Tuần trước, nền tảng cho vay Maple Finace thông báo về gói cho vay tín chấp trị giá lên đến 300 triệu đô la cho các công ty và cá nhân khai thác Bitcoin đang gặp khó khăn.
Điều này đồng nghĩa với việc các thợ đào đang gặp rắc rối khi thị trường downtrend có thể được Maple hỗ trợ. Tuy nhiên, các thợ đào sẽ phải trả lãi lên đến 20% số tiền vay.
Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Maple, anh Sidney Powell phát biểu tại hội nghị Messari Mainnet 2022 rằng Maple đã xem xét kỹ mức lãi suất đưa ra, các thợ đào nên tính toán kỹ lưởng bởi vì các hạng mục tài trợ rất hạn chế và ngân hàng truyền thống chưa hỗ trợ nhiều hình thức kinh doanh liên quan tới tiền điện tử, theo Decrypt.
Powell gọi dịch vụ này là cầu nói trung gian, anh cho biết nhiều công ty hoặc cá nhân khai thác tiền điện tử có quy mô chưa đủ lớn để huy động vốn, đồng nghĩa với ngân hàng khó cho vay ở lĩnh vực này.
Hành động của Maple tương tự ngân hàng nhưng bản thân lại không phải là ngân hàng. Thay vào đó, Maple là một trang web dịch vụ chuyên cho các công ty vay tiền có thể gộp tiền và tìm người có nhu cầu vay mượn, tạo ra một nền tảng công nghệ chứ không hẳn là một tổ chức tài chính.
Đối với gói cung cấp số tiền 300 triệu đô la mới của Maple Finance và Icebreaker Finance, chúng ta có thể hiểu như sau:
Icebreaker đóng vai trò là người đại diện cho pool và công việc của họ là cung cấp thanh khoản cho những người cần vay (cơ chế như những gì một ngân hàng làm). Icebreaker đánh giá rủi ro dựa trên tài sản thế chấp của thợ đào như giá trị khấu hao máy, thời hạn sử dụng còn lại,… Maple không cần làm những việc này. Họ đang tham khảo mô hình hoạt động của Shopify Inc. để ứng dụng vào thị trường DeFi.
Alameda Research từng kết hợp với Maple Finance ra mắt phương tiện cho vay hợp vốn on-chain đầu tiên vào tháng 11/2021, ngoài ra còn có Coinshares, Abra và AscendEX.