Có rất nhiều game mà chúng ta có cơ hội hợp tác và đầu tư, và họ đang đi tiên phong trong những mô hình hoàn toàn mới và có thể giải quyết một, nhiều hoặc thậm chí tất cả các vấn đề ở trên.
Thành thật mà nói, chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều đối với game blockchain.
Tôi nói điều này với tư cách là một nhà phát triển, nhà đầu tư, thành viên cộng đồng và một người chơi trung thành trọn đời.
Dưới đây là một số kỳ vọng của ta đối với các game blockchain:
1. Phải vui nhộn!
2. Giá của token phải tăng đều! (NFT và Token của hệ sinh thái)
3. Tham gia Kickstarter! (Kickstarter là một nền tảng hỗ trợ tài chính cho các công ty khởi nghiệp và giúp các nhà phát triển trò chơi giảm thiểu rủi ro khi phát triển trò chơi)
- Nhận thưởng đăng ký sớm + tài trợ dự án có đảm bảo
4. Được xây dựng trên blockchain! (đây là một công nghệ tiên tiến)
- Play and earn
- DAO
- Khả năng tương tác
- Khả năng kết hợp
5. Khả năng tiếp cận! (Bắt đầu chơi miễn phí)
Do đó, một số kỳ vọng chính của mọi người thực sự liên quan đến các game blockchain và bài viết này sẽ làm rõ từng ý một.
Chúng ta cũng sẽ nói về nguồn gốc của một số kỳ vọng này, đặc biệt là những tính năng mới.
Có thể coi mỗi phần của bài viết là một mini-boss của từng level game, và đọc toàn bộ bài viết tương đương với việc đánh bại được boss lớn ở level cuối cùng.
Chiến lợi phẩm của bài đăng này là kiến thức, và mục đích của tôi là giúp bạn được trang bị hoàn chỉnh hơn – tức là có những kỳ vọng hợp lý hơn, để những game blockchain này có khả năng phát triển thành một hệ sinh thái tuyệt vời. Mong rằng quý độc giả sẽ học được ít nhiều để có thể giúp ích cho bạn về sau.
Play and earn là một hệ sinh thái rất hấp dẫn.
Hãy là một bidder có trách nhiệm và góp phần quản lý không gian chơi game chung. Cộng đồng của bạn đặt hết niềm tin vào bạn.
Xây dựng một hệ thống đề cao những giá trị này, từ đó sẽ mang lại hiệu quả cho tất cả các bên liên quan.
Tính giải trí và gameplay
"Đảm bảo trò chơi phải vui nhộn" là một ý tưởng khá nông cạn (vậy nên ý tưởng này vô dụng)
Vẫn phải công nhận nó là một trong các mục tiêu cơ bản
Nhưng những trò chơi có hàng triệu người chơi không chỉ dựa vào phép màu để đạt được những thành tích này
Họ cũng phải có cơ sở hạ tầng tốt, quy trình để người chơi tìm thấy niềm vui trong trò chơi, roadmap sản phẩm và nguồn hỗ trợ tài chính.
Đây là cách blockchain và NFT đang nâng cao trải nghiệm người chơi và có khả năng chuyển hóa ngành kinh doanh game
Dưới đây là một vài tựa sách yêu thích của tôi về thiết kế trò chơi:
[1] Thiết kế game: Hướng dẫn trải nghiệm kỹ thuật – Tynan Sylvester
[2] "Lý thuyết về sự thú vị trong thiết kế game" – Raph Koster
[3] Nghệ thuật thiết kế game – Jesse Schell
Nhưng tôi nghĩ rằng thiết kế game chỉ là một thành phần của lĩnh vực kinh doanh này
Tôi khuyến khích bạn cũng nên đọc bài viết này về ngành công nghiệp game:
[1] "Máu, Mồ hôi và Điểm ảnh: Câu chuyện về Vinh quang và Hỗn lọan đằng sau trò chơi điện tử" – Jason Schreier
[2] "Reset: Sự phá hủy và phục hồi của ngành công nghiệp trò chơi điện tử" – Jason Schreier
Thay đổi kỳ vọng
Việc xây dựng và tiếp nối các tựa game hay hay cần có thời gian và một đội ngũ giàu kinh nghiệm. Một số game tung ra thị trường một cách nhanh chóng, trong khi những tựa game khác có cách tiếp cận lâu dài.
