Các stablecoin mang đến cho các doanh nghiệp một giải pháp vẹn cả đôi đường: một phương tiện ổn định để thực hiện giao dịch giá trị dựa trên tiền pháp định trên chuỗi khối. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều tập đoàn lớn hiện nay đang đầu tư vào các stablecoin, một số thậm chí còn hy vọng công bố đồng tiền điện tử ổn định riêng của mình.
Trước đây, BeInCrypto cũng đã có bài giới thiệu và phân tích về nỗ lực xây dựng tiền kỹ thuật số quốc gia của các ngân hàng trung ương (CBDC). Các quốc gia như: Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều nước khác đang chạy đua phát triển các stablecoin do ngân hàng trung ương của mình phát hành. Ý tưởng này sẽ có tác động to lớn đến cán cân địa chính trị thế giới trong những thập kỷ sắp tới. CBDC mang đến cho các nhà nước một phương tiện để né tránh USD, trong khi lại có tốc độ giao dịch nhanh chóng và tích hợp dễ dàng vào các cơ sở hạ tầng tài chính. Trung Quốc hiện nay đang dẫn đầu tiến trình này với hy vọng tận dụng stablecoin do nhà nước ủng hộ để làm xói mòn sự thống trị của USD.
Các đồng stablecoin do doanh nghiệp ủng hộ ít được thảo luận hơn, nhưng cũng có phạm vi tương tự. Các doanh nghiệp lớn đang làm việc một cách âm thầm để phát hành các đồng stablecoin của riêng mình, để có thể giành được lợi thế trên thị trường. Mặc dù lĩnh vực này dường như chậm hơn một vài năm so với CBDC, nhưng những ý tưởng như vậy đã ở giai đoạn đầu của tiến trình sản xuất.
Do ý tưởng này nắm giữ những kỳ vọng đầy hứa hẹn, nên BeInCrypto đã quyết định tìm hiểu sâu hơn. Hãy cùng nhìn vào tiềm năng của lĩnh vực riêng biệt này của các doanh nghiệp và những gì có thể hiện diện trong một vài năm sắp tới.
Thế giới của các stablecoin doanh nghiệp
Thế giới của các stablecoin có một số điểm giống với ‘eurodollar’ mà xuất hiện trong bối cảnh của những năm 1970. Eurodollar về cơ bản là một thuật ngữ chung để chỉ về USD được lưu trữ ở ngoài nước Mỹ (không chỉ ở Châu Âu như tên gọi của nó).
Như việc bán dầu mỏ chẳng hạn, về mặt lịch sử đã được định giá trên thế giới theo USD. Kể từ những năm 1970, hầu hết các quốc gia đã bắt đầu lưu trữ USD với số lượng ngày càng tăng lên. Như được kỳ vọng, eurodollar giờ đây là một thành phần thiết yếu của nền kinh tế thế giới và đã củng cố thêm vị thế của USD như là đồng tiền thống trị của thế giới.
Ngày nay, các stablecoin có thể được gọi là ‘tiểu eurodollar’, và tồn tại trên một chuỗi khối. Chúng giống với eurodollar ở một mức độ nào đó, như khi USD được lưu trữ ở nước ngoài, bên ngoài nước Mỹ. Chúng cũng sở hữu thêm tính chất là kỹ thuật số, có nghĩa là chúng dễ dàng lưu thông và giao dịch hơn nhiều.
Tuy nhiên, các công ty cũng đang lâm vào thế bế tắc trước câu hỏi về đồng tiền điện tử ổn định: họ nên phát hành stablecoin của riêng mình hoặc đơn giản chỉ là chấp nhận những đồng tiền đã có sẵn? Hơn nữa, liệu các doanh nghiệp có thể phát hành stablecoin của riêng mình một cách hợp pháp? Như bạn có thể kỳ vọng, các thực thể doanh nghiệp có nhiều quan điểm khác nhau đối với câu hỏi này.
Chúng ta phải bắt đầu phân tích này với một trong những stablecoin được ủng hộ bởi doanh nghiệp nổi tiếng nhất – Libra của Facebook. Libra đã được công bố với nhiều kỳ vọng, với nhiều người trong không gian blockchain chờ đợi nó sẽ mở ra cánh cửa của làn sóng nhiệt huyết đến với tiền điện tử. Nó đã là tin tức nóng hổi nhất của năm cho thế giới blockchain, nhưng rồi đã sớm gặp phải một số khó khăn về quy định ngay từ khi mới bắt đầu.
Libra dự định sẽ được giao dịch trên nền tảng của Facebook (bao gồm WhatsApp và Instagram) và được neo giá trị theo một giỏ của các đồng tiền pháp định. Không như Bitcoin, Libra sử dụng một blockchain riêng tư mà các node quản trị của nó được vận hành bởi các thành viên sáng lập của nó. Nó có thể được lưu trữ trên ví điện tử riêng của Facebook gọi là Novi (gần đây đã thay đổi thành Calibra). Nó lần đầu tiên được công bố vào giữa năm 2019, và thậm chí đã thúc đẩy các đối thủ như stablecoin riêng của Trung Quốc tăng tốc phát triển.
Tuy nhiên, kể từ công bố lần đầu của mình, nó đã rơi vào sự xem xét của các nhà làm luật, những người xem Libra như là đối thủ cạnh tranh với USD. Nhiều nhà làm luật cũng xem nó có trách nhiệm pháp lý do tiềm năng có thể được sử dụng để rửa tiền và cung cấp nguồn lực cho khủng bố hoặc họ cho là như vậy. Ngày nay, khái niệm Libra khác hơn nhiều so với những gì đã từng được đưa ra trước đây.
Do sức ép từ quy định và xã hội, Libra 2.0 giờ đây phải chịu sự xem xét của các ngân hàng trung ước, IMF và Cơ quan giám sát thị trường tài chính (FINMA). Bất chấp những thay đổi này thì nhiều lãnh đạo tài chính tin là Libra sẽ đóng một vai trò lớn lao đối với tương lai của tiền tệ.
Sự phát triển của Libra trong những năm qua đã dạy cho chúng ta một số bài học về tương lai của các stablecoin được ủng hộ bởi các doanh nghiệp. Đầu tiên, các chính phủ đang không sẵn sàng nhượng quyền quản lý tiền tệ cho các thực thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ đang sẵn sàng hợp tác nếu họ có thể thiết lập một số quy định. Liệu thử nghiệm Libra của Facebook sẽ khiến cho các doanh nghiệp khác chuyển hướng hay hay không thì vẫn còn phải chờ xem. Nhưng Facebook và những người ủng hộ của mình dường như vẫn đang tin chắc rằng cuối cùng thì nó sẽ giành chiến thắng.
Walmart
Tháng 8/2019, Walmart đã đệ đơn xin cấp chứng nhận cho một hình mẫu phát minh mà có một số điểm tương đồng với Libra của Facebook. Trong đơn đệ trình đó, tập đoàn này đã đề xuất stablecoin của riêng mình. Mục tiêu của nó sẽ là cung cấp các giải pháp ngân hàng với chi phí thấp cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, khái niệm stablecoin của Walmart thậm chí còn đi xa hơn. Stablecoin đó sẽ chỉ có thể sử dụng tại các điểm bán lẻ hoặc các đối tác và có thể dễ dàng được chuyển đổi sang tiền mặt.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, dường như Walmart đang cố gắng tạo ra một hệ sinh thái riêng biệt cho các khách hàng của mình. Những ai sử dụng stablecoin của Walmart có lẽ sẽ được giảm giá. Hơn nữa, những người sử dụng đồng coin của Walmart cũng sẽ kiếm được lãi suất cho việc nắm giữ stablecoin. Khái niệm này dường như phù hợp với thương mại điện tử hơn so với Libra, mặc dù nó vẫn chưa được tiết lộ đầy đủ. Walmart cũng đang đánh cược rằng các stablecoin này có thể thay thế phần lớn các thị trường thẻ tín dụng.
Walmart kể từ đó đã giữ kín kế hoạch stablecoin của mình. Hầu như không có bất kỳ cập nhật nào kể từ khi mẫu hình sáng chế được công bố vào năm ngoái. Tuy nhiên, chúng ta có thể giả sử rằng ông lớn này vẫn đang làm việc về tất cả mọi thứ một cách lặng lẽ.
JP Morgan
Tháng 3/2020, JPMorgan Chase & Co chính thức trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành stablecoin riêng của mình. Được gọi là JPM coin, token này được xây dựng trên blockchain riêng tư mà sẽ tạo điều kiện cho thanh toán giữa các khách hàng tổ chức. Nó đã đi vào quá trình sản xuất kể từ ít nhất là tháng 2/2019. Như là một stablecoin, nó có thể đổi theo tỷ lệ 1:1 với tiền pháp định. Gã khổng lồ trong lĩnh vực ngân hàng này tuyên bố sử dụng JPM coin có tốc độ nhanh hơn nhiều so với các thanh toán chuyển tiếp.
Có thể bạn đang thắc mắc, điều này không giống với ngân hàng mà CEO của nó đã giáng mũi nhọn tấn công Bitcoin (BTC) một cách không thương tiếc chỉ vài năm về trước? Nhưng điều trớ trêu là công ty này giờ đây đã nồng nhiệt chào đón blockchain. Mặc dù chỉ áp dụng đối với các khách hàng tổ chức với hiện giờ được chỉ định mệnh giá bằng USD, nó sẽ sớm được neo giá trị theo các đồng tiền khác. Một số người suy đoán là các khách hàng nhỏ lẻ cũng có thể sẽ sớm sử dụng đồng tiền điện tử này.
JPM coin là một bước tiến lớn đối với các stablecoin được phát hành bởi các ngân hàng tư nhân. Hơn nữa, JPMorgan đã mang lại tính hợp pháp chưa từng có cho lĩnh vực đang phát triển này. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về tiềm năng của các stablecoin được doanh nghiệp ủng hộ thì JPM coin đã cho thấy rõ ràng đây hoàn toàn là một xu hướng mới trong giới kinh doanh.
Wells Fargo
JPMorgan không phải là ngân hàng duy nhất đang xem xét stablecoin. Wells Fargo cũng đang đang hướng đến phát hành đồng tiền ổn định của riêng mình. Trong một thông cáo báo chí công bố vào tháng 9/2019, ngân hàng này đã lên kế hoạch phát hành stablecoin của riêng mình để sử dụng trong thanh toán quốc tế vào năm nay.
Đồng stablecoin này sẽ vận hành trên nền tảng được dành riêng cho Wells Fargo, được gọi là Fargo Digital Cash. Nó sẽ được neo giá trị theo USD. Cuối cùng, Well Fargo có kế hoạch mở rộng stablecoin của mình để bao gồm chuyển đổi nhiều loại tiền tệ và trải rộng đến các chi nhánh của Wells Fargo.
Theo Lisa Frazier, người đứng đầu Innovation Group (nhóm sáng tạo) của Well Fargo, stablecoin này ‘nhanh hơn và rẻ hơn’ so với SWIFT. Từ chỉ riêng nhận định này thì chúng ta cũng có để suy đoán là Well Fargo đang cố gắng xây dựng một đối thủ có tiềm năng cạnh tranh với SWIFT bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.
Có vẻ như Wells Fargo đơn giản là đang theo sau JPMorgan. Cả đồng stablecoin của Wells Fargo và JPM Coin cùng được sử dụng vào mục đích gần giống nhau. Tuy nhiên, do thị trường vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai nên mọi điều vẫn chưa rõ ràng về việc liệu đồng coin nào sẽ thống trị trong những năm sắp tới. Chúng ta có khả năng sẽ thấy những ngân hàng lớn khác phát hành stablecoin riêng của mình để gia nhập vào cuộc cạnh tranh này.
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFj
Mitsubishi UFj Financial Group (MUFG) là một gã khổng lồ trong giới tài chính. Tổng công ty và là ngân hàng Nhật Bản này có hàng tỷ tiền USD trong các tài sản nắm giữ, đồng thời là ngân hàng lớn thứ 5 thế giới tính theo tổng tài sản.
Dựa trên sự hiện diện mạnh mẽ trong các thị trường tài chính thế giới, MUFG đã lên kế hoạch triển khai stablecoin của riêng mình để tạo điều kiện cho thanh toán. Nó cũng là một trong số những đơn vị đầu tiên về công bố một kế hoạch như vậy trong năm 2018 và đã bắt đầu thử nghiệm chương trình này vào năm 2019.
Tuy nhiên, ý tưởng này cuối cùng đã gặp thất bại. MUFG kể từ đó đã từ bỏ nỗ lực rộng lớn và đầu tiên của mình. MUFG coin thay vào đó giờ đây sẽ được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thanh toán qua di động, theo Nikkei Asia Review. Thiết kế này là một sự khác biệt với kế hoạch ban đầu của MUFG. Người sử dụng sẽ có thể chuyển đổi tài khoản ngân hàng của mình sang MUFG coin bằng cách sử dụng ứng dụng di động. Các chuyển giao tất cả sẽ được thực hiện thông qua một thiết bị di động và nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia vào tiến trình này để tạo điều kiện cho việc sử dụng rộng rãi.
Dù là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố kế hoạch phát hành stablecoin riêng, gã khổng lồ tài chính này đã thất bại với kế hoạch của mình. Giờ đây, nó bắt buộc phải sửa lại và định hướng lại MUFG coin trước một thị trường đang thay đổi nhanh chóng, mà đang có xu hướng sử dụng di động ngày càng nhiều hơn. Liệu hiện giờ MUFG có thể cạnh tranh được với đồng coin của các ngân hàng khác hay không thì vẫn còn phải đợi xem, nhưng ngay lúc này thì MUFG coin đang tìm thấy cuộc đời thứ 2 của mình.
Hiện tại, MUFG coin được kỳ vọng sẽ triển khai đầy đủ vào cuối nửa đầu năm 2020. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ cập nhật thông tin nào.
Tập đoàn tài chính Mizuho
Mizuho Financial Group (MHFG) là một công ty nắm giữ khác trong lĩnh vực ngân hàng có trụ sở ở Nhật Bản mà đang từng bước mạo hiểm tham gia vào thị trường stablecoin. Cũng giống như tập đoàn tài chính Mitsubishi UFj, nó đang hướng đến trở thành tổ chức đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng tư nhân phát hành đồng tiền điện tử ổn định riêng của mình. Trong tháng 3, nó đã công bố stablecoin neo giá trị theo đồng Yên được gọi là J-Coin.
Cho đến hiện nay, vị trí và việc sử dụng J-Coin vẫn còn hạn chế. Hiện tại, nó vẫn chưa được tích hợp vào bất kỳ kênh thanh toán lớn nào bởi Mizuho. Trừ khi ý tưởng về đồng stablecoin này có thể được cứu vãn, nếu không thì J-Coin dường như cũng sẽ đi theo số phận tương tự ý tưởng của Mitsubishi UFj. Hơn nữa, trái ngược với những thông báo, J-Coin không được xây dựng trên công nghệ chuỗi khối, bất chấp là một đồng tiền kỹ thuật số.
IBM
IBM là một gã khổng lồ đang ngủ quên trong số các đồng stablecoin doanh nghiệp. Mạng lưới thanh toán xuyên biên giới dựa trên nền tảng công nghệ blockchain của nó đã được phát triển trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nó cũng đang đi theo một cách tiếp cận khác so với các đối thủ của mình, khi gã công nghệ này không tạo ra một stablecoin nội bộ neo giá trị theo USD. Năm 2018, nó cũng đã tiến vào lĩnh vực stablecoin bằng cách phối hợp với Stronghold để phát hành 1 loại tiền điện tử có mệnh giá USD. Stablecoin của Stronghold sẽ vận hành trên blockchain Stellar (XLM).
Mục tiêu của stablecoin có một số nét tương đồng với các kế hoạch của JPMorgan và Wells Fargo. Đó là nó sẽ giúp xử lý các thanh toán nhanh hơn và an toàn hơn. Việc neo giá theo USD cũng sẽ ngăn ngừa các biến động. Cho đến hiện nay, các kế hoạch blockchain của IBM được liên kết chặt chẽ với một liên doanh của các ngân hàng lớn.
IBM đã chú ý đến không gian blockchain trong một thời gian nhưng ít đầu tư, cũng giống như các công ty công nghệ lớn khác. Ví dụ như năm 2018, IBM đã hợp tác với startup công nghệ Veridian để chuyển đổi các thẻ tín dụng các-bon thành các token kỹ thuật số để giảm thiểu thải khí nhà kính. Cuối cùng, các stablecoin không phải trọng tâm duy nhất của IBM. Thay vào đó, gã khổng lồ công nghệ này hướng tới sử dụng công nghệ trong một loạt các lĩnh vực rộng lớn – từ công nghiệp thực phẩm cho đến quản trị cơ sở dữ liệu hợp đồng thông minh.
Như Phó chủ tịch của IBM nói với các phóng viên vào đầu năm nay: mọi đồng tiền USD chi tiêu vào phát triển blockchain mang lại lợi ích tương ứng 15 USD được chi tiêu vào các dịch vụ đám mây khác. Theo tính toán của công ty này thì đầu tư vào blockchain có thể mang lại lợi nhuận.
Amazon (tin đồn)
Bất kỳ thảo luận về các stablecoin doanh nghiệp đều sẽ không trọn vẹn nếu không đề cập đến một đối tượng quan trọng – Amazon. Có khi nào gã khổng lồ công nghệ này sẽ phát hành stablecoin của riêng mình? Cho đến hiện tại, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Có những tin đồn cho rằng Amazon đã nhảy vào thế giới một cách khá bất ngờ vào cuối năm 2017, khi nó mua một số tên miền liên quan đến tiền điện tử. Hiện tại, Amazon cho biết đã sở hữu dịch vụ blockchain riêng để phát triển các mạng lưới. Một cơ sở dữ liệu cho các sổ cái được gọi là Amazon QLDB cũng đã tồn tại. Bởi vậy, Amazon đã không còn là một người lạ đối với công nghệ blockchain.
Công ty này rõ ràng là đang theo gương phát triển của Walmart và Facebook một cách sát sao. Đặc biệt, Walmart là một đối thủ chính của Amazon với đồng stablecoin của nó có thể tăng cường thêm vị thế thống trị thị trường của công ty này. Cho đến lúc này, tất cả vẫn chỉ là những tin đồn. Nhưng có vẻ như là Amazon đang dõi theo lĩnh vực stablecoin với mối quan tâm ngày càng lớn.
Lĩnh vực stablecoin doanh nghiệp có thể được hình thành như thế nào?
Một cái nhìn nhanh chóng vào thị trường tiền điện tử ngày nay rõ ràng nói cho chúng ta biết một thứ: các stablecoin giờ đây là một lực lượng thống trị. Kể từ giữa năm 2019, Tether (USDT) đã liên tục có khối lượng giao dịch hàng ngày nhiều hơn Bitcoin (BTC).
Hiện nay, Tether là tiền điện tử lớn thứ 3 về vốn hóa thị trường – một thành quả không thể tưởng tượng được ở những năm trước đây. Những gì mà điều này nói cho chúng ta biết là thị trường tiền điện tử đang rất thèm khát các stablecoin để giao dịch và chuyển giao giá trị.
Hơn nữa, các doanh nghiệp không muốn chấp nhận Tether (USDT) hoặc thậm chí USD Coin (USDC) của Coinbase. Thay vào đó, họ muốn phát hành đồng coin của riêng mình để đảm bảo sự kiểm soát đối với mạng lưới của mình. Ngoài ra, các stablecoin được các doanh nghiệp ủng hộ có xu hướng riêng tư, vì các thanh toán không thể được thực hiện công khai vì lý do pháp lý. Bởi vậy, mặc dù các stablecoin thống trị thị trường tiền điện tử hiện nay, nhưng chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của các loại tiền kỹ thuật số được ủng hộ bởi các doanh nghiệp.
Đây là những gì chúng ta có thể mong đợi trong những năm sắp tới, dựa trên những gì chúng ta biết hiện nay:
- Facebook Libra được dự định công bố vào một thời điểm nào đó trong những năm 2020, và sẽ được tích hợp vào WhatsApp, Messenger, và Facebook. Nó sẽ được neo giá trị vào một giỏ của các loại tiền điện tử, 50% trong đó sẽ là USD.
- Cả Wells Fargo và JPMorgan sẽ chứng kiến sự đón nhận rộng rãi hơn đối với các stablecoin của mình. Các ngân hàng khác sẽ để mắt đến và bắt đầu sản xuất đồng tiền riêng của mình.
- Các gã khổng lồ thương mại như Walmart sẽ phát hành stablecoin riêng của mình và có chức năng tương tự như các dịch vụ tài chính. Người sử dụng sẽ có thể thu được lợi nhuận, phần thưởng bằng 2 cách nắm giữ một stablecoin doanh nghiệp tương ứng và mua sắm tại các nhà bán lẻ phù hợp.
- Nhật Bản và Mỹ dường như đang dẫn đầu cuộc đua stablecoin trong lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có thể chứng minh là phổ biến hơn.
Tuy nhiên, thế giới của các đồng tiền điện tử doanh nghiệp không nhất thiết phụ thuộc duy nhất vào các stablecoin. Điểm thành viên của người tiêu dùng được thảo luận một cách rộng rãi như một ứng viên tiềm năng đối với việc token hóa. Người sử dụng sẽ thu được các token khi họ mua sắm tại các nhà bán lẻ lựa chọn và những token này khi đó có thể được sử dụng để giảm giá.
Một ý tưởng như vậy đã được đưa vào thực hiện bởi đại gia bán lẻ Nhật Bản Rakuten. Trong tháng 12/2019, Rakuten đã chính thức cho phép khách hàng trao đổi điểm thành viên với Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH), hoặc Bitcoin Cash (BCH). Điều này tất cả đều được thực hiện thông qua một sàn giao dịch nội bộ mà Rakuten đã xây dựng chỉ để phục vụ cho mục đích này. Một ví riêng của sàn được sử dụng để khởi động cho quá trình này.
Thế giới riêng của các stablecoin theo đó không chỉ là con đường hiện sẵn có duy nhất cho các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp công nghệ blockchain vào các lĩnh vực khác, đặc biệt là điểm trung thành (thành viên) của khách hàng. Tuy nhiên, ý tưởng vẫn chưa chắc chắn trên khía cạnh pháp luật. Nó sẽ có thể so sánh với việc một công ty phát hành tiền tệ riêng của mình và có thể được sử dụng để rửa tiền, do các token có thể được chuyển nhượng. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi các nhà làm luật vẫn còn nghi ngờ đối với ý tưởng này. Bởi vậy, các stablecoin vẫn còn là cái nắp an toàn nhất cho những thực thể doanh nghiệp đang tìm cách phát hành tiền điện tử của riêng mình.
Điểm mấu chốt
Cả các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và các stablecoin doanh nghiệp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thập kỷ tới. Trong một số trường hợp, việc sử dụng chúng có thể chồng chéo và có tác động lẫn nhau trong quá trình định hình phát triển. Tuy nhiên, theo nhiều ước tính, các CBDC đang tiến xa hơn trên thang đo chấp nhận so với các stablecoin doanh nghiệp.
Những stablecoin mà hiện nay đang tồn tại này giờ đây có xu hướng nằm trong giới ngân hàng và dành cho các khách hàng tổ chức. Chúng ta vẫn còn một con đường xa để có một stablecoin doanh nghiệp với một cấp độ có thể tiếp cận cực kỳ dễ dàng. Cho đến hiện tại, Facebook dường như là ứng viên khả thi nhất trở thành doanh nghiệp đầu tiên đạt đến được mục tiêu này.
Không gian stablecoin đang biến đổi nhanh chóng. Cuộc chiến giữa các CBDC và phần còn lại của không gian phi tập trung sẽ là một chủ đề quan trọng trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, chúng ta phải không quên các stablecoin doanh nghiệp, khi nhiều doanh nghiệp lớn đang dõi theo không gian này một cách sát sao và đang xây dựng nền tảng của mình. Những gì dường như chắc chắn là thập kỷ tới sẽ tràn ngập những bất ngờ, và chúng ta sẽ thấy một số gương mặt doanh nghiệp lớn gia nhập thị trường stablecoin.
Theo BeInCrypto