Tin nóng ⇢

Cho vay NFT dẫn đầu giai đoạn tăng trưởng tiếp theo?

Bất kể cơ sở hạ tầng định giá cơ bản mà các protocol cho vay NFT quyết định sử dụng là gì, rõ ràng là chúng sẽ mở ra giai đoạn mở rộng tiếp theo của không gian tiền điện tử. Nhiều khoản vốn chưa có ý định sử dụng sẽ được dồn vào và cả không gian đều được hưởng lợi từ đó. Chủ sở hữu NFT sẽ có quyền truy cập vào tính thanh khoản, các protocol DeFi sẽ thấy TVL của chúng tăng lên và thậm chí có thể onboard những người dùng mới chưa bao giờ tương tác với DeFi.

Xuất phát từ sự tăng trưởng mạnh mẽ và những con số tiếp nhận ấn tượng mà ngành công nghiệp NFT đã chứng kiến vào năm 2021, từ "NFT" đã được từ điển Collins chọn là "the word of the year" cho năm qua. 

Một số công ty như Visa đã ước tính định giá thị trường NFT sẽ rơi vào khoảng 100 tỷ USD. Ngoài ra, ngân hàng đầu tư Jeffries cho biết họ cũng kỳ vọng thị trường NFT sẽ đạt mức định giá 80 tỷ USD vào năm 2025. Như vậy, rõ ràng là NFT đã nhận được sự chú ý lớn của mọi người. 

Số liệu thống kê từ những năm trước cho thấy lượng giao dịch NFT tăng 1,836% so với năm 2020. Mức tăng trưởng khối lượng giao dịch (tính theo USD) đạt mức 21,350% với hơn 17 tỷ USD được giao dịch (14,6 tỷ USD trong số đó diễn ra trên Ethereum). 

Các bộ sưu tập như CryptoPunks hoặc Bored Ape Yacht Club đã chứng kiến những đợt repricing (tái định giá) khác thường và trở thành hai trong số những bộ sưu tập mang tính biểu tượng và đắt giá nhất trong toàn bộ thị trường NFT. Giá sàn và giá bán trung bình đã tăng đáng kể cho cả hai bộ sưu tập và đưa mỗi bộ sưu tập được định giá thị trường trên 2,5 tỷ USD.

Hiện tượng này có thể giải thích được vì các NFT đã thu hút thành công lãi suất bán lẻ. Không giống như DeFi, trong đó giai đoạn tiếp nhận tiếp theo phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư tổ chức thì NFT đã cho thấy những dấu hiệu của việc tiếp nhận rộng rãi của thị trường. Sự kết hợp giữa nghệ thuật, văn hóa và đầu cơ thu hút người bình thường hơn là đổi mới tài chính.

Những vẫn đề trong việc tăng trưởng đột ngột 

Như đã đề cập trước đó, BAYC là một trong những dự án được đánh giá cao nhất trong toàn ngành. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, BAYC đã leo lên vị trí đầu bảng thành tích của NFT.

Khoảng một năm trước đó, giá sàn của các ape được niêm yết đã được mint ở mức 0,08Ξ, tuy nhiên con số này đã lên đến mức 109Ξ tại thời điểm viết bài. Đó là mức tăng 136,150% về giá trị (tính theo ETH).

Điều gì sẽ xảy ra khi các nhà đầu tư mới vào nắm giữ một trong những NFT này? 

Nếu chúng ta truy vấn dữ liệu on-chain để phân tích ví của các chủ sở hữu BAYC, ta có thể thấy rằng dự án này khá phân tán và những người nắm giữ nó có định hướng lâu dài.

10.000 ape được giữ trong 6.441 ví khác nhau. Hơn 60% trong số chúng được hold trong hơn 3 tháng và gần 40% được hold trong hơn 6 tháng.

Tồn tại một giả định rằng những người hold BAYC không thực sự giàu có nhưng họ cam kết với dự án và không muốn thu lợi nhuận bằng cách bán NFT của họ. Để xác thực lại giả thuyết, có một cách là xem qua ví và số dư của các holder trên. Và để đơn giản hơn thì chỉ xem số dư ETH của các ví này bởi ETH là tài sản được hold phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc cho rằng hold ETH trên Ethereum Mainnet đại diện cho sự giàu có tổng thể của ví là không chắc chắn và có vẻ không công bằng. 

Theo dữ liệu này, 75% holder sở hữu ít hơn 1/10th giá trị sàn của bộ sưu tập trong ví của họ. Mặc dù chủ sở hữu BAYC có thể có tài sản khác và/hoặc ví khác, nhưng có vẻ công bằng khi giả định rằng những nhà đầu tư này sẽ phải chịu chi phí cơ hội (opportunity cost) do tính chất thanh khoản kém của NFT. Trên hết, một số holder trước đó có thể đã bán vì NFT của họ thu được đáng kể và cách duy nhất để có được thanh khoản là bán chúng trên thị trường thứ cấp.

Thúc đẩy tính thanh khoản cho các tệp JPEG kém thanh khoản 

Từ định giá hiện tại và tốc độ tăng trưởng vào năm ngoái, có thể thấy NFT là một thị trường đầy tiềm năng. Không gian này đang tích lũy giá trị nhanh chóng. Tuy nhiên, tiện ích của nó bị hạn chế do tính kém thanh khoản của nó. Hạn chế này đang ngăn chặn sự bùng nổ sẽ xảy ra khi NFT phát huy hết tiềm năng của mình.

Trước đó vào thời của DeFi, đã có lúc ta không thể vay và thế chấp ETH. Tuy nhiên, sự xuất hiện của AAVE và Compound đã thay đổi điều đó. Với tư cách là một protocol cho vay đầu tiên, chúng trở thành money legos và cho phép các use case về tài chính có thể xây dưng trên một layer mới. Kết quả là, định giá và TVL của chúng đã tăng vọt và trở thành chất xúc tác cho sự tăng trưởng trong toàn bộ không gian DeFi.

Vì hầu hết các NFT không có bất kỳ tiện ích nào và chủ yếu là tài sản văn hóa và/hoặc đầu cơ, nên việc sử dụng chúng làm tài sản thế chấp để có được khả năng thanh khoản tạm thời có vẻ khá phù hợp. Một số nhà phát triển đã nhận thấy cơ hội này và đang tạo ra các protocol cho vay NFT đầu tiên. Nếu một trong số họ thành công, ta sẽ có một bước tiến mới tương tự như AAVE và Compound đã làm. 

Tại sao mọi người lại vay và thế chấp NFT của họ?

Đối với token ERC-20, có hai lý do chính.

Thứ nhất là để có được leverage (đòn bẩy tài chính) và thực hiện bất kỳ loại hoạt động nào như đầu tư vào tài sản được định giá thấp, mua thêm NFT, bán những NFT đã vay mà được định giá cao hoặc thậm chí là để mua nhà.

Thứ hai là chuyển các NFT mà cchưa có ý định sử dụng trong một thời gian nhất định của họ thành một nguồn thu nhập thụ động bằng cách sử dụng số NFT đã vay để kiếm lời (lợi tức thu được sẽ phải cao hơn phí đi vay).

Bất kể lược đồ rủi ro của các holder NFT có như thế nào thì việc cho vay NFT là hấp dẫn đối với các holder để khiến các NFT của họ hiệu của hơn (lưu ý rằng chiến lược lợi nhuận và LTV có thể được điều chỉnh để phù hợp với mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận). Vì vậy, có thể kết luận rằng, trước khi tính đến các hạn chế kỹ thuật thì tổng thị trường có thể giải quyết vấn đề cho vay NFT là khá lớn khi xét trong trường hợp tốt nhất. 

Viễn cảnh hiện tại 

Những người nhận thấy nhu cầu cho vay NFT trước đó đã bắt đầu phát triển các protocol và mở ra giai đoạn tiếp theo trong không gian NFT.

Cho đến nay, dường như có hai cách tiếp cận khác nhau đối với việc cho vay NFT:

Thứ nhất, đối với các protocol tin rằng sẽ có nhu cầu vay NFT và muốn tạo marketplace P2P để cho phép các hoạt động này. Mô hình kinh doanh của các protocol này dựa vào việc người đi vay trả phí cho các nhà cung cấp thanh khoản để có quyền truy cập tạm thời vào token của nhà cung cấp và giữ một khoản phí.

Thứ 2, đối với các protocol sẵn sàng tự cung cấp tính thanh khoản cho các holder NFT. Một mặt, chủ sở hữu NFT có thể trả lại khoản vay cộng với một phần phí để lấy lại NFT của họ. Mặt khác, nếu chủ sở hữu không trả được nợ, protocol sẽ lấy tài sản mà chủ sở hữu đã thế chấp trước đó và “book” lợi nhuận. 

Cho vay P2P có hai ứng dụng chính tùy thuộc vào ý định của người cho vay thanh khoản (người vay NFT):

Những người cho vay thanh khoản sẽ vay theo giá NFT mà họ cảm thấy thoải mái khi mua NFT ở giá đó. Các nhà cung cấp thanh khoản hoặc được trả lại khoản gốc và đặt trước lãi suất hoặc người vay không trả lại được và các nhà cung cấp sẽ lấy NFT để thay thế.

Các nhà cung cấp thanh khoản sẵn sàng cho vay thanh khoản tạm thời để truy cập vào NFT một lúc. Điều này xảy ra nếu các nhà cung cấp muốn tận dụng bất kỳ use case nào mà NFT có thể có (chẳng hạn như quyền truy cập vào các sự kiện, nâng mức yield farm, v.v).  

Thu hẹp khoảng cách 

Để thu hẹp khoảng cách giữa DeFi và các NFT một cách hiệu quả cũng như đặt được product-market fit (sản phẩm có nhu cầu thị trường và được người dùng cảm thấy hài lòng) thì điều quan trọng trước tiên là phải xây dựng một sản phẩm vững chắc.

Các protocol cho vay hoạt động như thế nào?

Để biết được cơ chế và đặc tính tạo nên một protocol cho vay thành công. Trước tiên hãy xem xét những điểm chung trong các đặc tính của các blue-chip DeFi hàng đầu và một số đối thủ cạnh tranh/nhánh của chúng 

Lãi suất: Tỷ giá bên cho vay và bên đi vay thường được xác định bằng một đường cong. Mức sử dụng của tài sản sẽ tỉ lệ thuận với lợi nhuận mà người cho vay kiếm được cũng như khoản tiền mà người vay phải trả. Tức là càng sử dụng nhiều thì người cho vay càng kiếm được nhiều và người vay càng phải trả nhiều. Nói chung, mức chênh lệch giữa cả hai tỷ giá càng thấp thì càng hấp dẫn người dùng.

Điều khoản: Được xác định bởi một nhóm rủi ro mà đánh giá các điều kiện thị trường để giảm thiểu rủi ro đối với tài sản thế chấp giao thức. Các điều khoản quy định số tiền người dùng có thể vay, thời điểm chúng được thanh lý (LTV tối đa) và số tiền họ phải trả khi thanh lý.

Các điều khoản cũng quy định tài sản nào có thể làm tài sản thế chấp và tài sản nào có thể được cho vay. Thông thường, các tài sản nằm trong whitelist có tính thanh khoản cao và được sử dụng rộng rãi, do đó rủi ro khi khai thác càng giảm (thanh khoản càng cao thì càng khó thao túng price oracle trong một khoảng thời gian cố định). Một số fork như Rari Capital sử dụng các pool không cần cấp phép, vì vậy bất kỳ loại tài sản nào cũng có thể được sử dụng nhưng rủi ro của chúng chỉ giới hạn ở các pool mà chúng thuộc về. 

