Tin nóng ⇢

Maple (MPL) là gì? Tổng quan về dự án Maple Finance

Tổng quan

Thị trường tài chính DeFi ngày càng phát triển với những con số ấn tượng theo thời gian (tại thời điểm viết bài đã đạt vốn hoá hơn 135 tỉ đô la) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, mảng tín dụng vay-cho vay là một mảnh ghép không thể thiếu với sự chiếm lĩnh thị phần đến từ các ông lớn Aave, Compound, Venus…. Hay những nhân tố mới nổi như NAOS cũng đang cố gắng chen chân vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Vậy thì dự án Maple có gì đặc biết để tạo nên sự khác biệt trong mảng Lending/borrowing.

Hãy cùng GFS Blockchain phân tích về dự án qua bài viết dưới đây nhé!

Maple Finance là gì?

Maple Finance là một giao thức cho vay phi tập trung với phân khúc khách hàng tập trung các tổ chức, cá nhân liên quan tới tiền điện tử cần vay vốn bao gồm: các quỹ đầu tư Crypto, các nhà tạo lập thị trường, các sàn giao dịch và các công ty khai thác tiền điện tử….

Maple sử dụng thiết kế ‘peer-to-pool‘ với các khoản vay được tài trợ bởi Liquidity Pools cho phép nhà đầu tư tiếp cận với một nhóm các khoản vay được tổ chức đa dạng, có hiệu suất cao.

Điểm khác biệt của Maple là gì?

Trước hết, mọi người cần hiểu có 2 hình thức vay phổ biến hiện nay là vay tín chấp (unsecured loan) và vay thế chấp (collateralized loan).

Vay tín chấp là hình thức vay mà việc bạn vay vốn dựa trên uy tín của bản thân hoặc tổ chức. Ví dụ: Công ty bạn vay vốn ngân hàng dựa trên uy tín làm ăn trên thị trường, các báo cáo doanh thu, sản phẩm của công ty hiện hữu..v.v.

Trong khi đó, vay thế chấp là hình thức vay mà việc bạn vay vốn dựa trên các tài sản đem vào thế chấp. Ví dụ: muốn vay một khoản tiền kinh doanh bạn phải thế chấp 1 ngôi nhà và đem toàn bộ giấy tờ nhà đất cho ngân hàng giữ để phòng rủi ro.

Vay thế chấp lại được chia làm 2 kiểu là over-collateralized (vay số tiền ít hơn giá trị tài sản thế chấp) và under-collateralized (vay số tiền nhiều hơn tài sản thế chấp).

Mục đích của Maple Finance chính là mở rộng hình thức vay dạng under-collateralized cho các khách hàng tiềm năng của mình một cách phi tập trung.

Đội ngũ dự án

Những người nổi bật trong team của Maple phải kể đến đó là:

  • Sidney Powell (CEO and Co-Founder): Từng có hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngân hàng quốc qia của Australia. Sau đó ông chuyển qua làm quản lý tài chính tại công ty Angle Fiance nổi tiếng và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Đây là một lợi thế rất lớn để ông cùng các cộng sử của mình phát triển Maple Finance sau này.
  • Joe Flanagan (Co-Founder): Từ năm 2016-2019 ông là giám đốc tài chính tại công ty Axsesstoday-Australia. Từ 2019 Ông giữ chức vụ giám đốc điều hành của Clover Advisory. Ông là một người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tín dụng
  • James Duncan (Product manager): Đồng thời cũng là Co-founder của công ty Abridged- một công ty cũng hoạt động về lĩnh vực công nghệ Blockchain, James cũng là một người hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhiều năm trước khi về Maple phát triển sản phẩm.
  • Đội ngũ phát triển Maple

Nhà đầu tư

Maple Finance đã huy động được 1,3 triệu đô la trong vòng hạt giống (Seed round)

Những quỹ đầu tư tham gia vào vòng hạt giống là những cái tên có tiếng trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử bao gồm Cluster Capital, Framework Ventures, Alameda Research, FBG Ventures, One Block Capital, The LAO, Bitscale Capital…..

Đối thủ cạnh tranh

  • Dụ án phát triển trên ETH: MakerDAO, Aave, Compound.
  • Dự án phát triển trên BSC: Venus, Alpha Finance.

Tokenomics

Tổng số 10.000.000 MPL sẽ được phân bổ như sau:

  • Maple Treasury: 14% –  1.400.000 MPL
  • Seed Investors: 26% – 2.600.000 MPL
  • Public Auction: 5% – 500.000 MPL
  • Liquidity Mining: 30% – 3.000.000 MPL
  • Team & Advisors: 25% – 2.500.000 MPL

MPL Token có những ứng dụng sau

  • Quản trị hệ thống: Các Holder của MPL có thể gửi và bỏ phiếu về các thay đổi được đề xuất đối với giao thức, bao gồm điều chỉnh phí, đúc hoặc đốt mã thông báo MPL và các thay đổi khác. Nếu những người nắm giữ MPL không muốn tự mình tham gia quản trị, họ sẽ có tùy chọn để ủy quyền quyền biểu quyết của mình.
  • Staking Liquidity Pools: Người nắm giữ mã thông báo MPL có thể cung cấp token của họ mặc định cho Nhóm thanh khoản – do đó có thể kiếm được một phần Phí từ các hoạt động diễn ra trong pool thanh khoản này.
  • Phí mạng: Người nắm giữ MPL có thể kiếm được một phần phí khi mà Người vay và người cung cấp thanh khoản trả cho giao thức Maple. Tất cả những người nắm giữ Maple Token có thể kiếm được một phần phí và được phân phối theo định kỳ.

