Sam Bankman-Fried (SBF), cựu giám đốc điều hành FTX và người sáng lập quỹ đầu tư Alameda Research kể lại những điều sai trái anh đã từng làm và nhiều lời nói dối trong suốt quá trình đó.
Kelsey Piper, biên tập viên của tờ báo Vox, đã có những trao đổi với SBF sau khi tin tức lan truyền FTX Group sụp đổ. Bài viết sau đây xoay quanh những tin nhắn của hai người.
Cuộc đối thoại diễn ra vào ngày 13/11, hai ngày sau khi FTX tuyên bố phá sản theo luật bảo hộ phá sản của Hoa Kỳ. Sam không trốn tránh, anh muốn kể về những điều đã làm và thất bại.
Trước khi công ty hàng tỷ đô la sụp đổ, Sam Bankman-Fried tích cực tham gia vận động hành lang ở Washington. Trong khi Changpeng Zhao (CZ), giám đốc điều hành Binance, đối thủ lớn nhất của SBF, công khai hoài nghi về quy định của chính phủ, nhưng Sam lại tỏ ra tin tưởng cơ quan quản lý. Sam cho rằng một số quy định về tiền điện tử rất tốt và có thể áp dụng thực tế. Do đó, ông bỏ qua quan điểm của các nhà phê bình và lập luận rằng những lời đề nghị của ông đối với Washington hoàn toàn hợp lý.
Sam lừa dối nhân viên
SBF nổi tiếng toàn cầu, trở thành hình mẫu cho những người trẻ tuổi phấn đấu làm giàu, anh tích cực tham gia vào hoạt động xã hội, tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, sự thật không giống như vậy. Những người đứng đầu của các công ty trong FTX Group nhìn thấy sự lừa dối và không trung thực của Sam.
Cụ thể, những người đứng đầu của FTX Future Fund, tổ chức từ thiện của Sam Bankman-Fried, đã từ chức trước khi FTX tuyên bố phá sản. Họ đã nhìn thấy sự lừa dối và không trung thực trong cách lãnh đạo của SBF, khiến họ trở thành “diễn viên” cho sự chính trực trước công chúng.
Kelsey cố đưa dẫn chứng nếu công ty thuốc lá Philip Morris International sẽ gặp khó khăn trước những lời trích vấn của quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates lớn nhất thế giới. Sam đáp lại là những ý tưởng đã được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt đạo đức trước khi thực hiện.
Sam Bankman-Fried đã khẳng định rằng FTX chưa bao giờ đầu tư tiền gửi của chủ tài khoản tiền điện tử trên sàn giao dịch. Sam nói rằng quỹ Alameda Research đã vay nhiều tiền cho các hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến sàn FTX khi người dùng ồ ạt rút tiền.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao SBF nhận ra điều này nhưng không hành động trước khi quá muộn? “Đôi khi cuộc sống sẽ trêu đùa bạn,” Sam nói.
Những điều hối tiếc của Sam
Sam thể hiện sự tuyệt vọng khi nói “Chết tiệt”, anh cho rằng mình có thể kiểm soát rắc rối nếu FTX không tuyên bố phá sản, làm cho các vấn đề tài chính nằm ngoài tầm kiểm soát. Vị trí giám đốc điều hành của Sam của bị thanh thế bởi John J. Ray III, một luật sư đã giúp các chủ nợ thu hồi hàng tỷ đô la sau khi công ty thương mại năng lượng Enron phá sản.
Các khoản huy động tiền để cứu FTX đang được Sam thực hiện, nhưng rất ít nhà đầu tư dám ủng hộ Sam thời điểm này. Do đó FTX phải nhờ đến bộ luật bảo hộ phá sản của Hoa Kỳ, để giảm tác động của các chủ nợ. Sam nói: “The world is never so black and white,” như muốn ám chỉ bạn không thể biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.
Vụ tấn công FTX
Ngay sau khi FTX nộp đơn xin phá sản, tin đồn lan truyền một vụ tấn công rút hàng trăm triệu đô la khỏi FTX, Sam đã xác nhận điều này và cho biết thiệt hại khoảng vài triệu đô la, nhưng con số thực tế lớn hơn nhiều.
Những điều tiếp theo
Sam cho biết cố gắng huy động 8 tỷ đô la trong hai tuần để đảm bảo tài sản cho các chủ tài khoản. Anh cho biết đây là một trong những việc làm quan trọng nhất trong cuộc đời ông, dù trong thực tế, con số 8 tỷ đô la FTX dễ dàng huy động khi còn hoạt động. Hiện tại, chưa có nhà đầu tư nào muốn giúp Sam, dù cho huy động thành công, FTX vẫn sẽ phá sản!
Tổng kết
FTX từng là sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai thế giới, sự sụp đổ này sẽ kéo theo rất nhiều công ty, quỹ đầu tư, dự án phá sản theo. Chúng ta cùng chờ xem “ông lớn” nào sẽ phủ khắp các mặt báo trong những ngày sắp tới.