Cựu thư ký Ngân Hàng Hoa Kỳ kiêm kinh tế trưởng Ngân Hàng Thế Giới- Larry Summers nói rằng tiền điện tử sẽ trở nên “tích cực” hơn khi được điều chỉnh hợp lý thay vì coi nó như một chủ nghĩa kinh tế tự do.
Tiền điện tử “có lợi” hơn khi có sự quản lý chặt chẽ
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào thứ Sáu vừa rồi, Lawrence Summers- Bộ trưởng Bộ Tài Chính dưới quyền Clinton và từng là Hội đồng viên kinh tế Nhà Trắng dưới quyền Obama, ông được hỏi những lí do tại sao các nhà quản lý tài chính lại có “ác cảm” với tiền điện tử, điển hình là cuộc đàn áp tiền điện tử ở Trung Quốc, ông đáp- “ Trong trường hợp những cuộc giao dịch bí mật diễn ra sẽ có nguy cơ cao gây nên những vấn nạn như: rửa tiền và lừa gạt những người vô tội”.
Ông ám chỉ khéo léo qua ví dụ: “Chúng ta sẽ không được trải nghiệm một ngành công nghiệp hàng không an toàn và phát triển bền vững nếu không ban hành các điều luật về an toàn hàng không”. Và “Nếu chúng tôi không ban hành luật an toàn giao thông đường bộ, thì làm sao mà con người có thể di chuyển vô cùng thuận lợi”.
Ông còn đặc biệt nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp “quản lý bởi blockchain” sẽ được phát triển vững mạnh hơn khi được quản lý thay vì cố gắng vùng vẫy trong “thiên đường tự do tài chính”.
Ông còn nói thêm: “Tôi nghĩ cộng đồng đầu tư tiền ảo này cần nhận thức ra điều đó, hợp tác và tuân theo chính phủ. Tôi cho rằng sự đổi mới này là nấc thang để ngành công nghiệp này vươn xa hơn.”
Cựu nhà kinh tế trưởng cua IMF cho biết những tín đồ tiền điện tử sẽ khó chấp nhận sự ràng buộc của chính phủ bởi vì họ phải nộp tiền thuế và bị chèn ép trong giao dịch.
Summers lưu ý thêm: “Tôi tin rằng các nền công nghiệp được công nhận đều mang tính hệ thống và tầm quan trọng của họ đối với nền kinh tế”.
“Không cần thiết về quy mô lớn hay nhỏ. Điều quan trọng là những công ty này cần phải theo một hệ thống hợp pháp để bảo vệ người đầu tư và cả chính họ.”
Ông kết luận: “Quy định là cần thiết vì nếu chúng ta sẽ không có Sở giao dịch New York- Trung tâm thị trường chứng khoán khi không có tổ chức SEC điều chỉnh”.