Road map

Q2/2021

  • Triển khai Mainnet: Team sẽ triển khai Smart Contracts và cho phép tạo nhóm thanh khoản (Liquidity Pool) đầu tiên trên Maple.
  • Cho phép khai thác thanh khoản trên nền tảng của mình.
  • Công bố các khoản vay đầu tiên : Nhóm những người đi vay đầu tiên của Maple sẽ nhận được tài trợ cho các khoản vay của họ. Những người đi vay này đã được thẩm định kỹ lưỡng và các khoản vay đầu tiên của họ với Maple và sẽ được giới hạn ở mức 2 triệu đô la cho mỗi người vay.

Q3/2021

  • Tạo nhóm thanh khoản thứ hai và tăng hạn mức cho vay

Q4/2021

  • Updating….

Tổng quan về giao thức Maple

Có 4 dạng users chính trong giao thức Maple

  • Liquidity Providers – Những người cung cấp thanh khoản cho Pool để kiếm lãi cố định (dựa trên các điều khoản của người vay) cũng như bất kỳ phần thưởng khai thác MPL nào liên quan.
  • Pool Delegates  Người quản lý tài sản đáng tin cậy, người khởi chạy và quản lý nhóm cho vay. Chịu trách nhiệm vận hành Pool thanh khoản.
  • Borrowers  Các tổ chức đang tìm kiếm vốn lưu động. Những người đi vay bao gồm quỹ đầu tư, sàn giao dịch, người cho vay tập trung, thợ đào tiền điện tử..v.v.
  • Stakers  – Những người cung cấp bảo hiểm cho Pool bằng cách đặt mã thông báo vào các hợp đồng khóa cổ phần chung. Các mã thông báo này sẽ được thanh lý đầu tiên theo mặc định. Các công ty cổ phần nhận được một phần trăm lãi suất thu được từ nhóm từ những người đi vay..
  • Tổng quan về giao thức Maple

Mỗi Liquidity Pool được quản lý bởi một Pool Delegate và chính họ là bộ phận chịu trách nhiệm đàm phán các điều khoản cho vay với bên đi vay, thực hiện cẩn trọng và thanh lý tài sản thế chấp trong trường hợp vỡ nợ.

Các Pool Delegates sẽ xem xét danh tiếng, chuyên môn, uy tín của bên vay để đánh giá các điều khoản của khoản vay. Khi Người vay và Pool Delegates đồng ý với tỷ lệ lãi suất và tài sản thế chấp, Pool Delegates tài trợ vốn cho các khoản vay từ nhóm mà họ đang quản lý và chịu trách nhiệm vận hành

Các bước khởi chạy và cho vay trên Maple

  1. Maple Governance phê duyệt Pool Delegate.
  2. Ủy quyền tạo hồ sơ và chiến lược hoạt động.
  3. Ủy quyền triển khai và khởi tạo quỹ cho vay.
  4. Ủy quyền kích hoạt Pool bằng cách staking vào Pool một số lượng MPL và USDC tối thiểu.
  5. Người cho vay (LP) xem xét chiến lược hoạt động của từng Pool.
  6. Người cho vay (LP) xem xét hồ sơ đại diện, lựa chọn và thêm tính thanh khoản vào các Pool mình mong muốn
  7. Bên vay tạo hồ sơ người vay và nêu chi tiết các điều khoản vay.
  8. Pool Delegate sẽ xem các yêu cầu của người vay và tiến hành thẩm định riêng về các điều khoản trực tiếp với người vay .
  9. Sau khi các điều khoản được thống nhất, bên vay khởi động hợp đồng cho vay
  10. Pool Delegate sẽ tài trợ cho hợp đồng cho vay với tính thanh khoản của Pool mình quản lý.
  11. Người vay rút ra khoản vay và đặt cọc một lượng tài sản thế chấp trong một giao dịch. Phí thành lập được lấy từ việc rút tiền và gửi đến người đại diện và gửi đến Maple DAO Treasury.
  12. Người vay trả lãi theo chu kỳ trả nợ đã định và trả gốc với khoản trả nợ cuối cùng khi đáo hạn
  13. Pool Delegate yêu cầu tiền lãi thay mặt cho nhóm trong suốt thời hạn cho vay và yêu cầu tiền gốc với khoản hoàn trả cuối cùng khi đáo hạn
  14. Người đại diện, Người cho vay và Người quản lý đều có thể yêu cầu quyền lợi có sẵn trong suốt quá trình

Cộng đồng

  • Website
  • Telegram
  • Twitter
  • Discord

Mua MAPLE ở đâu?

Tại thời điểm viết bài MAPLE đang được niêm yết trên các sàn như:  Uniswap và Balaner

Kết Luận

Maple Finance là một thị trường vay vốn được hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain. Với sứ mệnh xác định lại thị trường vay vốn thông qua các tài sản kỹ thuật số, Maple mở rộng nền tảng của mình bằng cách cung cấp các khoản vay từ nguồn tài chính minh bạch và hiệu quả được thực hiện trên nền tảng của mình. Đối với những người cho vay, Maple cung cấp một nguồn lợi nhuận bền vững thông qua việc cho vay các nhóm đa dạng của các tổ chức , công ty, các quỹ hoạt động liên quan đến lĩnh vực tiền điện tử. Với việc phát triển mạnh ở phân khúc khách hàng đầy tiềm năng này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền tảng Maple trong tương lai.

Nguồn: gfsblockchain.com

Có thể bạn quan tâm

Mục lục