Thông qua việc sử dụng Minecraft, mọi người có thể hiểu rõ hơn về Metaverse và Web3. Ngoài ra, họ có thể tìm hiểu về tiềm năng và cách Metaverse cũng như Web3 có thể được sử dụng trong thế giới thực.
Metaverse là gì?
Metaverse là một thuật ngữ được Neal Stephenson nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash xuất bản vào năm 1992 của ông, mô tả một thế giới trực tuyến dựa trên thực tế ảo trong tương lai. Ngoài ra, một số người còn cho rằng cuốn tiểu thuyết này chính là một dự đoán về tương lai.
Không giống như internet hay thậm chí là thực tế ảo như chúng ta biết ngày nay, Metaverse là một không gian 3D hoàn toàn nhập vai, nơi mọi người có thể tương tác với nhau và với các đối tượng kỹ thuật số như thể chúng là thật.
Mặc dù Metaverse vẫn chưa hoàn toàn tồn tại nhưng một số nền tảng đã tạo ra trải nghiệm gần giống với Metaverse. Chẳng hạn thông quan như thông quan nền kinh tế ảo và các sự kiện trong game, các trò chơi điện tử đã vượt qua ranh giới của một trò chơi giải trí thông thường.
Nói một cách đơn giản, Metaverse là một khái niệm về một vũ trụ 3D trực tuyến chắp vá các không gian ảo khác nhau với mục đích cho phép người dùng giao lưu, chơi game và thậm chí làm việc trong các không gian 3D này. Tương tự như web, metaverse đã và đang đạt được những thành công nhất định.
Có thể nói rằng khi công nghệ phát triển, sự xuất hiện của một cái gì đó như Metaverse là một điều tất yếu.
Web3 là gì?
Web3 là thế hệ thứ ba của World Wide Web và hướng đến một web phi tập trung. Nếu như Web1 tập trung vào nội dung tĩnh, Web2 mang đến nội dung động và các tính năng truyền thông xã hội. Thì giờ đây, với Web3 đang chuyển sang một web phi tập trung hơn, nơi người dùng có quyền kiểm soát dữ liệu của riêng họ. Ban đầu, Web 3.0 được Tim Berner-Lee, người phát minh World Wide Web gọi là Semantic Web. Web3 hướng tới việc cho phép các trang web và ứng dụng xử lý thông tin một cách tự chủ và thông minh hơn.
Thông qua các công nghệ như Big Data, machine learning và sổ cái phân tán (decentralized ledger – DLT), dữ liệu có thể được xử lý theo cách thông minh và giống con người hơn.
Cách Minecraft trở thành một công cụ hữu ích để hiểu Metaverse
Minecraft là một trò chơi cho phép người chơi xây dựng và khám phá trong một thế giới 3D. Đây cũng là một trong những trò chơi đầu tiên cung cấp nền kinh tế ảo mà người chơi có thể trao đổi các vật phẩm.
Thông qua việc sử dụng Minecraft, mọi người có thể hiểu rõ hơn về Metaverse và Web3. Ngoài ra, họ có thể tìm hiểu về tiềm năng và cách Metaverse cũng như Web3 có thể được sử dụng trong thế giới thực.
Điều gì khiến Minecraft trở thành một nền tảng metaverse tuyệt vời?
Một yếu tố chính khiến Minecraft trở thành một nền tảng tuyệt vời cho Metaverse là Minecraft có khả năng thích ứng cao. Điều này có nghĩa là người chơi có thể tạo nội dung của riêng mình cũng như chia sẻ với người khác, giúp người chơi dễ dàng tạo ra những trải nghiệm và thế giới mới trong game.
Không chỉ vậy, Minecraft còn có một cộng đồng lớn và tích cực hoạt động, tạo cảm giác thân thuộc, cho phép người chơi kết nối với nhau. Quan trọng nhất, Minecraft không ngừng phát triển với những tính năng và bản cập nhật mới được phát hành thường xuyên.
Metaverse Minecraft phi tập trung
Nếu như việc xây dựng metaverse thông qua Facebook của Mark Zuckerberg vướng phải nhiều chỉ trích của cộng đồng crypto bởi động thái của Facebook cho cộng đồng cái nhìn về một metaverse phần lớn sẽ thuộc sở hữu của những gã khổng lồ công nghệ như Zuckerberg và điều này lại đi ngược lại với nguyên lý phi tập trung mà Metaverse đang hướng đến thì Minecraft lại khác.
Mặc dù chỉ là một trò chơi, nhưng Minecraft vẫn là một nền tảng mở mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập và chơi. Không một công ty nào kiểm soát hoặc ra lệnh cho người chơi có thể làm gì.
Minecraft hoạt động tốt vì mỗi metaverse có thể có các quy tắc tương tác riêng. Trên Minecraft, bất kỳ ai cũng có thể tạo metaverse. Sự phi tập trung này là chìa khóa cho sự thành công của Metaverse, vì nó cho phép tạo ra một môi trường dân chủ và cởi mở hơn, nơi mọi người trong cọng đồng đều có thể đóng góp.
Nó đắm chìm ngay cả với công nghệ thấp
Mọi người thường mặc định Metaverse là một phiên bản công nghệ cực kỳ tiến bộ nhưng Minecraft thì khác
Với Minecraft, người chơi có thể nhập vai ngay cả khi sử dụng công nghệ thấp và không cần đến thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) hay ảnh không gian ba chiều.
Khi nhắc đến metaverse, người ta chỉ nghĩ rằng phải cần đến các thiết bị đeo như kính thực tế ảo thì người dùng mới có thể đăm chìm vào các trải nghiệm. Tuy nhiên, Minecraft chứng minh rằng metaverse có thể nhập vai chỉ bằng việc sử dụng máy tính mà không cần đến kình thực tế ảo VR. Thậm chí, Minecraft còn có thể chạy ngay cả trên các thiết bị rất cũ.
Minecraft hướng đến một mục đích duy nhất
Mọi người chơi Minecraft vì những lý do khác nhau. Một số muốn sáng tạo, một số muốn khám phá và một số chỉ muốn giao lưu. Theo một cách nào đó, Minecraft đã trở thành một nền tảng để mọi người có thể làm tất cả những điều này và hơn thế nữa.
Đây là một game có thể trở thành bất cứ thứ gì bạn muốn, hoàn hảo cho bất kỳ ai muốn khám phá tiềm năng của Metaverse. Cũng chính vì thế mà tự game này đã đạt được những thành công nổi bật.
Ví dụ, Minecraft Education cho phép học sinh trải nghiệm và tưởng tượng về thế giới cũng như các nền văn hóa khác nhau tương tự như thé giới thực. Việc hợp tác với Microsoft, Piki Studios đã giúp học sinh ở New Zealand tìm hiểu về văn hóa Te Ao Māori thông qua Minecraft.
Làm thế nào để mọi người tương tác trong Minecraft?
Người chơi có thể tương tác với nhau thông qua nhiều phương thức khác nhau như trò chuyện, tin nhắn riêng tư và diễn đàn. Ngoài ra, người chơi cũng có thể tham gia máy chủ để cùng nhau chơi game.
Cách phổ biến nhất để tương tác trong Metaverse là đóng góp vào bối cảnh của máy chủ bạn đang tham gia. Nếu máy chủ của bạn đang cố gắng xây dựng một công trình lớn, bạn sẽ phải hỗ trợ vào việc xây dựng đó để hoàn thành đúng thời hạn.
Các dự án metaverse đáng chú ý được xây dựng trên Minecraft
Có hơn một chục dự án dựa trên trò chơi điện tử năm 2011, với các hạt giống Minecraft (NFT) được bán với giá hàng chục nghìn USD.
Ví dụ: NFT Worlds là một bộ sưu tập gồm 10.000 NFT dựa trên hạt giống Minecraft. Mỗi NFT có một “world seed” hoặc mã code có khả năng tạo ra một thế giới Minecraft. Các điểm đến Metaverse cũng có thể được lưu trữ trên máy chủ của chính người chơi với sự trợ giúp của các nhà xây dựng đã được xác minh.
Uplift World, metaverse khác của Minecraft, là một metaverse play-to-earn được xây dựng trên blockchain WAX. Nó cũng sử dụng NFT và có hệ thống đường sắt giao thông được mã hóa.
Ngoài ra, Enjin cũng là một trong những nhà phát hành đầu tiên của plugin EnjinCraft và Java SDK. Điều này đã cho phép một số người xây dựng metaverse Minecraft trên blockchain bằng cách sử dụng blockchain Enjin và Ethereum.