Tin nóng ⇢

Thủ tướng quyết định: Xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo trên blockchain

Mới đây, thủ tướng Chính Phủ vừa ra công bố quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030“. Trong văn bản có nhắc đến một số quyết định quan trọng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển blockchain và tiền ảo tại Việt Nam.

Nỗ lực chuyển đổi số toàn diện của chính phủ

Qua nội dung của quyết định này, chúng ta thấy rõ nỗ lực chuyển đổi số toàn diện của chính phủ từ thủ tục hành chính, ngân hàng, đến chương trình đào tạo, kiểm tra.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ quan tâm về sự phát triển của công nghệ blockchain và ứng dụng thực tiễn của nó. Chúng ta có thể nhận thấy một vài điểm tiêu biểu như sau:

  • Có thể hình dung trong mười năm nữa. Người dân sẽ có cơ hội sống trong đô thị thông minh với kết nối vạn vật (IoT) và đường truyền internet tốc độ cao.
  • Các hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính sẽ được số hóa. Dĩ nhiên kể cả những hoạt động liên quan đến ngân hàng và các dịch vụ công của chính phủ.
  • Dữ liệu lớn (Big Data) sẽ trở thành mối quan tâm đặc biệt. Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain sẽ đóng góp phần thực tiễn hơn so với hiện nay.
Việt Nam đang trong giai đoạn vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Việt Nam đang trong giai đoạn vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Đặc biệt, trong quyết định này. Thủ tướng chính phủ đã đề xuất nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo trên blockchain.

Quyết định nhắc đến tiền ảo trên blockchain chứ không chỉ tiền đơn thuần là tiền điện tử

Nguyên văn trong quyết định của thủ tướng, có một lần đề cập đến “tiền ảo” như sau:

Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) – 2021 -2023

Điều này cho chúng ta thấy niềm tin vào sự đón nhận của chính phủ đối với “tiền ảo”. Bỏ qua những tiêu cực vốn khiến dư luận bức xúc vì những vụ lừa đảo. Vẫn cần phải thừa nhận tiềm năng thực dụng của nó.

Tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối” có thể hiểu là “tiền mã hóa” hay “Crypto“. Không phải tiền điện tử như Momo, AirPay,…

Từ đây, chúng ta có thể đưa ra một vài dự đoán:

  • Đến 2023, có thể sẽ hoàn chỉnh những hành lang pháp lý liên quan đến tiền ảo.
  • Khả năng chính phủ sẽ xây dựng và thí điểm một blockchain riêng với một đồng tiền Crypto riêng.

Cùng chờ xem.

Theo BeInCrypto

Có thể bạn quan tâm

Mục lục