Tin nóng ⇢

Bàn về thương vụ mua lại Genie của Uniswap

Một sàn giao dịch phi tập trung lại đi mua lại một nền tảng tổng hợp NFT sao? Nhiều người đã tự hỏi như vậy khi nghe về thương vụ mua lại marketplace Genie của Uniswap. Hãy thử đổi lại câu hỏi đó thành thế này: Một giao thức giao dịch token kỹ thuật số đang mua lại một giao thức khác cũng giao dịch token kỹ thuật số?

Câu chuyện trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Kể từ sau sự bùng nổ của NFT, chúng ta đã tách biệt thế giới JPEG thành một khái niệm nằm ngoài DeFi. Chúng đúng là có liên quan, nhưng lại nằm ở hai vùng riêng biệt. Tuy nhiên, chúng ta đã quên mất rằng ERC-20 và NFT đều là token và đều đại diện cho cùng một thứ: quyền sở hữu kỹ thuật số. ERC-20 thường nói đến quyền sở hữu hoặc xác nhận quyền sở hữu tổ chức, trong khi NFT là quyền sở hữu phương tiện kỹ thuật số hoặc một mặt hàng.

Vậy tại sao một giao thức không nên thống nhất việc giao dịch token giá trị (ERC-20) với token văn hóa (NFT)? Tiền điện tử, với tư cách là một ngành công nghiệp, đã bắt đầu pha trộn nhiều thế giới tài chính và văn hóa khác nhau, vì vậy việc kết hợp các thế giới này ở cấp độ sản phẩm cũng không có gì lạ.

Với suy nghĩ này, lý do chiến lược đằng sau việc Uniswap mua lại Genie được hiểu rõ nhất thông qua ba lĩnh vực chính:

  1. Mở rộng người dùng
  2. Trải nghiệm người dùng và khả năng tiếp cận
  3. Thị trường tổng hợp Vs Thị trường độc lập

Mở rộng người dùng

Uniswap thống trị thị phần của các nhà giao dịch trên sàn phi tập trung (DEX). Chẳng hạn, Ethereum Uniswap có hơn 450.000 địa chỉ giao dịch độc lập trong 30 ngày qua, gấp mười lần so với đối thủ cạnh tranh SushiSwap. Dù vậy, so với OpenSea, Uniswap chỉ có số lượng địa chỉ độc lập gần như ngang bằng trong 30 ngày qua.

NFT thu hút được nhiều đối tượng hơn nhiều so với token ERC-20 tiêu chuẩn. Mỗi NFT có một hình ảnh trực quan, câu chuyện và thậm chí là một nhân vật để kết nối với người dùng. Các khía cạnh tính cách và văn hóa của NFT đã cho phép chúng vượt qua đối tượng nhà giao dịch tài chính của ERC-20 tiêu chuẩn và nắm bắt cơ sở người dùng rộng lớn hơn nhiều.

Việc đưa lượng lớn người dùng này vào cùng một trải nghiệm người dùng tạo ra cơ hội bán chéo cho ERC-20 DEX Uniswap. Nhờ một giao diện độc nhất, dễ tiếp cận, Uniswap sẽ có thể chuyển đổi các nhà giao dịch ERC-20 thành khách hàng giao dịch NFT và ngược lại.

Chi phí giáo dục và thu hút khách hàng có lẽ là rào cản cao nhất đối với sự phát triển của DEX và tiền điện tử nói chung. Những rào cản này được dỡ bỏ khi hai ứng dụng phổ biến nhất của tiền điện tử kết hợp thành một giao diện duy nhất. Vì vậy, giống như cách mà Uniswap V3 từng tăng cường tính hiệu quả cho giao dịch ERC-20, Uniswap NFT cũng sẽ có được kết quả tương tự

Trải nghiệm người dùng

Giống như hoạt động mở rộng khách hàng, việc có một nền tảng duy nhất để mua bán ERC-20 và NFT giúp cho trải nghiệm ít bị phân đoạn hơn. Trong lịch sử, người dùng đã phải điều hướng nhiều giao diện trang web để thực hiện các hoạt động khác nhau. Trải nghiệm người dùng được cải thiện của Uniswap sẽ giúp tiền điện tử dễ tiếp cận, mở ra làn sóng người dùng mới tiếp theo.

Khả năng tiếp cận là chìa khóa dẫn đến lớp người dùng bình thường, nhưng người dùng thực sự chỉ chiếm khoảng 20% ​​khối lượng của Uniswap. Các bot giao dịch, aggregator và chuyên gia kinh doanh chênh lệch giá chiếm tỷ lệ đáng kể trong hoạt động kinh doanh của Uniswap. Đối với những đối tượng này, trải nghiệm người dùng phải thật hiệu quả và giảm rủi ro. Việc hợp nhất giao diện giao dịch ERC-20 với NFT làm giảm rủi ro tích hợp và cải thiện hiệu quả.

Khi tiền điện tử phát triển, NFT và ERC-20 sẽ trở nên phức tạp hơn và trùng lặp với nhau. Người dùng sẽ muốn mua NFT bằng bất kỳ token nào. Các nền tảng tổng hợp và ứng dụng được xây dựng trên Uniswap sẽ muốn cung cấp cả NFT và ERC-20. Và tất nhiên, sẽ có những trường hợp sử dụng đan xen mà hiện chưa ai từng nghĩ đến. Ngoài ra, giao diện thống nhất nên đơn giản hóa hoặc kết hợp đủ khía cạnh sơ khai để các nhà phát triển có thêm không gian xây dựng sản phẩm mới.

Thị trường tổng hợp Vs Thị trường độc lập

Một điểm khác biệt chính giữa tiêu chuẩn ERC-20 DEX của Uniswap và giao thức Genie là Genie là một công cụ tổng hợp, không phải sàn giao dịch độc lập. Sàn giao dịch độc lập lưu trữ hiệu quả tính thanh khoản cho các nhà giao dịch. Đối với ERC-20 DEX của Uniswap, điều này đồng nghĩa người dùng gửi token vào các pool giao dịch và những token tương tự này được sử dụng nhằm tạo điều kiện giao dịch trên giao thức. Trong khi đó, sàn giao dịch tổng hợp không có bất kỳ tính thanh khoản nào mà nhận nguồn thanh khoản từ nhiều sàn giao dịch độc lập. Thông thường, mô hình độc lập “sở hữu” thanh khoản giao dịch nên có ưu thế cạnh tranh hơn.

Vậy tại sao Uniswap lại quyết định thực hiện một chiến lược giao dịch khác cho NFT mà không phải ERC-20? Tại sao phải “sở hữu” thanh khoản trong sàn giao dịch ERC-20 thay vì “vay mượn” thanh khoản từ các thị trường NFT khác?

Trong khi ERC-20 và NFT đều là token, điểm khác biệt chính giữa chúng là sự phân chia giá trị. ERC-20 có thể phân chia vô hạn để có thể giao dịch các phân số nano của token. NFT là các đơn vị giá trị rời rạc trong đó mỗi token đại diện cho toàn bộ quyền sở hữu của một mặt hàng. Việc sở hữu các phân mảnh nhỏ sẽ phá hỏng thuộc tính tiện ích và tính cá nhân của NFT. Ví dụ: người dùng có ảnh hồ sơ NFT cần sở hữu toàn bộ NFT để sử dụng chúng trên các nền tảng như Twitter. Tương tự, NFT tiện ích, điển hình là vật phẩm chơi game, cũng cần được sở hữu toàn vẹn để sử dụng trong game.

Vì ERC-20 có thể phân chia và thay thế được, nên lợi thế cạnh tranh đến từ khả năng sở hữu tính thanh khoản cao. Đó là một chức năng của nền kinh tế tài chính theo quy mô khi các sàn cạnh tranh nhau để có thể phục vụ những giao dịch lớn với mức trượt giá thấp. Người dùng chỉ quan tâm đến các khía cạnh tài chính như chi phí và độ trượt giá thấp. Do đó, DEX cần đạt thanh khoản sâu mới có thể cạnh tranh.

Các sàn giao dịch NFT được thúc đẩy nhiều bởi trải nghiệm người dùng thay vì từ các khía cạnh tài chính như trượt giá. Người dùng có xu hướng muốn mua một hoặc hai NFT cùng một lúc và họ cũng thường mong muốn NFT họ sở hữu phải phù hợp với họ. Điều này thúc đẩy động lực cạnh tranh để cung cấp trải nghiệm người dùng một điểm đến (one-stop) với tất cả tùy chọn có sẵn.

Vì các sàn giao dịch NFT đều hướng tới cạnh tranh về độ đa dạng của tùy chọn và trải nghiệm người dùng, kết quả cuối cùng là một cuộc cạnh tranh do nền tảng tổng hợp thống trị. Theo đó, Uniswap có mô hình ưu tiên cho giao dịch ERC-20 và giao dịch NFT mặc dù chúng không phải là mô hình giống nhau tuyệt đối.

Ngoài ra, vốn là một aggregator, Uniswap không cần phải thúc đẩy incentive, làm loãng token để thu hút người bán NFT vào thị trường của mình. Tăng thanh khoản là một nhiệm vụ khó khăn và tốn kém. Việc chuyển sang phân khúc marketplace NFT với tư cách là aggregator hàm ý Uniswap không phải chịu chi phí cạnh tranh này. Thay vào đó, Uniswap có thể dồn ép sự cạnh tranh về phí tăng lên ở các marketplace NFT độc lập.

Tích lũy giá trị

Token UNI có tích lũy giá trị từ sự kiện mua lại này không? Tất nhiên là có.

Tích lũy giá trị thường xảy ra khi dòng tài chính quay trở lại với người sở hữu tài sản. Trong trường hợp này, đó là những người nắm giữ UNI. Không có kế hoạch nào được công bố để chia sẻ phí hoặc các khoản thu khác với chủ sở hữu UNI. Tuy nhiên, ý nghĩ rằng việc mua lại không tạo ra giá trị cho những người nắm giữ UNI là rất thiển cận, vì thị trường có thể đáp ứng được dự kiến sẽ mở rộng quy mô.

Trong thời đại Web2, các mô hình kinh doanh công nghệ đã thành công bằng cách thu hút số lượng lớn người dùng và thiết lập vị thế thị trường trước khi tối ưu hóa dòng doanh thu. Tiền điện tử là công nghệ cốt lõi. Trong khi mã nguồn mở và thuộc tính dữ liệu thay đổi một số động lực cạnh tranh so với công nghệ Web2, giao thức độc nhất hoặc ứng dụng chứa đựng mối quan hệ khách hàng vẫn là khía cạnh cạnh tranh quan trọng. Tương tự như các ứng dụng Web2 giai đoạn đầu, định giá được hiểu là xác suất một thực thể sở hữu thị trường trong tương lai. Gia tăng cơ sở người dùng hiện tại là một phương pháp hiệu quả để tăng giá trị kỳ vọng của một giao thức hoặc công ty.

NFT có tổng cơ sở người dùng có thể đáp ứng lớn hơn đáng kể so với giao dịch token ở trạng thái hiện tại. Việc chuyển cơ sở người dùng lớn này sang DEX giúp giảm chi phí thu hút khách hàng và định hướng Uniswap tiếp tục kiếm doanh thu từ mối quan hệ khách hàng trong tương lai. Các ứng dụng sở hữu giao diện khách hàng và mối quan hệ trong Web2 trước đây hoạt động tốt hơn các ứng dụng không có mối quan hệ với end-user.

Tích lũy giá trị cho công nghệ giai đoạn đầu xoay quanh khả năng kiếm tiền tiềm năng hơn là doanh thu hiện tại. Vụ mua lại Genie của Uniswap Lab làm tăng đáng kể quy mô và cơ hội kiếm tiền tiềm năng trong tương lai, do đó tích lũy giá trị cho token UNI hiện tại.

Tổng kết

Ngành cồng nghiệp tiền điện tử đang hợp nhất thế giới tài chính và văn hóa lại với nhau. Lợi dụng tình thế này, Uniswap đã quyết định mua lại marketplace NFT Genie. Uniswap hiện có thể cung cấp trải nghiệm người dùng thống nhất trên nhiều kịch bản sử dụng tiền điện tử hàng đầu. Ngoài ra, thương vụ này đặt Uniswap vào vị thế cạnh tranh để thu hút một lượng lớn người dùng mới. Tại thời điểm này, Uniswap sẽ phát triển bằng cách tăng tính tiếp cận của tiền điện tử với nhiều đối tượng hơn, không tiếp tục tối ưu hóa hiệu quả DEX.

Chúng ta cần chú ý xem liệu điều này có ảnh hưởng như thế nào đến các markerplace NFT cấp thấp hơn như OpenSea và LookingRare. Trong lịch sử, các mô hình kinh doanh tổng hợp thành công đã tạo ra sức cạnh tranh về phí đáng kể cho các nhà cung cấp cấp thấp. Họ cũng đưa ra một yếu tố cân bằng làm giảm lợi thế cạnh tranh trước đó. OpenSea hiện đang có lợi thế hơn so với LookRare, nhưng nền tảng sẽ nhanh chóng bị áp chế lại nếu sàn giao dịch NFT Uniswap đạt được thành công.

Cho đến nay, các đối thủ của OpenSea đã phải đối mặt với nhiều thách, chủ yếu đến từ độ tin cậy của nền tảng và tính thanh khoản. Việc mua lại Genie của Uniswap đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với sự thống trị Ethereum của OpenSea dựa trên mô hình kinh doanh tổng hợp và niềm tin thương hiệu đã được bổi đắp.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục