Các công ty khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh, nhưng lại hiếm khi thảo luận về sự phù hợp trong quản trị doanh nghiệp. Web3 mang lại làn gió mới cho khái niệm bị lãng quên rằng một mô hình quản trị cụ thể và phù hợp với một dự án cụ thể.
Đối với các dự án không phải tiền điện tử, việc lựa chọn mô hình quản trị phù hợp rất đơn giản bằng mô hình đánh đổi (trade-off). Ngay cả những người không phải là chuyên gia cũng có thể trả lời liệu một dự án sẽ được hưởng lợi theo mô hình nhà nước hay tư nhân, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Đối với các dự án tiền điện tử, quyết định phức tạp hơn vì họ phải xem xét một phần mới: phân quyền.
Quản trị phi tập trung cho phép mọi người đóng góp mà không cần sự cho phép của cơ quan trung ương. Giống như các thông số quản trị trong lịch sử, tính phân quyền có những đặc điểm rõ ràng của mô hình trade-off. Trái với suy nghĩ của nhiều người, đây là một công cụ có thể mang lại lợi ích cho một số (nhưng không phải tất cả) dự án web3. Những Founder Web3 nên cân nhắc xem các dự án của họ có thể được hưởng lợi từ quản trị phi tập trung hay không.
Lịch sử mô hình quản trị
- Trong lịch sử, các quyết định quản trị dựa trên hai cân nhắc: lợi nhuận – phi lợi nhuận và công – tư.
- Những công ty công vì lợi nhuận như Apple có một nhóm cổ đông bầu ra một hội đồng quản trị để điều hành. Các công ty tư nhân vì lợi nhuận như Fidelity có cổ đông tập trung và thường là vì công ty gia đình.
- Các tổ chức phi lợi nhuận công cộng như trường đại học và bệnh viện được điều hành bởi một hội đồng, trong đó hơn 50% giám đốc của hội đồng phải không liên quan tới tổ chức. Ngoài ra, lợi nhuận không được phân phối ra bên ngoài tổ chức.
- Các tổ chức tư nhân phi lợi nhuận như Quỹ Gates thường có một lượng hạn chế các nhà tài trợ và không cần có ban giám đốc ngoài.
Đặc điểm đáng chú ý nhất của các mô hình quản trị này là mọi người chỉ có thể đóng góp bằng công sức nếu được phép. Ngoài các dự án nguồn mở (thường không hoạt động như các tổ chức chính thức), không phải ai cũng có thể làm việc cho những tổ chức này. Nên nếu muốn làm việc tại Apple, Fidelity, một trường đại học hoặc Quỹ Gates, trước tiên bạn phải nỗ lực nghiêm túc để được tín nhiệm.
Khi MakerDAO quyết định tổ chức cuộc bỏ phiếu MKR công khai lần đầu tiên vào năm 2018, MakerDAO đã tiến hành thử nghiệm quản trị phi tập trung. Kể từ đó, một số dự án nổi bật nhất trong Web3 đã áp dụng quản trị phi tập trung, bao gồm Uniswap (9,3 tỷ USD), Compound (1,2 tỷ USD), Aave (2,6 tỷ USD), Curve (7,3 tỷ USD) và dYdX (4,7 tỷ USD). Chỉ riêng năm dự án này đã chiếm hơn 25 tỷ đô la vốn hóa thị trường pha loãng hoàn toàn (tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2022) và nhiều dự án phi tập trung có giá trị hơn sẽ xuất hiện.
Tầm quan trọng của sự phù hợp trong quản trị kinh doanh
Lựa chọn mô hình quản trị phù hợp là một quyết định quan trọng đối với những người sáng lập vì sự phù hợp chuẩn chỉ sẽ đóng vai trò là một lợi thế chiến lược. Quản trị sẽ truyền tải 2 đặc điểm chính về một tổ chức:
Ý định. Khi một doanh nghiệp lựa chọn một mô hình quản trị, nó sẽ chuyển tải mục tiêu của tổ chức. Hãy xem xét sự khác biệt giữa Facebook Messenger và Signal. Với vị thế là tổ chức phi lợi nhuận, Signal có thể củng cố giá trị của mình như một dịch vụ bảo vệ quyền riêng tư, ưu tiên người dùng vì rõ ràng là công ty không có động cơ xấu. Nhiều người dùng tin tưởng và trung thành với Signal vì lý do này. Ngay cả với tính năng ngang bằng và hiệu ứng mạng mạnh mẽ, thì một khía cạnh mà Facebook Messenger không thể cạnh tranh với Signal chính là sứ mệnh.
Quyết định. Mỗi mô hình quản trị đi kèm với khuôn khổ quyết định riêng để xác định ai là người đưa ra quyết định ở từng cấp độ. Ví dụ, các tổ chức công sẽ nghe lệnh từ hội đồng quản trị đại diện cho cơ sở cấu thành rộng hơn, trong khi các tổ chức tư nhân chỉ cần phải nghe lệnh từ chủ sở hữu. Ban lãnh đạo cấp cao sẽ đưa ra quyết định tại các cuộc họp của hội đồng quản trị, và các chiến lược và chiến thuật do lãnh đạo cấp cao thuộc hội đồng quản trị đề ra được truyền xuống cho nhân viên thực hiện.
Tại sao phải phân quyền?
Phân quyền là một cơ chế quản trị duy nhất vì bất kỳ ai cũng có thể đóng góp mà không cần phải có sự cho phép. Vậy tại sao một tổ chức lại muốn có nhiều đầu bếp giỏi trong bếp hơn khi điều đó có thể làm chậm lại hoạt động và thậm chí ngăn cản sự phát triển? Sử dụng cùng một khuôn khổ như trên, phân quyền truyền đạt những điều sau:
Ý định. Phân quyền là một sự liên minh đa cộng đồng người dùng trong tổ chức. Trong lịch sử cấu trúc quản trị, mức tối đa mà người dùng có thể đóng góp cho một dự án mà không cần phải trở thành nhân viên chính là đóng góp các feedback về sản phẩm hay vote về một số đề xuất cụ thể nào đó. Bởi vì quản trị phân quyền tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào đóng góp, một dự án phi tập trung cần phải có sự phối hợp trực tiếp giữa cộng đồng của họ và đội ngũ phát triển cùng tham gia vào xấy dựng dự án.
Quyết định. Quản trị phi tập trung trao quyền ra quyết định và thực thi cho cộng đồng của mình ở mọi cấp độ. Cộng đồng quyết định thực hiện những thay đổi nào bằng cách bỏ phiếu cho các đề xuất. Cộng đồng có thể đề xuất hay bác bỏ một cải tiến nào đó (bao gồm các cải tiến sản phẩm chi tiết) mà trước đây nằm trong quyền hạn của nhân viên.
Nhìn chung thì quản trị phân quyền giống như dữ liệu công khai permissionless (vd: blockchain). Tuy cái thứ 2 tốn kém và chậm hơn cái đầu nhưng nó có một khía cạnh đặc biệt mà quản trị phân quyền chưa thể thay thế được đó là tham gia không cần sự cho phép. Khía cạnh này đã giúp mở ra một mạng lưới lý thuyết giá trị mới mà trước đây không thể thực hiện được.
Một điểm yếu phổ biến nhất của tổ chức phi tập trung là nhiều người tham gia hơn thì tổ chức hoạt động kém hiệu quả hơn. Một tổ chức có năm người ra quyết định thì có 10 kênh giao tiếp, trong khi một tổ chức có 100 người ra quyết định (tăng 20 lần) thì có 4.950 kênh giao tiếp (tăng 495 lần). Việc giúp mọi người liên kết với nhau trở nên nặng nề hơn theo cấp số nhân vì nhiều người hơn – do đó, tại sao trong chính trị, các chế độ độc tài đưa ra quyết định nhanh hơn các nền dân chủ và trong kinh doanh, các công ty tư nhân nhanh hơn các công ty công.
Một câu hỏi để đánh giá lại quản trị phi tập trung là : liệu các tổ chức tối ưu hóa sự đa dạng về quan điểm có thể cạnh tranh ngang hàng với các tổ chức tối ưu hóa để ra quyết định nhanh chóng không? Đối với những người may mắn được sống trong các nền dân chủ, sự nương tựa lẫn nhau sẽ có sức ảnh hưởng. Đôi khi cốt lõi của việc tối ưu hóa không phải là tốc độ hay chi phí mà là đại diện cho công bằng. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra kết quả lâu bền và có giá trị hơn nhiều so với các dự án được xây dựng chỉ vì tốc độ.
Lựa chọn quản trị phi tập trung
Không phải tổ chức lợi nhuận nào cũng muốn được công khai và cũng không phải mọi dự án web3 đều cần được phân cấp. Để cơ chế quản trị này sẽ hoạt động hiệu quả thể hiện một lợi thế chiến lược là các giao thức. Giao thức là các dự án trung lập mong muốn giải quyết các nhu cầu tương tự cho người dùng càng lâu càng tốt. Ba đặc điểm nổi bật của giao thức là:
Độ tin cậy. Khi các sản phẩm hướng đến tận dụng giao thức, điều quan trọng nhất là độ tin cậy. Liệu giao thức có phục vụ một mục đích mà tôi cần đến 100 năm kể từ bây giờ không? Tôi sẽ có thể có đóng góp nào về những thay đổi tiềm năng không? Đối với một giao thức, việc chọn quản trị phi tập trung cho thấy nó có ý định kết nối với các nhà phát triển muốn tạo các dự án dựa trên chúng và cho phép họ tiếng nói trong quá trình phát triển của giao thức.
Diện tích bề mặt sản phẩm nhỏ. Giao thức được thiết kế đơn giản nhất cho các đối tượng có thị hiếu thấp nhất để các sản phẩm khác có thể áp dụng được. Vì vậy các giao thức thường có có diện tích bề mặt sản phẩm nhỏ. Điều này là do tính quản trị phân cấp vì việc ra quyết định chỉ với một tính năng sản phẩm duy nhất đã rất phức tạp; diện tích bề mặt sản phẩm bổ sung làm cho việc ra quyết định trở nên phức tạp hơn theo cấp số nhân.