol thành công. Nhưng kết quả là hầu hết các dự án DeFi Forks đều sẽ thất bại, biến mất, scam…etc. Tại sao? 

Theo mình có 3 lý do chính khiến các dự án DeFi Fork sẽ rơi vào thất bại:

  • Unique Selling Point
  • Team
  • Network Effects.

Unique Selling Point (Weak)

Trong kinh doanh, để chiến thắng đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của anh em cần có 1 điểm gì đó khác biệt VƯỢT TRỘI hơn hẳn so với đối thủ.

Trong DeFi nó cũng vậy, các dự án DeFi Forks đều chỉ có 1 điểm khác biệt duy nhất so với Protocol gốc đó là “Fair Launch”.

Fair launch là thuật ngữ ám chỉ các distribution token 100% phân phối cho cộng đồng, không pre-mine, không VC money, không token sale.

Tuy nhiên, theo mình USP này không đủ mạnh để DeFi Forks có thể đánh bại Protocol gốc, mặc dù điều đó có thể tạo ra early traction, kéo được tệp users sử dụng protocol trong thời gian đầu tiên.

Nhưng về lâu về dài, thì các DeFi Forks phải cần tạo ra giá trị KHÁC BIỆT so với protocol gốc ban đầu.

Team (No Trust)

Để tạo ra giá trị khác biệt, đội ngũ phát triển (team) cần phải phải hiểu rõ về ngành tài chính, hiểu rõ thị trường hiện tại, có tầm nhìn trong tương lai cái gì sẽ phát triển, cái gì không.

Nhưng thực tế các dự án DeFi Forks đều được xây dựng bởi team ẩn danh, không một chút thông tin gì về background của họ.

Cũng vì lẽ đó, mà mọi người đến với DeFi Fork chỉ vì quick money, không có nhu cầu sử dụng sản phẩm và không thật sự tin tưởng rằng dự án có thể phát triển trong tương lai.

Network Effects (Not Completed)

“You can fork the code, but you can’t fork the network”

Bản chất, các dự án DeFi Forks sẽ tương đương về mặt kỹ thuật (code) nhưng sẽ kém hơn về mặt chức năng so với protocol gốc.

Code có thể fork nhưng network thì không. Network ở đây bao gồm users, community, partners, developers… tất cả hoạt động tạo ra giá trị và ảnh hưởng đến nhau.

Các dự án DeFi Fork thiếu nhiều mắt xích trong flywheel để tạo ra network effects từ đó khó tạo ra giá trị lâu dài.

Ví dụ: SushiSwap fork ra từ Uniswap với điểm khác biệt là có token governance và fair launch qua chương trình liquidity mining.

Anh em có thể thấy rõ, Network Effects của Sushi ở thời gian đầu thua xa Uniswap:

Trong khi đó, Flywheel tạo ra network effects của Uniswap đầy đủ hơn rất nhiều.

Tại sao Fast Fork lại tốt cho DeFi?

Đối với dự án

Các dự án làm về DeFi luôn phải chuẩn bị tinh thần rằng họ sẽ bị fork bất cứ lúc nào. Điều này khiến cho dự án phải chuẩn bị các chiến lược phát triển, go-to-market 1 cách kỹ lưỡng trước khi thực thi.

Đối với retail investors

Sau nhiều lần mua các token farming và thua lỗ thì họ bắt đầu hiểu ra rằng họ cần đầu tư vào 1 dự án giải quyết được vấn đề cần thiết đang có trong hệ sinh thái, chứ không phải chạy theo high-yields, hay quick money…

Điều này sẽ tạo nên 1 thế hệ nhà đầu tư có chất lượng cao hơn, có tiêu chuẩn cao hơn với các dự án.

Đối với VCs

Sẽ rất khó để những VCs không có đóng góp vào việc phát triển hệ sinh thái đầu tư vào dự án DeFi, bởi cộng đồng sẽ không chấp nhận điều đó.

Kết

Vấn đề fast forking cần được chấp nhận như 1 điều hiển nhiên đối với các dự án open-source, từ đó phát triển chiến lược chống chọi với vấn nạn forking này. Kết quả sẽ tạo ra những dự án có network mạnh nhất, khiến hệ sinh thái đi lên.

Theo C98

Có thể bạn quan tâm

Mục lục