Đêm và rạng sáng ngày thứ Sáu (10.03) chứng kiến các đồng tiền điện tử chìm trong “sắc đỏ”, Bitcoin giảm gần 10% trong vòng 1 đêm gây cảm giác hoang mang tột độ cho nhà đầu tư và đặt ra câu hỏi: “Đâu là nguyên nhân cho sự sụt giảm này?”.
Silicon Valley Bank đầu tư thua lỗ, bán tháo tài sản và cổ phiếu trị giá 21 tỷ USD
Những khó khăn tại Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đã châm ngòi cho đợt bán tháo lớn nhất trong vòng 1 ngày kể từ những tháng đầu đại dịch.
Theo thông cáo báo chí, vào cuối ngày thứ Tư (08.03), SVB tiết lộ rằng họ đã lỗ khoảng 1,8 tỷ USD sau khi bán danh mục đầu tư trái phiếu AFS trị giá 21 tỷ USD, con số này nhiều hơn thu nhập ròng của toàn bộ công ty vào năm 2021 (1,5 tỷ USD).
Các khoản lỗ đã khiến ngân hàng thông báo bán cổ phần để củng cố vị thế vốn của mình. Các cổ phiếu bị bán tháo bao gồm: JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup và Wells Fargo…bắt nguồn từ những khó khăn tại Ngân hàng.
Cổ phiếu SIVB của Silicon Valley Bank đã giảm 70% chỉ trong 1 đêm gây tâm lý “panic sell”.
Bây giờ SVB đang có kế hoạch bán 2,3 tỷ đô la cổ phiếu để bù lỗ trái phiếu. Về cơ bản, SVB đang cố gắng tăng thanh khoản nhưng việc bán cổ phần để bù lỗ cho các khoản đầu tư là một dấu hiệu nguy hiểm.
Các nhà đầu tư mạo hiểm tập trung vào tiền điện tử đã khuyên các công ty danh mục đầu tư của họ rút tiền khỏi Ngân hàng Thung lũng Silicon, ngân hàng đang cố gắng trấn an khách hàng sau khi các động thái củng cố bảng cân đối kế toán khiến các nhà đầu tư hoảng sợ.
Chính quyền Biden đề xuất đánh thuế 30% đối với điện khai thác tiền điện tử
Thuế sẽ được tính theo từng giai đoạn ở mức 10% mỗi năm trong 3 năm và bao gồm điện được tạo ra từ cả nguồn trong và ngoài lưới điện.
Các công ty khai thác tiền điện tử của Hoa Kỳ có thể sẽ phải chịu thuế 30% đối với chi phí điện theo đề xuất ngân sách của Tổng thống Joe Biden nhằm “giảm hoạt động khai thác”.
Một tài liệu giải thích ngân sách bổ sung của Bộ Tài chính được công bố vào ngày 9 tháng 3 cho biết bất kỳ công ty nào sử dụng tài nguyên – dù là sở hữu hay thuê – sẽ “chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 30% chi phí điện được sử dụng trong khai thác tài sản kỹ thuật số”.
Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã công bố đề xuất trên có ngân sách trị giá 6,9 nghìn tỷ USD cho năm 2024, sẽ bắt đầu được thực hiện sau ngày 31.12.2023, theo từng giai đoạn trong hơn 3 năm với thuế được tính khoảng 10%/năm, đạt mức thuế tối đa 30% vào năm thứ ba.
Những người khai thác tiền điện tử sẽ buộc phải báo cáo về “số lượng và loại điện được sử dụng cũng như giá trị của lượng điện đó.”
Những người khai thác tiền điện tử có được nhu cầu sử dụng điện ngoài lưới của họ vẫn phải chịu thuế và sẽ được yêu cầu ước tính chi phí điện do bất kỳ “nhà máy phát điện” nào tạo ra.
Trong bản báo cáo ngày 09.03, Nhà Trắng cũng xác nhận họ đang tìm cách chấm dứt việc đánh thuế lên các giao dịch tiền mã hóa. Theo ước tính, khoản thuế này có thể đem về hơn 24 tỷ USD.
Coinbase, Robinhood, Kraken và nhiều sàn khác tại Mỹ có thể phải đối mặt với các vụ kiện vì vi phạm luật chứng khoán
Một vụ kiện tập thể lớn được đệ trình thay mặt cho các nhà đầu tư bán lẻ chống lại các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu của Hoa Kỳ.
Theo tờ FOX Business đưa tin, Luật sư chứng khoán lâu năm Tom Grady, được biết đến là một trong những luật sư chống gian lận đầu tư hàng đầu của quốc gia, đang chuẩn bị cho vụ kiện có khả năng xảy ra để chống lại các sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Hoa Kỳ như: Coinbase, Robinhood, Kraken và những tổ chức khác.
Trong bản phát hành, Grady cho biết ông đã mở một cuộc điều tra xoay quanh hoạt động của các sàn giao dịch kể trên và khả năng vi phạm luật chứng khoán của tiểu bang và liên bang khi giao dịch tiền kỹ thuật số. Phần lớn các giao dịch đó bị SEC coi là chứng khoán chưa đăng ký và do đó vi phạm luật liên bang.
Grady nói rằng các sàn giao dịch có thể đã “đánh lừa” các nhà đầu tư khi không cung cấp cho họ những thông tin chính xác về mức độ rủi ro khi giao dịch và sở hữu các đồng tiền điện tử “chưa được đăng ký”.
Grady nói: “Chúng tôi tin rằng Coinbase, Robinhood và các sàn giao dịch khác đã vi phạm luật và các nhà đầu tư bị mất tiền khi mua tiền điện tử trên nền tảng của họ có thể có quyền thu hồi những khoản lỗ đó”.
Coinbase, Robinhood, Kraken đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, nhưng trong quá khứ, những sàn giao dịch này đã lập luận rằng họ hoạt động hợp pháp và không hề tạo điều kiện để cho phép giao dịch các loại tài sản đang bị SEC coi là “chứng khoán chưa đăng ký”.
SEC tin rằng phần lớn tiền kỹ thuật số được sử dụng cho mục đích đầu cơ thuần túy hoặc để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma tuý & rửa tiền, và chúng đã tách khỏi nguyên nhân cốt lõi ban đầu của công nghệ Blockchain. Theo SEC, nó chỉ được dừng lại ở một phương thức giao dịch được thiết kế để cung cấp một hệ thống thanh toán rẻ hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn cho người tiêu dùng.
Sàn giao dịch KuCoin bị Tổng chưởng lý New York kiện, tuyên bố Ethereum là chứng khoán
Rạng sáng hôm nay, Kucoin bị luật sư New York vì không tuân thủ quy định đăng ký với tiểu bang trước khi cho nhà đầu tư mua bán tiền điện tử trên nền tảng của họ.
Tổng chưởng lý bang New York (NYAG) Letitia James đã đệ đơn kiện KuCoin vào thứ Năm (09.03), cáo buộc sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Seychelles đang vi phạm luật chứng khoán bằng cách cung cấp token – bao gồm cả ether – đáp ứng định nghĩa về chứng khoán mà không đăng ký với văn phòng tổng chưởng lý.
Vụ kiện này đánh dấu lần đầu tiên cơ quan quản lý tại Mỹ cho rằng Ethereum (ETH) là chứng khoán. Trước đó, chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) – Gary Gensler từng nhiều lần ám chỉ ETH là chứng khoán, song Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) khẳng định cả Bitcoin và Ethereum đều là tài sản hàng hóa.
Bà cho biết, KuCoin đã vi phạm Đạo luật Martin, một luật chứng khoán quyền lực của tiểu bang, bằng cách giao dịch trong tiền điện tử, bán sản phẩm “KuCoin Earn” để tạo thu nhập cho chính nó và nhà đầu tư, và gọi mình là một “sàn giao dịch” sai trái.
Theo vụ kiện, văn phòng của NYAG nói rằng: “ETH, token luna (LUNA) và terraUSD (UST) stablecoin, đang được giao dịch trên sàn giao dịch đều là chứng khoán.” Giá của ETH đã giảm 8% trong 30 phút sau khi vụ kiện được tiết lộ. Đồng thời, thị trường crypto cũng giảm mạnh sau áp lực pháp lý này.
Trong thông cáo báo chí, văn phòng NYAG cho biết: “Bản kiến nghị lập luận rằng ETH, giống như LUNA và UST, là một tài sản đầu cơ dựa trên nỗ lực của các nhà phát triển bên thứ ba nhằm mang lại lợi nhuận cho những người nắm giữ đồng coin này. Do đó, KuCoin bắt buộc phải đăng ký trước khi bán ETH, LUNA hoặc UST.”
Luật sư James cũng yêu cầu lệnh cấm vĩnh viễn để ngăn KuCoin hoạt động tại New York cho đến khi tuân thủ luật pháp. Hiện tại, KuCoin chưa đưa ra phản hồi về yêu cầu này.
Đây không phải là lần đầu tiên KuCoin phải đối mặt với vụ kiện từ cơ quan quản lý. Trong 2022, sàn giao dịch từng bị các cơ quan quản lý của Hàn Quốc cáo buộc vì các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp và chưa đăng ký. Ngân hàng Trung ương Hà Lan cũng đã đưa ra cáo buộc tương tự vào tháng 12 với tuyên bố rằng KuCoin đang hoạt động mà không có giấy phép.
KuCoin ra mắt vào tháng 9 năm 2017 với hơn 27 triệu người dùng trên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo công ty dữ liệu CoinMarketCap, KuCoin đứng sau Binance, Coinbase và Kraken về volume giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử.