GameFi tập trung vào hình thức "Play and Earn" cần phải cân bằng giữa hai hoạt động chơi và kiếm tiền trong bối cảnh thị trường đang có sự chuyển mình như hiện nay.
Tháng 3 vừa qua, thị trường GameFi tiếp tục thu về những khoản tài trợ vốn lớn. Chẳng hạn như metaENGINE và Mirror World đã gọi vốn thành công 4 triệu USD vòng seed round và AQUANEE đã huy động thành công 2 triệu USD.
Theo Footprint Analytics, tổng số tiền đầu tư vào thị trường GameFi hiện nay đạt mức 4,99 tỷ đô. Và mặc dù chưa hết tháng 3, số lượng dự án dành được những ưu ái về vốn đã lên đến 30 dự án, nhiều hơn so với tháng 3 năm ngoái với chỉ 7 dự án được đầu tư.
Với tốc độ bơm vốn nhanh chóng, GameFi được hy vọng là sẽ tiếp nối xu hướng DeFi của năm ngoái và thu hút 200 tỷ USD vốn đầu tư. Tuy nhiên, trái với việc tăng lên điên cuồng của vốn thì người chơi lại dần mất đi sự nhiệt tình với GameFi và một khi mất đi sức hấp dẫn doanh thu thì chúng cũng sẽ dần mất đi lượng người truy cập. Trên thực tế, lượng người dùng hoạt động hàng ngày (Daily Active Users – DAU) của thị trường này đang giảm dần. Tính đến ngày 29/3, lượng người dùng hoạt động hàng ngày là 1.098.213 người, giảm đi nhiều so với 10 ngày trước là 1.138.989 người (nguồn: Footprint Analytics).
Các dự án game trên GameFi vẫn tiếp tục phát triển và những game mới phải đảm bảo sự cân bằng giữa chơi game và kiếm tiền. Cùng với đó, Footprint Analytics khuyên rằng người chơi cần phải đánh giá từ nhiều chỉ số khác nhau khu tham gia vào thị trường GameFi, chẳng hạn như chỉ số hoạt động hằng ngày hay khối lượng giao dịch bình quân đầu người.
Gần 5 tỷ USD vốn đổ vào GameFi
Chỉ tính riêng tháng 3, đã có 30 dự án trên GameFi gọi vốn thành công, trong đó 1 dự án nhận khoản đầu tư trong trong vòng vòng gọi vốn Series A (khoản đầu tư series A), 5 dự án nhận vốn đầu tư chiến lược, 11 dự án nhận vốn hạt giống và 13 dự án còn lại vẫn chưa rõ vòng gọi vốn. Như vậy, chưa đến hết tháng 3, tổng vốn hàng tháng của GameFi đã vượt qua con số 400 triệu USD.
Nhiều nguồn tin cho biết dự án GameFi được hỗ trợ bởi AI, Mirror World, vừa gọi vốn thành công 4 triệu đô vòng hạt giống vào ngày 11/3. Trong vòng Seed Round này, Alameda Research, Galaxy Interactive và Republic Crypto cùng đồng dẫn đầu khoản đầu tư. Trong vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Lemniscap và Jump Crypto vào ngày 4/3, MetaENGINE đã thành công thu hút các nhà đầu tư với khoản tiền trị giá 4 triệu USD. Vào ngày 2/3, AQUANEE đã nhận được hơn 2 triệu USD đầu tư từ M6, Polygon, Mindfulness và HG.
Vốn bơm điên cuồng, người chơi chạy mất
Dữ liệu được thu thập bởi Footprint Analytics cho thấy tổng vốn của GameFi đạt gần 5 tỷ USD tính cho đến nay. Và cơn sốt này được dự đoán là sẽ vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới.
Việc tăng lên điên cuồng như vậy đến từ tiềm năng mà GameFi mang lại vào năm ngoái. Cụ thể, dữ liệu của Footprint Analytics cho thấy GameFi đã chứng kiến sự gia tăng lớn từ tháng 3 đến tháng 8, với khối lượng giao dịch luôn ở mức ổn định. Trong giai đoạn này, tựa game về thú nuôi kỹ thuật số, Axie Infinity được xem là mở đầu cho việc bùng nổ dự án game theo cơ chế P2E và sự ra đời của hàng loạt game tương tự sau này.
Các giao dịch trong lĩnh vực GameFi đã trải qua hai đỉnh tăng trưởng vào ngày 9/4 và ngày 27/12. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm DeFi trên DeFi Kingdoms, mang lại một vòng mở rộng khác của toàn bộ quy mô thị trường. Các sidechains hỗ trợ GameFi như Ronin cũng đang bắt đầu được sản xuất. Cuối cùng, capital bets (đặt cược vốn) trên đường đua đã chạm đỉnh trong quý IV.
Tuy nhiên, dù không có sự thay đổi về số lượng basechain lưu trữ GameFi kể từ tháng trước nhưng lượng người chơi hàng ngày lại giảm 11% (xuống còn 1.098.213 người). Điều này có lẽ có liên quan đến sự suy thoái trong toàn bộ thị trường tài sản crypto trong quý đầu tiên. Khi thị trường cryto phát triển mạnh, các tài sản trong GameFi cũng sẽ mở giá cao và thanh khoản cao, nhưng khi toàn bộ thị trường giảm, lượng người chơi game hàng ngày và tài sản cũng có xu hướng giảm mạnh.
Điều này có nghĩa là GameFi phải tìm kiếm sự cân bằng giữa việc kiếm tiền và chơi game trong thời điểm mà thị trường đang có biến động và tìm cách tồn tại ngay cả trong bear market (Thị trường giảm giá – ở đó, giá cả các loại tài sản được mã hóa đang giảm xuống thấp hơn mức trung bình).
3 tiêu chí đánh giá các dự án game của GameFi
"Mặc dù các dự án GameFi đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên vẫn còn tương đối ít các game thực sự thú vị trong tổng sô 1.322 game này". Footprint Analytics cho rằng các tổ chức đầu tư, người chơi và nhà phân tích không nên chỉ dựa vào thị trường GameFi để đánh giá các dự án game. Theo đó, cũng cần phải quan tâm đến các dữ liệu đằng sau game. Cụ thể, có ba chỉ số quan trọng cần phải xem xét là số lượng người dùng, số lượng giao dịch on-chain trung bình của một người và khối lượng giao dịch trên đầu người.
Số lượng người dùng là chìa khóa cho một hệ sinh thái vận hành khỏe mạnh và nó phản ánh mức độ phổ biến của các dự án game. Theo Footprint Analytics, số lượng người dùng GameFi đã tăng lên kể từ tháng 4/2021 và đi vào ổn định. Điều này có mối tương quan cao với sự tăng trưởng nhanh chóng của nhiều dự án và sự phát triển liên tục của thị trường chung.
Hiệu quả hoạt động của NFT trên mỗi chain
Số lượng người dùng trên chain cho thấy các public chain (các chain mà người dùng nào cũng có thể truy cập) sở hữu nhiều lượng người dùng hơn trong ba tháng qua và chủ yếu là WAX, Hive, Polygon và BSC. Trong số đó, lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Splinterlands trên Hive là 300.000, chiếm hơn 98% tổng số người dùng trên chain. Việc giá của SPS thấp hơn 0,1 USD làm giảm threshold cho người chơi.
Ngoài ra, lượng người dùng lớn trên WAX cũng cho thấy các game trong hệ sinh thái này thú vị hơn các chain khác, chẳng hạn như, người chơi có thể chơi Alien Worlds miễn phí và kiếm được từ 10 – 15 đô la chỉ trong vài giờ chơi. Trong 6 tháng qua, lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Axie Infinity trên Ronin giảm từ 120.000 xuống còn khoảng 20.000. Nguyên nhân đến từ việc hầu hết các hoạt động của người chơi được thực hiện off-chain và chỉ các giao dịch liên quan đến các vật phẩm trò chơi mới được thực hiện on-chain. Có thể thấy rằng phí gas on-chain cao và các giao dịch on-chain không hiệu quả là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm số lượng người dùng.
Các dự án GameFi thành công đã để lại kinh nghiệm và thúc đầy phát triển nhiều dự án khác. Cụ thể, ngoài việc phát triển ra một tựa game thu hút, các dự án phải áp dụng được cho tất cả người chơi crypto và có threshold thấp, mô hình P2E vẫn sẽ tiếp tục phổ biến và các game cần được triển khái với mức phí gas thấp cũng như có thông lượng on-chain cao.
Ngoài số lượng người dùng on-chain, số lượng giao dịch on-chain trung bình của một người cũng là một chỉ số đánh giá quan trọng đối với GameFi. Theo dữ liệu của Footprint Analytics, số lượng giao dịch bình quân đầu người trên WAX tương đối ổn định kể từ tháng 4/2021 với khoảng 35 – 50 giao dịch mỗi ngày. Ngoài ra, số lượng giao dịch của các dự án GameFi như Farmers World và Alien Worlds chiếm một nửa lượng giao dịch trên WAX.
Đáng chú ý, lượng giao dịch trung bình trên Avalanche tăng lên từ tháng 1 và đạt đỉnh 50 vào ngày 16/3. Avalanche, ban đầu thống trị DeFi, đã bắt đầu chuyển sang GameFi. Trong game Crabada, người chơi kiếm được thu nhập thông qua các hoạt động như mining, breeding, combat và exploration. Các chain game này đóng góp vào hầu hết các giao dịch trên Avalanche.
Khối lượng giao dịch bình quân đầu người cũng là một chỉ số quan trọng để phân tích GameFi, bởi vì nó phản ánh mức độ tham gia của người dùng và độ robustness (Chuẩn mạnh – khả năng thực hiện hiệu quả) của thiết kế sản phẩm và tokenomic. Với vai trò là một người chơi, người dùng phải chú ý đến sự ổn định của xu hướng khối lượng giao dịch bình quân đầu người của dự án, đặc biệt là sự tăng trưởng bền vững của user data (dữ liệu người dùng) và tăng trưởng doanh thu đã thỏa thuận dựa trên game.
Tính đến tháng 2, khối lượng giao dịch bình quân đầu người của GameFi cạnh tranh chủ yếu trên các blockchain Harmony, Ronin và Ethereum. Hầu hết khối lượng giao dịch của các game phổ biến trên các chain này là từ 800 – 4.000 USD/người.
Nếu ở góc độ vốn, GameFi vẫn sẽ chưa lỗi thời vào năm 2022. Tuy nhiên, thách thức mới của GameFi là phải tạo ra bước đột phá trong các game truyền thống và lInh hồn của GameFi vẫn sẽ là cơ chế P2E. Bên cạnh đó, giao diện, thiết kế game và hiệu quả của mạng cơ bản cũng được xem là những vấn đề lớn mà Gamefi cần phải giải quyết.