Tin nóng ⇢

Coinbase ra mắt công cụ đăng ký bầu cử ở Mỹ

Bất chấp chính sách phi chính trị, sàn giao dịch đang bước vào cuộc chơi chính trị khi ra mắt công cụ đăng ký bầu cử tại Mỹ được xem là "quan trọng nhất trong lịch sử tiền điện tử".

Sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất nước Mỹ Coinbase vừa ra mắt công cụ đăng ký bầu cử như một phần của sáng kiến giáo dục chính sách tiền điện tử.

"Sáng kiến sẽ được triển khai để giúp người dùng tự giáo dục bản thân về các vấn đề tiền điện tử, vị trí thành viên [được bầu] của họ và cách tham gia vào các cuộc bình chọn.”

Giám đốc chính sách của Coinbase Faryar Shirzad cho biết trong một bài đăng trên blog rằng cuộc bầu cử năm nay sẽ là "cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử tiền điện tử".


"Các nhà lãnh đạo mà chúng tôi bầu vào tháng 11 sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về các quy định tiền điện tử, blockchain và Web3," ông viết. "Chúng tôi đã nhận thấy nhu cầu khách hàng của mình rằng họ muốn tham gia vào các cuộc bầu cử này và đang tìm kiếm các nguồn lực, công cụ và hỗ trợ đáng tin cậy để giúp họ được đóng góp."

Coinbase đã gây tranh cãi khi công bố một "nền văn hóa phi chính trị" tại các văn phòng ở San Francisco vào năm 2020 khi các cuộc biểu tình làm rung chuyển nước Mỹ.  sau cái chết của George Floyd.  

Các nhân viên tại Coinbase đã hỏi CEO Brian Armstrong về quan điểm của ông về phong trào Black Lives Matter, nhưng ông đã từ chối chia sẻ quan điểm của mình, sau đó ông nói với nhân viên rằng Coinbase là một "công ty tập trung vào sứ mệnh". Điều đó, có nghĩa là nhân viên chỉ nên ủng hộ các chính sách xung quoanh tiền điện tử thay vì các vấn đề xã hội liên quan. 5% nhân viên đã rút lui khỏi công ty vì lập trường sự mệnh “ phi chính trị” của công ty.

Một năm sau, giám đốc pháp lý của công ty nói rằng nhiệm vụ phi chính trị là "một thành công".

Bài đăng trên blog hôm nay cho biết thêm:

"Tại Coinbase, chúng tôi không thường xuyên nói về chính trị nhưng chúng tôi sẽ tham gia vào quá trình chính trị vào những thời điểm mà nó liên quan đến sứ mệnh của chúng tôi là tăng tự do kinh tế trên thế giới."

 

Có thể bạn quan tâm