Tất cả đều có cách riêng trong việc áp dụng và thử nghiệm Web3.
Giá của token phải tăng liên tục
Mọi người kỳ vọng token của game phải liên tục tăng giá.
Nhưng có một điều gì đó cấp bách hơn ở đây khiến nó không còn là một chuyên môn mà có vẻ giống như bắt buộc hơn.
Hãy làm cho mô hình chơi game thông thường và play and earn tiếp diễn với một vòng lặp cốt lõi siêu thú vị nhưng vẫn tôn trọng thời gian của người dùng.
Bằng cách này, chúng tôi có thể nâng cao trạng thái trải nghiệm người dùng cho các trò chơi Crypto X và khơi mào cho thời kỳ vàng son tiếp theo của nhân loại.
Nghiêm túc mà nói, chúng ta đừng phức tạp hóa mọi chuyện với việc chỉ tập trung vào biểu đồ giá của token.
Ngay lúc này, ngay xung quanh chúng ta, chúng ta đang chứng kiến gần 300.000 người bước ra ngoài trời, 1 triệu người chơi muốn Axie thành công và hầu hết trong số họ đang tập trung vào giá của token.
Những gì chúng ta nên thực sự quan tâm là nghiên cứu cơ chế và mô hình diễn ra trong thế giới trò chơi thân yêu này.
- Bởi vì cơ chế và mô hình này có thể tái tạo.
- Bởi vì nó cho phép tạo ra một vũ trụ trò chơi do người chơi sở hữu và (có thể) là một metaverse. Ở đó mọi người có thể kết nối với nhau và kết bạn.
Devindra và Mark, những người bạn trong Metaverse
Điều chúng ta thực sự quan tâm là tổng tiện ích thu được từ hệ sinh thái hoặc giá trị mà game cung cấp cho các thành viên cộng đồng.
Nhìn chung, chúng ta thường hy vọng rằng blockchain cho phép người chơi thu được nhiều tiện ích hơn từ các game mà họ tham gia.
Market cap thực chất chỉ là một chỉ số của tiện ích này.
Kỳ vọng
Giá của token game đang tăng và nếu giá không tăng thì tôi sẽ dọa bán token, và dữ liệu duy nhất mà chúng tôi có thể biết về cách các game xử lý và trình bày dự án của riêng mình là thông qua giá token .
Giả thuyết: Chúng ta có sẵn phản xạ này do sự giống nhau của thị trường tiền điện tử và các dự án NFT.
- Nếu độ hiếm của một dự án là do tác động nhân tạo, 10.000 NFT không nhân lên so với giá mint của nó, thì sẽ bị coi là một dự án thất bại.
- Chúng ta kỳ vọng củng một hành động giá với sự thiếu hụt nguồn cung từ một vật phẩm trong game.
- Nhưng tiện ích của một dự án NFT thường mang tính tức thì: ví dụ như khái niệm về tư cách hội viên câu lạc bộ đồng quê hoặc hàng hóa Veblen (loại hàng hóa mà cầu tăng khi giá tăng). Nếu người khác muốn nó và dành đủ sự quan tâm, nó sẽ trở nên cần thiết.
- Tuy nhiên, tiện ích của vật phẩm ảo (gaming NFT) thường không (và không nên) giống với tiện ích của vật phẩm NFT!
Khi các nhà đầu cơ tham gia vào một hệ sinh thái, giá của các token sẽ tăng lên. Và khi các nhà đầu cơ rời đi, giá token sẽ tự nhiên giảm, đó là bản chất của nền kinh tế mở.
Câu hỏi đặt ra là ai sẽ ở lại khi giá của các token trò chơi giảm xuống?
Trong trường hợp này, cơ sở đã thay đổi. Khi thủy triều rút, chúng ta sẽ thấy được ai mới là người không thể về bờ.
Thay đổi kỳ vọng
Đừng hỏi token hệ sinh thái của bạn có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi chính bạn có thể làm được gì cho nó.
Đây có vẻ giống vấn đề giao tiếp với các thành viên cộng đồng và thiết kế về mặt kinh tế hơn.
Về mặt logic, giá trị của các NFT và token hệ sinh thái này phải tương xứng với sự tăng trưởng và tổng giá trị của hệ sinh thái.
- Lý tưởng nhất, giá trị của những token này phải là một chỉ số hệ quả tương đương với sự thành công của hệ sinh thái, không phải là chỉ số dẫn dắt.
- Chúng tôi muốn thiết kế cơ chế này cho các token để phản ánh mục tiêu này.
Chúng ta cũng phải thiết kế các nền kinh tế phản ánh những mục tiêu này và truyền đạt rõ ràng cho người dùng của chúng ta nhằm phản ánh những giá trị này và về việc đâu là tài sản gắn liền với cơ chế tăng trưởng.
Giao tiếp yêu cầu từ vựng tinh tế hơn: "NFT" liên hệ đến CryptoPunk, Art Block, CryptoRaider và Axie. Chúng tôi cần giới thiệu thuật ngữ mới để nắm bắt cơ sở hình thành của NFT.
Chúng ta cũng biết rằng chỉ số FDV (Fully Diluted Valuation) chẳng khác gì meme: một phù thủy tokenomic đủ kỹ năng có thể thiết kế token để FDV của anh ta tiếp tục phát triển và trên thực tế, anh ta có thể sử dụng FDV đó để kích thích thêm mối quan tâm.
Trong ngắn hạn (có lẽ đến năm sau), tôi hy vọng xu hướng tăng trưởng tập trung vào giá này sẽ tiếp tục, với việc người chơi / nhà đầu tư trong không gian tiền điện tử tiếp tục giúp nhu cầu của các game blockchain này phát triển.
Tuy nhiên, khi có nhiều dự án đã vội ra mắt từ những ngày đầu xây dựng, sẽ khó gây quỹ hơn cho các game khi chỉ dựa trên mục tiêu và tầm nhìn, và càng khó hơn để các trò chơi mới và thú vị tiếp tục đạt được lợi tức đầu tư (ROI).
Giá của token game sẽ không phải lúc nào cũng tăng, lỗi và thí nghiệm thất bại sẽ xuất hiện, vì GameFi là một cuộc chơi cần nắm chắc việc quản lý rủi ro.
Hãy nhớ rằng, chiến lợi phẩm là những kiến thức thu thập được.
Sau cùng thì điều thực sự quan trọng là niềm vui và những người bạn mà ta có được trong suốt quá trình trải nghiệm.
Về mặt kinh tế, tất cả những điều tốt đẹp đều đến từ việc chấp nhận rủi ro, tìm kiếm "kho báu" và bắt đầu một cuộc hành trình tuyệt vời.
Nó không chỉ là một cuộc hành trình về thể chất mà còn là về tinh thần.
Trở thành một Kickstarter (Tài trợ cho game)
Tôi đã thảo luận về vấn đề này trong một bài viết trước: Game miễn phí tạo ra một kỷ nguyên mới của game. Blockchain cũng làm được điều này, nhưng với một mô hình mới: game do cộng đồng sở hữu. Ít nhất, môi trường tài trợ này giúp các builder có thể loại bỏ rủi ro các thử nghiệm này và đưa và trò chơi mới.
Họ cung cấp một hướng tài trợ khác hấp dẫn hơn, không nhất thiết phải chịu sự kiểm soát của các công ty game khởi nghiệp, đơn vị phát hành hoặc mạng lưới nhà đầu tư thiên thần của bạn, họ thường thông qua bán NFT hoặc thậm chí cung cấp token (LBP, LBA, airdrop, v.v.) để có được tài trợ.
Là một thành viên của cộng đồng, bạn có thêm động lực để áp dụng kiến thức trò chơi của mình và trở thành một phần của quá trình phát triển trò chơi.
Tất cả những nỗ lực trên đều mang tính tích cực.
Những gì mọi người mong đợi từ một game nào đó đều liên quan đến những điều trên. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các game blockchain phải đồng thời được thiết kế để (1) gây quỹ, (2) quản lý cộng đồng của họ và (3) xây dựng game.
Và chỉ với khoản dựng game là đã rất khó rồi!
Hơn nữa, rất khó để đánh giá khả năng thành công của một game blockchain do các rào cản gia nhập thấp đối với các nhà phát triển game và khó khăn tương đối trong việc xác định ý đồ của các tác nhân.
Đây là vấn đề: số liệu duy nhất mà người chơi hoặc nhà đầu tư bình thường có thể dựa vào để đánh giá một game là hay hoặc tệ là thông qua sự tương đồng của game (Chủ nghĩa tương tự/ Skeumorphism): cả hai đều nói về tốc độ phát triển và thuộc các game Web2.
(1) Các chỉ số tăng trưởng được kế thừa từ hệ sinh thái NFT / PFP: giá sàn, số lượng, thành viên cộng đồng
(2) Chúng ta đánh giá trò chơi bằng cách so sánh với trò chơi Web2 hoặc các khái niệm trò chơi mà chúng ta đã quá quen thuộc.
Điều này đã dẫn đến việc tài trợ (dư thừa) cho một số lượng lớn các dự án, trong đó nhiều dự án sẽ không thể tồn tại quá vài năm.
Thay đổi kỳ vọng
Ngay cả một game đình đám được phát triển bởi một nhà phát triển với 20 năm kinh nghiệm cũng có thể thất bại. Đừng mong đợi mọi game blockchain đều sẽ ra mắt thành công, chứ đừng nói đến việc mang lại lợi nhuận cho người chơi hoặc nhà đầu tư.
Phải được xây dựng trên blockchain
Thật khó để một game được xây dựng trên công nghệ mới và sẽ mãi là như vậy.
Mức độ mà công nghệ blockchain hiện đang được sử dụng trong các game đều khác nhau: từ việc thử nghiệm Web3 bằng cách bán NFT cho đến các game hoàn toàn on-chain, chẳng hạn như Dark Forest.
Các đội game blockchain sẽ phải chọn các nguyên bản mà họ muốn sử dụng từ các thế giới khác nhau của DeFi, DAO, cơ sở hạ tầng NFT, PlayFi, v.v.
Thay đổi kỳ vọng
Ở đâu có khó khăn, ở đó có cơ hội.
Vì vậy, hãy sử dụng công cụ và bắt đầu xây dựng
Còn rất nhiều việc phải giải quyết ở đây!
Khả năng tiếp cận
Hình thức free-to-play áp dụng được và nó mang lại những game lên đến hàng tỷ đô la phần lớn là do khả năng truy cập của chúng: Bất kỳ ai cũng có thể download miễn phí và cùng bạn bè của họ truy cập nó một cách dễ dàng.
Gabe Leydon, creator của "Game of War" (2,8 tỷ đô la vào năm 2018), đã viết: "Bạn có muốn thống trị thế giới?". Đồng thời nói chi tiết về điều này:
Hiện có hai app store cho 2 tỷ người dùng. Mọi người đều biết nơi download game bạn đang chơi. Không ai cần biết trang web cụ thể của nó là gì. Không ai cần phải truy cập GameStop, họ chỉ cần rút điện thoại ra và gõ 'tên trò chơi là gì', vào App Store và tải xuống.
Với tư cách là nhà đầu tư và người chơi, chúng ta mong đợi cùng một mức độ về khả năng tiếp cận và khả năng khám phá từ các game blockchain.
Thậm chí còn chưa kể đến trải nghiệm đầu tiên cực quan trọng của người dùng.
Phân loại các trò chơi Blockchain
Làm thế nào để phân loại các trò chơi blockchain?
Có hai khái niệm cốt lõi ở đây: quyền sở hữu kỹ thuật số thực sự và layer 0 của trò chơi là con người
Nhưng các game blockchain hoạt động cùng với khả năng truy cập: trong tweet ở trên, tôi đã thảo luận về sự cân bằng trong việc xây dựng các trò chơi Web2.1 và Web3.0.
Một bên bạn có Thetan Arena và League of Kingdoms. (Bắt đầu chơi miễn phí)
Và ở bên còn lại, bạn có Crypto Unicorns và Axie Infinity. (bị hạn chế quyền truy cập vào trò chơi thông qua quyền sở hữu nội dung)
Bang hội (guild game) giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia này, nhưng nó không dễ dàng như free-to-play (một team ước tính cần 20 bước để bắt đầu chơi Axie).
Trên thực tế, chúng ta biết rằng giá tối thiểu để bắt đầu chơi một trò chơi không nên là $ 4.000.
Nhưng cách chúng ta thiết kế nền kinh tế, thường là bằng cách kích hoạt NFT, có thể khiến chúng lên đến 40 đô la, 4.000 đô la hay thậm chí 40.000 đô la.
Thay đổi kỳ vọng
Hãy nhớ lại lý do tại sao blockchain gaming hứa hẹn hơn F2P thuần túy:
- Một khoản tiền lớn đã phải được chi ra chỉ cho khoản xây dựng game và hệ sinh thái của nó, chứ không phải để chuyển cho người chơi.
- Thay vì trả tiền cho các đơn vị quảng cáo, tại sao không trả tiền cho những người chơi sớm, những người đón nhận game và những người bảo trợ dự án?
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, các game blockchain phải tìm ra những cách mới nào để phát triển.
Cũng sẽ mất thời gian để các nhà phát triển F2P tiếp thu mô hình khác một cách hoàn thiện nhất và điều chỉnh các kỹ năng của họ trong việc tối ưu hóa, trải nghiệm đầu tiên của người dùng (FTUE), marketing hiệu suất để thích ứng tốt hơn với sự phát triển của game blockchain.
Tóm lại: Thường có một sự đánh đổi trong mô hình hiện tại. Những gì bạn đạt được trong vấn đề về khả năng tiếp cận, thì bạn có thể sẽ mất trong các khía cạnh khác (và trong các kỳ vọng) đã thảo luận ở trên.
Tại sao lại ứng dụng blockchain trong lĩnh vực game?
Tại sao lại phải sử dụng blockchain để tạo ra game, khi chúng vẫn có thể được xây dựng và phát triển tốt mà không cần đến công nghệ blockchain.
Vì vậy, nếu chúng ta không thể đáp ứng những kỳ vọng này, chúng ta sẽ làm gì?
Tóm lại: chúng ta đang chứng kiến xem liệu blockchain có thể cách mạng hóa lĩnh vực kinh doanh trò chơi điện tử (như free-to-play) hay không. Các game blockchain có thể khả dụng đối với những game dựa trên tầm nhìn (vision-based game). Chúng đem đến đề xuất về các cơ chế tăng trưởng thay thế với tiềm năng mở rộng quy mô tới hàng triệu người dùng mà không phụ thuộc vào nền tảng. Chúng ta mới chỉ chạm đến phần nổi của tảng băng ở đây: hãy nhớ Stardew Valley (một game indie do ConcernedApe phát triển) không được tài trợ theo mô hình tài trợ F2P.
Blockchain cũng có thể cho phép các loại game mới (cơ chế và lối chơi mới) trở nên khả thi. Axie mở khóa mô phỏng quản lý, gray market và shadow market trong các game kinh tế mở như việc Crypto Unicorns đã trở thành lối chơi cốt lõi.
Các DAO mở ra tiềm năng cho một kỷ nguyên mới của game do cộng đồng sở hữu và điều hành. Chúng ta có thể đạt được khả năng kết hợp của cơ chế trò chơi (xem: game Web3 và bản đồ Warcraft III / Roblox). Chúng ta có thể khuyến khích và thưởng cho các nội dung thu hút thêm người dùng (xem: "DotA2").
Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới.
Tốn mất hai năm từ Fruit Ninja (2010) đến Clash of Clans (2012), và đã có rất nhiều thử nghiệm trong giai đoạn đó.
Tổng kết
Một, hai hoặc thậm chí ba trong số những kỳ vọng đó có thể được các team sản xuất game thực hiện trong quá trình thử nghiệm với chế độ mới này ở dạng hiện tại của nó.
Các sản phẩm chơi game khác nhau sẽ được điều chỉnh để đáp ứng những mong đợi này ở các cấp độ và mức độ khác nhau.
Chúng ta cần điều chỉnh kỳ vọng của mình và biết rằng hầu hết các game đều thất bại. (PS: Chân thành cám ơn Sebastian Park và Nico Vereecke vì sẽ thảo luận đúng điều này trong Metacast sắp tới).
Có rất nhiều game mà chúng ta có cơ hội hợp tác và đầu tư, và họ đang đi tiên phong trong những mô hình hoàn toàn mới và có thể giải quyết một, nhiều hoặc thậm chí tất cả các vấn đề ở trên.
Những game thành công đó có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để thực hiện và chứng minh những giả định của họ.
Nếu bạn có hứng thú đối với lĩnh vực này, rất có thể bạn sẽ tìm được một tựa game hợp cạ và nhớ rằng hãy cứ tận hưởng và hướng tới trải nghiệm game vui vẻ.
Theo The Way of DeFi