Liquidations (Thanh lý): Không giống như các khoản vay truyền thống, các khoản vay on-chain được tự động thanh lý khi tỷ lệ LTV của người dùng giảm xuống dưới các ngưỡng nhất định. Giá trị tài sản thế chấp của ai đó giảm đủ nhiều sẽ cho phép những người dùng khác đấu giá tài sản thế chấp, bán tài sản đó và thu lợi nhuận. Tình trạng của protocol cho vay phụ thuộc vào hiệu quả của việc thanh lý. Đồng thời, một trong những yếu tố quan trọng làm nên hiệu quả của các đợt thanh lý này xoay quanh các pricing oracle. Bằng cách có một nguồn cấp dữ liệu giá (price feed) đáng tin cậy, protocol có thể ngăn chặn nợ xấu hoặc, ít nhất, giảm rủi ro này vì có các yếu tố khác liên quan. Trên hết, nguồn cấp dữ liệu giá đáng tin cậy cũng giảm thiểu rủi ro bị lợi dụng.

Chìa khóa để nhận được sự tiếp nhận rộng rãi của thị trường là định giá NFT đáng tin cậy 

Lý do chính khiến các sản phẩm tài chính chưa được xây dựng dựa trên NFT là khó thẩm định chúng.

Do tính chất khan hiếm và thanh khoản kém, ngành công nghiệp này đã bỏ lỡ một cơ chế có thể liên tục định giá chúng một cách công bằng, chẳng hạn như AMM hoặc order book. Cho đến nay, NFTX là một trong những protocol duy nhất nỡ lực cho mục tiêu trên. Mặc dù có cơ chế thú vị, protocol này vẫn không được thị trường chấp nhận rộng rãi vì chúng gặp trở ngại để có được tính thanh khoản đủ sâu.

Các protocol như FloorDAO, có thể được mô tả như một protocol tạo thị trường NFT phi tập trung, nhằm tận dụng tối đa NFTX (đồng thời tăng tính thanh khoản của nó) bằng cách sử dụng cơ chế của OlympusDAO để tích lũy thanh khoản NFT hiệu quả, thanh khoản này sau đó được triển khai vào các NFTX vault để tạo ra lợi nhuận.

Mặc dù chưa có bất kỳ AMM hoặc order book nào cho NFT, nhưng Sudoswap (một protocol OTC phi tập trung) đang xây dựng SudoAMM. AMM thanh khoản tập trung được thiết kế đặc biệt cho NFT. SudoAMM đặt mục tiêu tiếp quản Opensea bằng cách giảm phí và cung cấp các liquidity pool liên tục đồng thời duy trì buy wall và sell wall. 

Định giá dựa trên Oracle 

Loại cơ chế định giá đầu tiên và trực quan nhất dựa vào việc sử dụng oracle để truy xuất dữ liệu on-chain giúp dự đoán mức định giá hợp lý của NFT.

Danh mục này cũng có thể được chia thành các danh mục khác nhau dựa trên thông tin được sử dụng và mức độ phức tạp của các ước lượng.

Price oracle: Ước lượng cơ bản nhất chỉ sử dụng price oracle để định giá một vật phẩm.

Phổ biến nhất là sử dụng giá sàn của bộ sưu tập (giá thấp nhất mà một phần của bộ sưu tập đó đang được bán tại một thời điểm nhất định) vì về mặt lý thuyết, nó đảm bảo rằng chúng sẽ không tạo ra các khoản vay lớn hơn số tiền mà thị trường sẽ trả cho một mặt hàng trong bộ sưu tập đó. Các phương pháp định giá phổ biến khác bao gồm tính giá trị bán thấp nhất trong một thời kỳ nhất định hoặc giá trị trung bình của N mặt hàng bán được thấp nhất trong một thời kỳ nhất định, trong đó N là số lượng mặt hàng.
Hầu hết các protocol quyết định bắt đầu với một trong những cách tiếp cận đơn giản này và xây dựng các mô hình định giá phức tạp hơn sau đó.

Oracle + Đặc điểm của mặt hàng: Một số cơ chế định giá cũng xét đến các thuộc tính của từng mặt hàng (và độ hiếm của chúng) khi định giá. Vì mọi bộ sưu tập đều khác nhau và có các thuộc tính duy nhất, nên việc tính toán thông tin này trong quá trình định giá làm tăng thêm nhiều phức tạp cho các mô hình định giá. Do đó, một số dự án như JPEG'd hoặc DropsDAO sẽ tạo các mô hình định giá tùy chỉnh cho từng bộ sưu tập và do đó, sẽ chỉ đưa các dự án blue-chip vào whitelist.

Machine Learning: Việc phải phát triển các mô hình định giá tùy chỉnh cho mỗi bộ sưu tập NFT và xem xét các thuộc tính của nó là việc tốn nhiều thời gian và không thể mở rộng. Do đó, các protocol như UpShot đã phát triển các mô hình machine learning xét các thông tin có sẵn (đặc điểm mặt hàng, giá bán cuối cùng của mặt hàng, giá bán cuối cùng của một mặt hàng trong bộ sưu tập, v.v.) để dự đoán mức định giá hợp lý của một NFT tại bất kỳ thời điểm nào. Họ tuyên bố rằng mô hình ML của họ đã đạt được sai số tương đối trung bình (MRE) là 11,6% khi giá bộ sưu tập Cool Cats.

Định giá Optimistic Pool 

Loại protocol cho vay thứ hai được xây dựng dựa trên Abacus Spot. Abacus sử dụng kết hợp các nguyên tắc từ optimistic roll-ups và cơ chế đồng thuận PoS để tạo ra optimistic PoS. Ý tưởng cốt lõi của Spot pool xoay quanh tiền đề rằng giá trị thực của NFT là số lượng ETH bị lock (được stake) bởi các nhà cung cấp thanh khoản (validator) trong pool tương ứng của nó.

Hệ thống định giá Abacus hoạt động như thế nào? 

Người dùng có thể mua một vị trí trong pool nhất định bằng cách lock ETH của họ trong một khoảng thời gian mong muốn (từ 1 đến 12 tuần). Việc tổng hợp tất cả các vị trí trong pool active xác định giá trị thị trường của NFT.

Định giá của NFT sẽ giảm khi các vị trí unlock và không hoạt động nếu không có thanh khoản mới tham gia vào pool. 

Tại sao không nên định giá quá cao? 

Bởi vì các nhà cung cấp thanh khoản lock ETH của họ trong một khoảng thời gian nhất định và pool có thể bị đóng vào bất kỳ thời điểm nào.

Vì tất cả các staker được thanh lý theo cách FIFO, bất cứ khi nào pool đóng cửa và một NFT được đấu giá (do thanh lý hoặc do chủ sở hữu cho rằng định giá pool quá cao), "tính trung thực" của họ được kiểm tra bằng cách trao đổi pool liquidity cho doanh thu đấu giá.

Lưu ý rằng vì ETH đã stake được phân phối trên cơ sở FIFO, nếu NFT được định giá quá cao, những người định giá quá cao NFT sẽ bị phạt và vốn của họ bị cắt giảm.

Tại sao mọi người lại lock ETH của họ trong pool để xác định giá trị hợp lý của một NFT? 

Vì những ưu đãi. Khi một pool bị chủ sở hữu NFT đóng, tất cả các staker được thanh lý bằng cách tuân theo logic FIFO. Nếu một NFT được bán với giá cao hơn giá được xác định bởi pool, phí premium sẽ được chia cho các nhà cung cấp thanh khoản. Vì những staker muộn phải chịu nhiều rủi ro hơn, họ càng được khuyến khích stake bằng cách cắt giảm phí lớn.

Trên hết, khi pool vẫn active, tất cả staker nhận được lợi nhuận (tương tự như các node trong hệ thống PoS) dưới dạng cost basis (Cơ sở chi phí) cho các token ABC giảm để đổi lấy việc xác thực giá và đảm bảo tính chính trực trong định giá NFT của pool đó. 

So sánh các phương pháp định giá cho các protocol cho vay

Khi phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng phương pháp định giá, điều quan trọng là không chỉ tính đến độ chính xác của chúng (so với giá thị trường mà tài sản được bán cuối cùng), mà còn xem chúng tác động như thế nào đến cơ chế/hành vi của các protocol cho vay.

Khả năng dự đoán chính xác giá bán trong tương lai

Hệ thống định giá mà Abacus đưa ra được đặc trưng bởi nhận thức tổng hợp của những staker trong pool. Do đó, ta có thể nói rằng cơ chế định giá của nó phụ thuộc vào kiến thức và độ chính xác của các các tác nhân này.

Chiến lược mà các tác nhân này sẽ sử dụng để định giá NFT cũng giống như các chiến lược được sử dụng bởi các oracle định giá cơ bản (chủ yếu là giá sàn và độ hiếm của mặt hàng dựa trên các đặc điểm của nó). Do đó, có thể kỳ vọng rằng hệ thống định giá Abacus sẽ chính xác hơn. 

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng kiến thức của mình thì có vẻ như con người không thể làm tốt hơn các thuật toán machine learning. Do đó, các protocol như Upshot có cơ hội dẫn đầu thị trường khi định giá hợp lý của các NFT.

Lưu ý: Nếu các đánh giá của Upshot được chứng minh là thực sự chính xác, thì người ta cũng mong đợi rằng mọi người sẽ sử dụng ước tính giá của họ kết hợp với các pool Abacus Spot để nhận được nhiều lợi nhuận nhất có thể trên ETH của họ. Do đó, có khả năng các pool Abacus sẽ phản ánh định giá của Upshot theo thời gian.

Khả năng đảm bảo thanh lý có lãi

Mặc dù tin rằng Upshot, hoặc bất kỳ mô hình thẩm định đáng tin cậy nào khác, có thể đạt được độ chính xác cao, nhưng các protocol cho vay phải đảm bảo rằng khi có khoản nợ xấu cần được thanh lý, họ có thể thực hiện được với mức giá dự kiến. Thật không may, dự đoán khác với sự chắc chắn. Do đó, các protocol cho vay dựa trên mô hình dự đoán (định giá dựa rên Oracle) sẽ cần thiết lập một tỷ lệ LTV thận trọng bất kể độ chính xác của chúng.

Tại sao các protocol cho vay dựa trên các mô hình dự đoán cần phải có một tỷ lệ LTV thận trọng?

Ngay cả trong cho vay tài sản thanh khoản (tức là ETH hoặc DAI), các khoản cho vay được phi tập trung hóa quá mức. Người cho vay không muốn mạo hiểm tài sản của mình, do đó họ muốn tránh mọi vấn đề vỡ nợ tiềm ẩn.

Không giống như AAVE hoặc Compound, do bản chất kém thanh khoản, các khoản vay NFT tức thời (không cần thế tài sản thế chấp) là không nên. Bởi vậy, các protocol cho vay NFT cần phải cẩn thận hơn với việc thanh lý. Trừ khi họ sẵn sàng tự hold NFT (điều này khó xảy ra vì nó cực kỳ rủi ro), họ sẽ phải đợi ai đó thanh lý khoản vay bằng cách mua NFT với giá chiết khấu.

Tóm lại, bất kể độ chính xác thẩm định của họ như thế nào, họ sẽ phải sử dụng LTV thận trọng vì họ phải tránh nợ xấu và đảm bảo rằng họ sẽ tìm được người mua khi thanh lý NFT.

Abacus có gì khác biệt

Nhờ vào thiết kế mà các protocol cho vay được xây dựng trên Abacus không cần phải lo lắng về việc thanh lý. Cơ chế đảm bảo rằng sẽ có một lượng thanh khoản được biết trước tại một lịch trình thời gian đã biết. Thuộc tính này mang lại sự chắc chắn cho protocol rằng nó sẽ có thể thanh lý các NFT một cách hiệu quả mà không cần phải phụ thuộc vào bên thứ ba.

Nếu một khoản vay cần được thanh lý, họ sẽ có quyền sở hữu NFT và đóng pool. Sau đó, họ sẽ nhận được ETH đã stake và NFT sẽ được bán đấu giá trên thị trường mở. Nếu nó được định giá quá cao, các staker sẽ bị slashing và nếu nó được định giá thấp, staker sẽ book được một số khoản lợi nhuận.

Nhờ đặc tính thanh khoản nội tại này, các protocol cho vay được xây dựng trên Abacus sẽ có khả năng phát hành khoản vay với LTV tối đa là 100%. Lưu ý rằng một số protocol có thể chọn LTV tối đa là 100% và những protocol khác (để giảm bớt nỗ lực quản lý khoản vay từ phía người vay) có thể điều chỉnh dựa trên số ETH tối thiểu bị lock trong pool trước khi đáo hạn.


Ví dụ lịch trình lock của Abacus Spot pool và LTV được quản lý/không được quản lý tối đa để tránh thanh lý.

Như có thể thấy trong hình, vì các staker cam kết trong một khoảng thời gian, nên những người đi vay cũng được hưởng lợi từ khả năng dự đoán về diễn biến giá cả. Họ biết chắc chắn mức giá tối thiểu mà NFT của họ sẽ có trước 12 tuần và trong trường hợp tốt nhất, một số nhà cung cấp thanh khoản mới có thể tham gia pool và thậm chí stake nhiều ETH hơn. Đây là một khoản gia tang cao cho người vay, vì nó giúp họ lập kế hoạch trước số lượng ETH tối đa mà họ có thể vay vào bất kỳ thời điểm nào.

Nhưng cho đến nay, Abacus mới chỉ là ý tưởng. Nó phải chứng minh được giá trị của mình với thị trường và nó sẽ phải có tính thanh khoản để đi đến thành công. Lưu ý rằng toàn bộ đề xuất giá trị phụ thuộc vào khả năng thu hút đủ thanh khoản cho các pool của nó để bất kỳ NFT nào có thể được định giá thích hợp. Do đó, nếu protocol không quản lý để bootstrap (khởi động) đủ thanh khoản thì nó sẽ chỉ là một ý tưởng.

Abacus bootstrap thanh khoản như thế nào?

Abacus sẽ chỉ quản lý để bootstrap thanh khoản nếu người dùng quan tâm đến việc mua các token ABC. Như đã giải thích trước đây, phần thưởng giúp bảo mật mạng Abacus sẽ được phát hành dưới dạng token ABC. Do đó, mọi người sẽ chỉ lock ETH của họ (và bảo mật mạng) nếu token ABC đủ giá trị đối với họ. 

Đề xuất giá trị của token ABC có thể được chia thành nhiều trường hợp sử dụng.

  • Thanh toán phí mạng: ABC được yêu cầu thực hiện một số hành động cốt lõi nhất định trong hệ sinh thái Abacus như tin tưởng các pool, tạo các lệnh đang chờ xử lý (quyền truy cập ưu tiên) để lock ETH khi các vị trí đến kỳ hạn hoặc đóng các pool.
  • Quyền biểu quyết của quản trị: ABC có thể được trao để đổi lấy veABC (vote-escrow ABC). Việc tham gia biểu quyết vào các quyết định quản trị của Abacus sẽ bị giới hạn cho các holder veABC. 
  • Kiếm doanh thu từ nền tảng: Một trong những lợi ích lớn nhất đối với holder veABC là 90% tổng doanh thu ETH do mạng tạo ra sẽ được trả lại cho họ dưới dạng ETH.
  • Gauge control: Mỗi Epoch, protocol sẽ cung cấp thêm lượng phát thải cho các bộ sưu tập NFT được lựa chọn bởi gauge control phân phối. Vì những ưu đãi này sẽ làm tăng EV mà các nhà cung cấp thanh khoản có thể có được trong các bộ sưu tập được tăng cường, nên dự kiến rằng các pool đó sẽ nhận được tính thanh khoản cao hơn. Nếu các pool này quản lý để có thêm thanh khoản, chủ sở hữu của các NFT sẽ được hưởng lợi từ việc gia tăng lượng thanh khoản mà họ có thể vay trên các protocol cho vay, làm tăng lợi suất dự kiến của họ.

Protocol tin rằng việc gauge control có thể tạo ra các động lực tương tự như các curve war (cuộc chiến được sinh ra từ nhu cầu sở hữu CRV để Stake & Lock nhận về veCRV để thu về rất nhiều lợi ích từ Tokenomics kế trên của Curve). Do đó, ngoài việc phân bổ theo cách thủ công cho các bộ sưu tập cụ thể, chủ sở hữu veABC bất khả tri của bộ sưu tập có thể tự động phân bổ token của họ. Mỗi Epoch, các bên quan tâm có thể bribe các trình phân bổ tự động để kiểm soát việc sử dụng phân bổ.

Tóm tắt 

Các protocol mà bắt đầu cuộc đua cho vay NFT đang sử dụng hai cách tiếp cận khác nhau để khắc phục thách thức LTV.

Một mặt, thành công của phương pháp định giá dựa trê Oracle sẽ liên quan trực tiếp đến khả năng dự đoán chính xác các mức định giá NFT trong tương lai, vì tính thanh khoản và khả năng thanh lý hiệu quả sẽ phụ thuộc vào các mức định giá đó. Upshot dường như là protocol có vị trí tốt nhất hiện tại, vì chúng có cơ chế có thể mở rộng mà cơ chế này tương thích với bất kỳ bộ sưu tập nào và dường như có kỹ năng định giá khá chính xác. Tuy nhiên, các protocol như JPEG’d hoặc DropsDAO có thể cạnh tranh nếu chúng quản lý để tạo ra các phương pháp định giá hiệu quả cao phù hợp với các bộ sưu tập trong whitelist.

Mặt khác, những protocol mà thực hiện theo lộ trình Optimistic Pricing và sử dụng Abacus làm cơ sở hạ tầng cơ bản, đang đặt cược vào một công nghệ chưa được thử nghiệm, nếu thành công, sẽ khiến chúng dẫn đầu thị trường. Optimistic pool sẽ mang lại cho Gradient và Unlockd khả năng cung cấp các khoản vay không cần thanh lý cho người dùng (nếu các vị trí được quản lý đúng theo lịch unclock thanh khoản) và cũng cho họ sự chắc chắn rằng họ có thể thanh lý nợ xấu hiệu quả bằng cách truy cập vào pool liquidity cơ bản. Một lợi thế lớn khác của cơ chế này là nó có khả năng mở rộng và có thể được sử dụng cho bất kỳ bộ sưu tập nào.

Tổng kết lại

Bất kể cơ sở hạ tầng định giá cơ bản mà các protocol cho vay NFT quyết định sử dụng là gì, rõ ràng là chúng sẽ mở ra giai đoạn mở rộng tiếp theo của không gian tiền điện tử. Nhiều khoản vốn chưa có ý định sử dụng sẽ được dồn vào và cả không gian đều được hưởng lợi từ đó. Chủ sở hữu NFT sẽ có quyền truy cập vào tính thanh khoản, các protocol DeFi sẽ thấy TVL của chúng tăng lên và thậm chí có thể onboard những người dùng mới chưa bao giờ tương tác với DeFi.

Mặc dù các mô hình định giá dựa trên dự đoán của tiên đoán như Upshot đang xây dựng có thể cực kỳ chính xác, tính thanh khoản nội tại và sự chắc chắn gắn liền với Abacus khiến nó trở thành một lựa chọn ưu việt cho các protocol cho vay.

Nhờ các mô hình ML dự đoán mà Upshot đang xây dựng, họ có thể xoay/mở rộng mô hình kinh doanh của mình để bán nó như một dịch vụ thẩm định. Công nghệ mà Upshot đang phát triển rất có giá trị và sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về giá trị hợp lý của NFT và cho phép họ có lợi thế khi mua/bán dựa trên những hiểu biết sâu sắc đó.

Hiện tại, chỉ có Gradient Finance và Unlockd Finance đang xây dựng trên Abacus và họ có thể hưởng lợi từ lợi thế người đi trước. Tuy nhiên, bất kỳ protocol nào được liệt kê (chẳng hạn như JPEG’d, Upshot, OpenSky Finance hoặc DropsDAO) cũng có thể chuyển từ mô hình dựa trên tiên đoán sang Abacus. Nếu tính thanh khoản của Abacus thấp hơn LTV dựa trên định giá dự đoán, họ vẫn có thể hưởng lợi từ tính thanh khoản đó như một biện pháp hỗ trợ cuối cùng hạn chế rủi ro.
Mặc dù công nghệ Abacus đầy hứa hẹn và có khả năng vượt trội đáng kinh ngạc, nó vẫn còn phải được chứng minh. Để thành công, Abacus sẽ phải vượt qua giai đoạn bootstrap thanh khoản.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục