Trước đây, Wikimedia Foundation – đơn vị chủ quản của Wikipedia đã từng chấp nhận các khoản đóng góp bằng tiền điện tử Bitcoin, Ethereum và Bitcoin Cash thông qua BitPay.
Tổ chức phi lợi nhuận đứng sau Wikipedia, Wikimedia Foundation, sẽ không còn nhận bất kỳ khoản đóng góp nào bằng Bitcoin, Bitcoin Cash hoặc Ethereum sau khi một số thành viên cộng đồng đã tham gia một cuộc tranh luận kéo dài ba tháng về ưu và nhược điểm của tiền điện tử.
Tin tức được đưa ra ngay sau khi quỹ tiến hành một cuộc thăm dò, trong đó hơn 70% người được hỏi cho biết họ muốn ngừng tất cả các khoản quyên góp tiền điện tử.
Wikimedia Foundation đã quyết định ngừng chấp nhận tiền điện tử như một phương tiện quyên góp, chúng tôi đưa ra quyết định này dựa trên phản hồi gần đây từ cộng đồng.
The Wikimedia Foundation has decided to stop accepting cryptocurrency donations. The decision was made based on a community request that the WMF no longer accept crypto donations, which came out of a three-month-long discussion that wrapped up earlier this month. pic.twitter.com/RHAD0FRA5W
— Molly White (@molly0xFFF) May 1, 2022
Quỹ bắt đầu chấp nhận quyên góp bằng Bitcoin vào năm 2014. Khi đó, họ giải thích rằng việc sử dụng Bitcoin sẽ giúp đóng góp cho Wikimedia Foundation “đơn giản và toàn diện nhất có thể”. Wikipedia đã đặt trọng tâm vào việc trở thành một nền tảng toàn cầu, hiện đang hỗ trợ nội dung bằng 326 ngôn ngữ khác nhau.
Ban đầu, nền tảng này đã làm việc với Coinbase nhằm nhận các khoản đóng góp bằng Bitcoin trước khi chuyển sang BitPay để tạo điều kiện cho việc đóng góp bằng các loại tiền điện tử khác.
Nhưng trước khi tuyên bố lệnh cấm trên Wikipedia hầu như không nhận được nhiều khoản quyên góp bằng tiền điện tử. Vào năm 2021, Wikimedia Foundation chỉ được 347 nhà tài trợ khác nhau ủng hộ. Chuyên gia quan hệ cộng đồng của Quỹ Wikimedia, Julia Brungs đã chia sẻ rằng các khoản quyên góp bằng tiền điện tử chỉ chiếm 0,08% doanh thu của quỹ vào năm ngoái và cho biết quỹ chưa bao giờ trở thành “tổ chức tiền điện tử”.
Trong năm tài chính vừa qua, tiền điện tử được sử dụng nhiều nhất là Bitcoin. Chúng tôi chưa bao giờ trở thành tổ chức tiền điện tử và luôn chuyển các khoản đóng góp hàng ngày thành tiền pháp định (USD), nhờ vậy, điều này không tác động đáng kể đến môi trường. – Brungs
Khi màn tranh luận về vấn đề quyên góp tiền điện tử bắt đầu nổ ra vào tháng 1, kỹ sư phần mềm và biên tập viên Wikipedia Molly White cho hay, chỉ có 400 thành viên trong cộng đồng tham gia vào cuộc thảo luận.
Nhưng theo như White quan sát, dường như có nhiều “tài khoản được lập ra chỉ nhằm mục đích thảo luận” và thuyết phục tổ chức chống lại tiền điện tử.
Theo báo cáo, lập luận chính được sử dụng nhằm chống lại quyết định sử dụng tiền điện tử là “các vấn đề về tính bền vững của môi trường”. Nhưng có một số blockchain tiết kiệm năng lượng hơn không sử dụng cơ chế khai thác PoW, chẳng hạn như Avalanche, Tezos, Solana và Cardano.
Ngoài ra, những người ủng hộ quyên góp tiền điện tử lại cho rằng nên chấp nhận những khoản ủng hộ ẩn danh tại những nơi Wikipedia được xem là bất hợp pháp hay bị kiểm duyệt. Họ cũng lập luận rằng vì Bitcoin đã được hợp pháp hóa tại El Salvador và Cộng hòa Trung Phi, quỹ nên cho phép mọi người quyên góp bằng tiền tệ chính thức của quốc gia họ.