Tin nóng ⇢

4 mô hình crypto triển vọng trong năm 2022

Năm 2021 chứng kiến rất nhiều sự đổi mới đặc biệt trong thị trường DeFi với DeFi 2.0. Trong bài viết này mình sẽ lựa chọn 4 mô hình theo 3 tiêu chí sau:

  • Có tính cải tiến sáng tạo cao.
  • Đã được chứng minh hoạt động hiệu quả trên thị trường trong năm 2021.
  • Có khả năng mở rộng và phát triển thêm.

4 mô hình đó là:

  • Uniswap v3: Việc thanh khoản sẽ hiệu quả hơn trên AMM.
  • VeCRV (Curve): Giúp cân bằng giữa sự trung thành và cơ chế trả thưởng.
  • Structured Finance: Mở rộng thị trường đầu tư, đa dạng hóa rủi ro.
  • Axie Infinity (AXS, SLP): Model token kép cho thị trường GameFi.

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng mô hình để hiểu hơn tại sao từng mô hình lại độc đáo.

Uniswap v3: Model tối ưu hóa được nguồn vốn trên AMM

Là bản cập nhật mới nhất của Uniswap được ra mắt vào 5/2021. Nội dung chính của bản cập nhật là giúp các LP cung cấp “thanh khoản tập trung” từ đó tối ưu hóa được nguồn vốn.

Theo như Uniswap V3 giá sẽ không bao giờ chạy từ – vô cực, + vô cực mà chạy trong 1 khoảng nhất định, việc gom thanh khoản lại giúp thanh khoản tăng lên gấp bội từ đó cho thấy việc cung cấp thanh khoản tập trung có thể tăng thanh khoản lên x400 lần.

Ví dụ về tối ưu hóa nguồn vốn trong Uniswap V3

Rất nhiều ý kiến cho rằng bản cập nhật này quá phức tạp với LP và tốn phí trước khi ra mắt nhưng qua thời gian Uniswap V3 đã chứng minh đây là mô hình AMM hiệu quả và thành công nhất trên Ethereum. Volume của Uniswap luôn giữ ở mức 70% tổng volume giao dịch các DEX trên Ethereum, vượt xa AMM thứ 2 là Sushiswap chỉ nắm khoảng 10% volume giao dịch.

Mô hình hoạt động Uniswap V3

Thay vì phải cung cấp thanh khoản từ (-vô cực; + vô cực) Uniswap V3 cho phép người dùng cung cấp thanh khoản trong 1 khoảng cố định.

Hình ảnh dưới đây sẽ cho mọi người dễ hiểu hơn về cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3.

Uniswap cho phép anh em tự tạo đường cong thanh khoản cho chính mình, không chỉ 1 đường cong thannh khoản mà có thể tạo bao nhiêu đường cong thanh khoản tuỳ thích tùy thích. Và người khác cũng vậy. 

Thanh khoản trong Pool sẽ bằng tổng tất cả thanh khoản trên tất cả đường cong đó xếp chồng lên nhau tạo thành Pools có thanh khoản như sau:

Thanh khoản là thứ quan trọng nhất trong bất kì thị trường giao dịch nào. Với việc ra mắt thanh khoản tập trung Uniswap mang đến nhiều lợi ích cho người dùng:

  • Thanh khoản cao nên slippage (trượt giá) ít hơn. Các nhà đầu tư đặc biệt là các Whales có thể đầu tư dễ dàng hơn.
  • Các nhà cung cấp thanh khoản (LP) được tối ưu hóa nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro khi cung cấp thanh khoản.
  • Có thể điều chỉnh chiến lược cung cấp thanh khoản, danh mục các pools cung cấp.

Nhờ vào tính năng cung cấp thanh khoản tập trung Uniswap V3 giải quyết vấn đề thanh khoản thanh khoản trên các DEX qua đó giúp Uniswap V3 có thể trực tiếp cạnh tranh thanh khoản với các sàn CEX làm tiền đề cho Decentralized Finance phát triển, các nhà đầu tư sẽ không còn phụ thuộc vào CEX.

So sánh Uniswap V3 với các dự án DeFi 2.0

Vào giai đoạn cuối năm 2021 nhiều dự án nổi lên trong xu hướng DeFi 2.0 mang đến rất nhiều giải pháp về thanh khoản ổn định như Protocol-owned-Liquidity, Protocol-control-Value, Bonding,… những giải pháp trên rất hay nhưng thực tế cho thấy chúng chỉ giải quyết được 1 phần nhỏ thanh khoản trên thị trường, chỉ vài chục triệu $ và có khả năng mở rộng thấp. 

Trong khi TVL của Uniswap V3 lên đến hàng tỷ USD và có đến hơn 20,000 cặp giao dịch trên Uniswap V3. Tầm ảnh hưởng và độ hiệu quả của Uniswap V3 là rất lớn và đó là lí do Uniswap V3 được nhiều người đưa vào danh sách các mô hình tốt nhất tại thời điểm hiện tại.

VeCRV (Curve): Cân bằng giữa sự trung thành và cơ chế trả thưởng.

Curve là gì?

Chắc Curve không còn gì xa lạ với những người tham gia thị trường DeFi. Có nhiều cách để gọi Curve như AMM Stableswap hàng đầu, Protocol có TVL cao nhất trên thị trường. Curve là AMM duy nhất tăng trưởng trong giai đoạn downtrend cuối năm 2021.

VeCRV là gì?

Curve đã phát triển tokenomics rất độc đáo tên là veCRV. 

CRV token có 3 use case chính:

  • Governance: Quản trị.
  • Staking: Nhận phí giao dịch.
  • Boosting: Tăng phần thưởng CRV token nếu anh em cung cấp thanh khoản.

Và để nhận được hết 3 usecase của CRV token dự án yêu cầu anh em phải lock CRV và nhận về veCRV.

Thời gian lock CRV tối thiểu là 1 tuần và dài nhất là 4 năm. Khóa CRV càng lâu sẽ nhận được càng nhiều veCRV. Khi đó, 3 usecase mà người dùng nhận được sẽ càng nhiều.

Ở các Protocol thông thường để nhận được các giá trị từ dự án (quyền quản trị, phần thưởng…) người dùng staking "số lượng" càng nhiều token thì nhận về càng nhiều giá trị.

Ở Curve muốn nhận nhiều giá trị ngoài staking nhiều "số lượng" CRV người dùng phải stake với "thời gian" lâu để phân chia lợi ích cho người dùng, qua đó người dùng sẽ có xu hướng trung thành với Curve hơn.

Vai trò của sự trung thành

Rất nhiều Protocol khác trên thị trường không chỉ riêng Curve đã triển khai các chương trình Incentives để thu hút người dùng và nhà đầu tư đến với dự án. Tuy nhiên, sau một thời gian chương trình Incentives kết thúc hoặc lợi ích bị giảm đi người dùng nhanh chóng rời khỏi Protocol chạy sang những nơi khác có Incentives tốt hơn. Vâng đó có vẻ như là một điều hiển nhiên. 

Việc này không những khiến Protocol không phát triển mà còn khiến giá token giảm mạnh do lạm phát để lại những thiệt hại nặng nề. Ví dụ cho hoạt động Incentives thất bại có thể kể đến như: Compound, Curve (thời kỳ đầu), Sushi, Saber, Pangolin,…

Do đó, Incentives cũng như những giá trị khác phải được trao cho đúng người đi đường dài với dự án. Mô hình veCRV là thích hợp nhất và rất nhiều dự án đã phát triển theo như veFXS, veYFI, veSUSHI (đề xuất),…

Sự bùng nổ của VeNomics

Sự thành công của Curve trong giai đoạn downtrend và sau sự thất bại của các chương trình Liquidity Mining các dự án đã chú ý đến mô hình của Curve. Nhiều dự án không chỉ copy mà đã cải tiến mô hình của Curve theo hướng tích cực hơn ví dụ như: Tribe trên Solana, hay Solidly trên Fantom.

Tribeca là hệ thống tạo ra mô hình veNomics framework cho nhiều dự án. Các dự án muốn thiết kế tokenomics như Curve chỉ cần hợp tác với Tribeca. Tribeca cũng là một giao thức mã nguồn mở để khởi chạy các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) trên Solana được lấy cảm hứng rất nhiều từ thiết kế quản trị của Compound và Curve.

Solidly là AMM mới được phát triển bởi Andre Cronje, Solidly phát triển tokenomics mới là ve(3,3) ứng dụng mô hình của ve và (3,3) qua đó giải quyết nhiều nhược điểm trong mô hình veCRV cũ. Từ lúc ra thông báo Solidly đã tạo được 1 sự hứng khởi với cộng đồng thu hút hàng tỷ USD tham gia vào hệ sinh thái Fantom.

Tác động của veNomics là rất lớn trong thời gian qua, một sự thay đổi tokenomics tốt có thể tác động đến nhiều hệ sinh thái.

Structured Finance: Mở rộng thị trường đầu tư, đa dạng hóa rủi ro

Structured Finance là nhóm dự án tài chính có cấu trúc, một trong những mô hình đang được sử dụng nhiều gần đây và khả năng sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Nơi phát triển các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Một số dự án nằm trong phân khúc này có thể kể đến như BarnBridge (BOND), Saffron (SFI), Ondo Finance, Gro Protocol…

Tuy DeFi cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều phương thức kiếm tiền như Farming, Staking, Liquidity Providing, Lending,… nhưng đi kèm với đó là vô số rủi ro như bug, hack, thị trường giảm giá,… Điều này làm cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư lớn e ngại khi đầu tư vào DeFi.

Đó là lí do nhóm sản phẩm có cấu trúc ra đời, phát triển những sản phẩm có rủi ro phù hợp với từng nhà đầu tư. 

Mô hình hoạt động chung của nhóm dự án Structured-finance

Nhóm sản phẩm này sẽ hoạt động theo 3 bước như sau:

  • Tổng hợp các cơ hội đầu tư trên thị trường: Cung cấp thanh thanh khoản, Staking, Cho vay, Tối ưu hóa nguồn Yield,…
  • Phân tích lợi nhuận và rủi ro của các hoạt động đầu tư đó.
  • Phân tách, kết hợp những lợi ích và rủi ro thành các nghách nhỏ để phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường.

Để dễ hình dung hơn về nhóm sản phẩm này xem qua ví dụ sau:

Gro Protocol là dự án structure-finance trong mảng Stablecoin. Sau khi phân tích những rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư stablecoin, Gro Protocol chia làm 2 sản phẩm:

  • PWRD Stablecoin: 1 sản phẩm đầu tư tiết kiệm với rủi ro thấp, người dùng đầu tư vào PWRD sẽ được bảo đảm mọi rủi ro.
  • Vault Stablecoin: là sản phẩm đầu tư stablecoin, người nắm giữ Vault sẽ nhận được nhiều thưởng hơn tuy nhiên sẽ phải chịu thêm những rủi ro khác khi đầu tư như hack, thua lỗ,…

Gro Protocol đã chia rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư stablecoin thành 2 sản phẩm PWRD (không rủi ro – ít thưởng) và Vault (nhiều rủi ro – thưởng nhiều hơn) để nhà đầu tư chọn sản phẩm đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình hơn.

Đó là ví dụ về Structured Finance trong mảng Stablecoin, còn rất nhiều mảng đầu tư khác có thể phân chia rủi ro và lợi nhuận theo hướng tương tự như vậy và nhu cầu của thị trường là rất nhiều do đó Structure-Finance sẽ là 1 mảng quan trọng trong tương lai.

Axie Infinity (AXS, SLP): Model token kép cho thị trường GameFi

Bây giờ là 1 mô hình độc đáo và hiệu quả không kém không liên quan tới DeFi như 3 mô hình đề cập phía trên. Đó là mô hình GameFi với tựa game hàng đầu Axie Infinity.

Axie Infinity là dự án tạo ra làn sóng Play-to-Earn trong năm vừa qua, một tựa game do người Việt phát triển với CEO là anh Nguyễn Thành Trung được phát triển từ năm 2018. Với sự kiên trì, Axie dần dần phát triển và dẫn đầu khi mở ra 1 xu thế mới cho Play to Earn thu hút hàng trăm nghìn người chơi trên toàn thế giới.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Axie Infinity, một trong những nguyên nhân đó chính là mô hình token kép rất độc đáo và cực kỳ hiệu quả trong thị trường GameFi.

Không như những dự án thông thường, Axie Infinity có đến 2 token là AXS và SLP. Hình ảnh dưới đây cho thấy được sự tương tác giữa AXS và SLP trong hệ sinh thái Axie Infinity.  

Nhà đầu tư và Người chơi P2E là 2 nhóm đều có ý nghĩa quan trọng với Axie nhưng nhu cầu họ lại khác nhau. Vấn đề của Axie là phải đáp ứng nhu cầu cho 2 nhóm này:

  • Người chơi P2E quan tâm đến số tiền họ kiếm được để trang trải cho cuộc sống và luôn bán token nhanh chóng mỗi khi nhận thưởng: Đây là 1 nghề nghiệp hưởng lương tháng như những công việc khác.
  • Nhà đầu tư muốn token quản trị khan hiếm, tăng trưởng đều: Đầu tư nắm giữ trong dài hạn.

Nếu chỉ có 1 token sẽ tạo ra xung đột lợi ích giữa 2 bên: Một bên muốn nắm giữ, một bên thì bán liên tục vô hình chung cả 2 bên sẽ đều không có lợi. Để giải quyết vấn đề này Axie đã đưa ra cách giải quyết rất hay dự án phát triển 2 token – 2 nền kinh tế riêng – phù hợp cho 2 nhóm đối tượng:

  • AXS token: Token dành cho nhóm nhà đầu tư, không tham gia quá nhiều vào trò chơi P2E nhưng chiếm 1 phần giá trị tạo ra từ trò chơi này, giúp nhà đầu tư gián tiếp đầu tư vào game mà không phải chơi game.
  • SLP token: Token dành cho nhóm người chơi P2E, là tiền tệ trong trò chơi tham gia vào nhiều tính năng trong đó như Breeding, Battle, Land,…

Vì cùng nằm trong 1 dự án nên vẫn sẽ có mối liên kết giữa AXS và SLP. Tuy nhiên, với việc ra 2 token – 2 nền kinh tế riêng thì Axie Infinity đã phần nào giải quyết được xung đột lợi ích giữa 2 nhóm Nhà đầu tư và Người chơi P2E.

Tác động của Axie Infinity đến ngành GameFi

Sau sự thành công của Axie Infinity đã có rất nhiều dự án GameFi đã ra đời ngay sau đó kéo theo sự bùng bộ của GameFi.

Minh chứng cho sự thành công của model 2-token mọi người có thể thấy hầu như tất cả các dự án GameFi phát triển sau này đều sử dụng model 2-token như Star Atlas, My DeFi Pet, Thetan Arena, Cyball,… 

Trên đây là 4 mô hình hoạt động hay nhất ở thời điểm hiện tại theo quan điểm cá nhân hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm góc nhìn khách quan hơn trong quá trình đầu tư của mình.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục