Tin nóng ⇢

FloorDAO: Giải quyết các vấn đề thanh khoản của NFT

Bạn đã bao giờ bạn muốn mua NFTs nhưng đã từ bỏ vì chúng không tối ưu được lợi nhuận hoặc thanh khoản không cao trong DeFi?

Thanh khoản là một thuật ngữ trên thị trường chứng khoán, nó đề cập đến hiệu quả mà một tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức mà không ảnh hưởng đến giá thị trường của nó. Tài sản thanh khoản cao nhất là tiền mặt.

Bây giờ chúng ta hãy cố gắng hiểu NFTs từ góc độ thanh khoản:

NFTs là tài sản blockchain dưới dạng token không thể thay thế, thường đại diện cho các sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc hoặc bất kỳ danh tính kỹ thuật số nào khác mà người sáng tạo đã quyết định đưa vào blockchain. Đơn vị trao đổi là token.

Một người mua NFT khác với một nhà đầu tư truyền thống theo nghĩa sau đây. Thay vì mua cổ phiếu thể hiện phần trăm quyền sở hữu công ty ngoài chuỗi (off-chain) thì họ mua các token thể hiện phần trăm quyền sở hữu của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, trò chơi hoặc âm nhạc trên chuỗi (on-chain).

Nhưng NFTs không chỉ là token, nó có các yếu tố cộng đồng và văn hóa kết hợp với nhau. Cộng đồng tạo ra giá trị và sự khan hiếm của NFTs (hoặc bất kỳ tài sản nào). Đồng thời khái niệm về quyền sở hữu là một khái niệm mới mẻ, thú vị đối với cả nghệ sĩ, người sáng tạo và cộng đồng hâm mộ của họ.
Để hiểu thêm về quyền sở hữu trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng bạn có thể xem lại bài viết Âm nhạc tiến vào Web3.0

Thường việc đo lường giá trị của NFT chúng ta sẽ xem xét lại các dữ liệu giao dịch trong quá khứ nhưng với một người mua có hiểu biết họ sẽ xem xét nhiều yếu tố khác chẳng hạn như thanh khoản so với các sản phẩm tương tự khác. Volume giao dịch cao thể hiện tính thanh khoản cao hơn.

Thiếu thanh khoản có lẽ là mối bận tâm lớn nhất đối với hầu hết các nhà đầu tư và chính điều này họ xem đầu tư NFTs là một khoản đầu tư rủi ro hơn altcoin. Và lịch sử của NFTs cũng cho thấy các bộ sưu tập và tác phẩm hầu hết đều mất giá trị của chúng trong vòng vài tháng.

Bạn đã bao giờ muốn mua NFTs nhưng đã từ bỏ vì không tối ưu được lợi nhuận hoặc thanh khoản không cao trong DeFi?

Hiện nay thị trường NFT đang phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp người mua và người bán trên các thị trường tập trung như OpenSea. Người bán thì set-up giá sàn thấp nhất  để bán hàng được ngay lập tức còn người mua thì phải trả phí chênh lệch. Điều này khiến không bên nào được tối ưu lợi nhuận.

Phí giao dịch này chảy vào túi của những người quản lý sàn giao dịch thay vì cho người dùng cung cấp thanh khoản và khối lượng giao dịch.

FloorDAO là gì

Nhà sản xuất thị trường NFT phi tập trung đầu tiên trên thế giới:

Khi bắt đầu FloorDAO sẽ mua các dự án NFT blue-chip do cộng đồng bình chọn và mua với giá thấp nhất. Đồng thời FloorDAO bắt chước hệ thống POL (Protocol Owned Liquidity) của OlympusDAO. Điều này sẽ cung cấp cho các dự án NFT tính thanh khoản tốt, cho phép mọi người giao dịch tài sản NFT ngay lập tức. Phí giao dịch thị trường sẽ được trả lại cho quỹ FloorDAO.

Tầm nhìn của FloorDAo

Tầm nhìn của FloorDAO là thu hẹp khoảng cách giữa DeFi và NFTs và tạo ra các chiến lược lợi nhuận và các trường hợp sử dụng mới.

FloorDAO sẽ hoạt động như là nhà tạo lập thị trường NFTX phi tập trung lớn nhất và cung cấp cho chủ sở hữu NFT tính thanh khoản sâu và ngay lập tức, khả năng tương thích với DeFi và các trường hợp sử dụng khác.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề thanh khoản?

Để đưa một NFT thanh khoản kém ra thị trường thành công bước đầu tiên là làm cho nó có tính thanh khoản. FloorDAO sẽ sử dụng NFTX để biến các token ERC721/1155 "non-fungible (illiquid) thành ERC20 homogenized (liquid).

Các bộ sưu tập NFT với hàng ngàn items như (CryptoPunks, Bored Apes, Doodles, Azuki, v.v.) các items có mức giá "sàn"- giá thấp nhất có khả năng thay thế và thanh khoản cao.

Bằng cách tập hợp các items với giá sàn với nhau từ các bộ sưu tập, có thể tạo ra một tập hợp các tài sản có thể hoán đổi cho nhau với một giá sàn duy nhất.

Chúng ta hãy xem NFTX trước:

"NFTX là một giao thức thị trường và thanh khoản tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua và bán NFTs."

Các nhà sưu tập có thể gửi toàn bộ NFT vào NFTX vault và mint ra vTokens đại diện cho giá trị của NFT. Bất cứ lúc nào các nhà sưu tầm có thể sử dụng vTokens của họ để mua ngẫu nhiên tài sản trong vault. Ngoài ra còn có thể hoán đổi token cùng vault bằng cách trả thêm phí.

Một tính năng trong việc triển khai mô hình của NFTX là người sở hữu NFT có thể có được thanh khoản ngay lập tức với tính thanh khoản vToken cao. 

Ví dụ: Chủ sở hữu BAYC có thể gửi PUNK của họ vào Vault NFTX để nhận PUNKvTokens. Tuy nhiên, thay vì staking PUNKvTokens, chủ sở hữu có thể bán token trên một sàn giao dịch phi tập trung như SushiSwap. Nếu thanh khoản kém chủ sở hữu NFT có thể bán NFT với giá thấp hơn so với các sàn giao dịch như OpenSea.

Đây chính xác là cách các thị trường như NFTX hoạt động cho phép các fungible ERC20 token được mint từ NFTs, đa dạng hóa dự án và mở khóa thanh khoản ngay lập tức.

Quá trình này tạo ra PUNK và các token ERC20 khác sẽ là trung tâm của chiến lược lợi tức và ngân quỹ của FloorDAO.

Nhà tạo lập thị trường phi tập trung

Những token ERC20 này có thể được sử dụng trong các AMM như Uniswap và Sushi.

Trong trường hợp của NFTX phí giao dịch từ thị trường không chảy vào túi những người tạo ra nền tảng mà chảy vào những người cung cấp thanh khoản (tức là PUNK-ETH). Điều này khuyến khích bổ sung thanh khoản nhiều hơn dẫn đến gia tăng khối lượng giao dịch ( slippage thấp và nhiều lựa chọn hơn), nhiều phần thưởng hơn cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Lợi nhuận cho việc tạo ra thị trường cho NFTX luôn cao, lợi nhuận hàng năm có thể lên tới vài trăm phần trăm. Nhưng việc trao đổi NFT phi tập trung vẫn chưa được nhiều người hiểu và sử dụng, NFTX với khối lượng giao dịch hàng ngày vài trăm ETH vẫn chưa là gì so với hàng chục ngàn ETH trong một thị trường tập trung như OpenSea.

Chế độ hoạt động FloorDAO

Ở trên mình đã nói về việc sử dụng một thị trường NFTX phi tập trung để kiếm phí giao dịch, nhưng FloorDAO sẽ bắt đầu mua tài sản như thế nào?

FloorDAO nhìn thấy một cơ hội để sở hữu các NFT blue-chip cho Vault của mình. Các items này sẽ được triển khai đến một thị trường NFT phi tập trung (bắt đầu với NFTX) dưới dạng thanh khoản và hàng tồn kho để kiếm được phí giao dịch vĩnh viễn.

FloorDAO sẽ sử dụng cơ chế liên kết của Olympus V2 để phân phối token FLOOR để đổi lấy thanh khoản PUNK và PUNK-ETH.

FloorDAO cũng sẽ sử dụng cơ chế rebase của Olympus V2 để phân phối phần thưởng giao thức dựa trên sự tăng trưởng của ngân quỹ. Những phần thưởng này có thể đến từ phí NFTX kiếm được từ  ngân quỹ. Điều này không chỉ làm cho mô hình bền vững hơn những mô hình khác mà nó còn có thể được mở rộng.

FloorDAO là một fork của hợp đồng Olympus V2. Điều này có nghĩa là hai cơ chế cốt lõi được thiết kế bởi Olympus sẽ được sử dụng như một phần của giao thức của FloorDAO – bonding và rebasing.

Boding là một cách hiệu quả để huy động vốn thông qua các đợt phát hành trái phiếu bổ sung của các dự án có doanh thu rõ ràng. Trái phiếu bổ sung có thể được tạo ra để thu mua các tài sản cụ thể (như $PUNK) và sau khi bán sẽ thu lại vào ngân quỹ. Đễ dễ hình dung nhóm đã bán $FLOOR (token của FloorDAO) với mức chiết khấu để thu mua tài sản NFT.

Rebasing là một cơ chế trả thưởng cho các token thế chấp bằng các token mới. Rebasing đảm bảo rằng những người nắm giữ $FLOOR được làm việc với FloorDAO để nắm bắt lợi suất tạo ra cũng như khả năng tăng giá tài sản của ngân quỹ.

APY là một con số quan trọng. Nếu nó quá cao thì dự án lạm phát, không bền vững, nếu quá thấp thì chủ sở hữu $FLOOR sẽ tìm những nơi có lợi tức cao. Vì vậy công thức APY cần được xây dựng một cách cân bằng.

Tóm tắt lại:

  • Bonding sẽ tạo ra các $FLOOR mới để mua tài sản NFT tiềm năng từ đó được giao dịch để tạo ra lợi suất.
  • Rebasing sẽ mint các FLOORs mới để thưởng cho các chủ sở hữu.

Cả hai cơ chế này sẽ làm tăng nguồn cung $FLOOR trong lưu thông sẽ khiến dự án lạm phát và  chiến lược của  FloorDAO cần tạo ra lợi nhuận đủ cao, sự tăng trưởng của tài sản ngân quỹ sẽ vượt qua lạm phát.

Nếu FloorDAO thành công nó sẽ có một vị trí quan trọng trong các bộ sưu tập NFT khác nhau thông qua các token vault NFTX. Điều này đưa ra khả năng FloorDAO trở thành một gã khổng lồ quản trị NFT. Mặc dù các token vault mà FloorDAO sẽ có không phải là NFT trực tiếp nhưng chúng "ánh xạ" cho các NFT đó.

Và thực tế hơn nữa là các DAOs NFT nên dùng các token vault NFTX làm token quản trị. Do đó việc sở hữu token gFLOOR hoặc veFLOOR sẽ cung cấp một phần quyền lực đối với tất cả các quyết định quản trị nắm giữ các bộ sưu tập NFT trong giao thức.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Là một nền tảng thông tin blockchain, thông tin được cung cấp trên trang web này không đại diện cho bất kỳ đề xuất đầu tư nào.

 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục