Tin nóng ⇢

Sự khác biệt giữa stablecoin thuật toán USN của NEAR và UST là gì

Cách đây không lâu, chúng ta chứng kiến một sự sụp đổ của một đế chế stablecoin thuật toán khổng lồ. Khi LUNA rơi vào vòng xoáy tử thần, UST rớt giá và giá của LUNA cũng rớt thẳng xuống 0 chỉ trong 1 đêm. Vậy xem xét các rủi ro trong thị trường stablecoin thuật toán, làm thế nào để USN/NEAR với tư cách là một đồng stablecoin thuật toán tương tự như UST/LUNA thì liệu có bảo đảm những thảm kịch tương tự sẽ không tái diễn.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu bốn điểm khác biệt chính giữa USN/NEAR và UST/LUNA. Mặc dù USN và UST đều là stablecoin thuật toán, USN có thể ngăn chặn thảm kịch tương tự như UST xảy ra.

1. Cơ chế hoạt động thông minh của USN

Đầu tiên, hãy xem USN hoạt động như thế nào. Stablecoin USN được over-collateral (thế chấp quá mức) và USN kết hợp chênh lệch giá trên chuỗi với quỹ dự trữ được thế chấp kép với NEAR và USDT. Trong trường hợp xấu nhất, Decentral Bank có thể mua lại tất cả USN đã phát hành.

Làm thế nào để USN luôn ổn định?

(1) Thế chấp quá mức

Trước hết, USN sử dụng NEAR và USDT cho tài sản thế chấp kép. Ngay cả khi NEAR sụp đổ, giá trị của tài sản thế chấp sẽ luôn vượt quá tổng lượng USN lưu thông.

(2) Tự động hóa tái cân bằng quỹ dự trữ

Để duy trì tỷ lệ thế chấp hơn 100%, Quỹ dự trữ tự động cân bằng lại lượng dự trữ NEAR dư thừa với các loại stablecoin như USDT.

(3) Chiến lược thế chấp thận trọng

Chỉ các stablecoin đã được kiểm tra bởi battel mới có thể được sử dụng để thế chấp USN, chẳng hạn như USDT. Ngân hàng Decentral gửi các stablecoin này vào các pool trao đổi ổn định để duy trì sự ổn định của USN trên thị trường mở.

USN được thiết kế ưu tiên bình đẳng là tăng trưởng và ổn định, và Ngân hàng Decentral sẽ tiếp tục hỗ trợ mục tiêu này.

2. USN có cơ chế bền vững hơn UST

Bằng cách kết hợp cơ chế ổn định giá của UST và quỹ dự trữ dựa trên bảng tiền tệ Frax, USN có cơ chế hoạt động thông minh và bền vững hơn UST.

Sự khác biệt ở đây là khi 1 đô la của LUNA được mint thành 1 đô la UST, thì 1 đô la LUNA đó sẽ bị burn thay vì được gửi vào quỹ dự trữ như NEAR khi mint USN. Tính bền vững của USN được đảm bảo theo các nguyên tắc của Hội đồng tiền tệ.

Do đó, USN có thể tăng tính thanh khoản của hệ sinh thái NEAR một cách hiệu quả và tăng tiện ích của token NEAR trong khi vẫn duy trì sự ổn định. Các hợp đồng thông minh và dự trữ của USN được quản lý bởi Decentral Bank DAO.

Ngoài ra, tỷ lệ thế chấp của USN được thả nổi và được xác định theo cơ chế tự điều chỉnh. Khi giá NEAR tăng thì tỷ lệ staking của USN vẫn tăng và ngược lại. Thiết kế này giữ cho tỷ giá hối đoái USN ổn định và tránh được nhiều cuộc khủng hoảng.

3. USN mới bắt đầu và chưa tiến vào giai đoạn FOMO

USN mới bắt đầu và chưa tiến vào giai đoạn FOMO nhưng kể cả có thì NEAR đã xem xét cẩn thận mọi viễn cảnh tệ nhất có thể xảy ra.

Quỹ dự trữ USN được thành lập từ đầu như một tài sản thế chấp kép (2:1)- 100% USN có sẵn cho NEAR và các stablecoin khác. Trong giai đoạn đâu, thiết kế này cho phép USN có tính lưu động và ổn định tốt hơn UST. Điều đáng nói là sau sự thất bại của UST, Terra có kế hoạch xây dựng lại Terra mới bằng các đồng UST mới, cơ chế thế chấp như DAI sẽ được áp dụng và mục đích là chuyển đổi và khôi phục trọng tâm từ mở rộng sang ổn định.

Có khả năng Near cũng sẽ sử dụng cơ chế này để tăng cường sự ổn định sau cuộc khủng hoảng stablecoin gần đây

4. Tính ổn định của hệ sinh thái NEAR Protocol

Là một non-EVM blockchain, thì quá trình phát triển và chuyển đổi các dApp của Terra từ các hệ sinh thái khác khá khó khăn vì các dịch vụ chính của dApp xoay quanh DeFi có UST làm trung tâm. 

Đối với NEAR, sự thành công của dự án EVM hệ thống Aurora-NEAR đã thu hút thêm nhiều nhóm phát triển xuất sắc tham gia vào hệ sinh thái NEAR. Vì vậy, hệ sinh thái NEAR phát triển thịnh vượng hơn. Hiện tại, hệ sinh thái có nhiều dApp thuộc nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau, điều này giúp hệ sinh thái NEAR duy trì tính bền vững.

Đồng thời, nhờ EVM, các stablecoin vốn hóa lớn như DAI, USDT và USDC dễ dàng truy cập và hỗ trợ hệ sinh thái. Ngoài ra, NEAR là blockchain đầu tiên áp dụng công nghệ sharding, tuy công nghệ này chưa có sự thành công nhất định nhưng vì vậy NEAR vẫn không ngừng phát triển.

Tổng kết lại, USN và NEAR vẫn chưa đạt đến trạng thái bong bóng, thậm chí USN vẫn còn rất sơ khai, nên có rất nhiều cơ chế và cơ hội cải tiến đảm bảo tiềm năng phát triển của USN/NEAR. Đặc biệt nhờ có EVM, việc nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài chắc chắn sẽ dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục