Để mua bán giao dịch tiền ảo một cách an toàn và hiệu quả thì việc lựa chọn một sàn giao dịch tốt là vô cùng quan trọng. Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức trong quá trình lựa chọn một nền tảng giao dịch tốt, bài viết hôm nay, Tincoinviet.net xin gửi tới bạn đọc những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn sàn giao dịch tiền ảo.
1. KYC/AML
Mỗi sàn giao dịch sẽ tuân thủ luật pháp và quy định khác nhau, dựa trên vị trí địa lý, thực tiễn và dịch vụ của họ. Một số sàn giao dịch có các thủ tục về KYC (Hiểu khách hàng) và AML (Phòng chống rửa tiền), yêu cầu người dùng tham gia phải gửi thông tin cá nhân về bản thân họ trong quá trình khởi tạo tài khoản.
Các thủ tục và yêu cầu của mỗi sàn giao dịch cũng là khác nhau. Một số nền tảng yêu cầu KYC và AML chỉ khi rút tiền hoặc gỡ bỏ một số hạn chế nhất định, bắt buộc khách hàng phải cung các bản sao nhận dạng ảnh và đội khi là bằng chứng hoặc địa chỉ cư trú. Một số nền tảng khác thì yêu cầu xác minh tương tự ngay khi tạo tài khoản.
Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử ngày nay cũng cấm các khách hàng tham gia giao dịch nếu cư trú ở một số quốc gia, phổ biến nhất là Mỹ vì quy định quá nghiêm ngặt.
2. Uy tín
Vì tiền điện tử vẫn còn là một ngành công nghiệp mới, nên điều quan trọng là bạn phải nhận thức được sự uy tín của mỗi sàn giao dịch mà bạn quan tâm. Nhiều sàn giao dịch đã từng tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp như hack và exit scam (lừa đảo), khiến người dùng rời vào tình trạng khốn đốn.
Bạn cần tiến hành nghiên cứu các sàn giao dịch khác nhau, tìm hiểu về chúng trên Google cùng với các thuật ngữ như “lừa đảo”, “hack”, sau đó đánh giá kết quả có được. Tìm hiểu các sàn giao dịch trên các mạng xã hội có thể cũng có một cách hữu ích, để xem liệu nó có bị người dùng tố cáo gì không, và Twitter là một mạng xã hội phổ biến trong không gian mà bạn có thể sử dụng.
Ngoài ra, đọc các điều khoản và điều kiện của nền tảng đó cũng có thể có ích, lưu ý bất cứ điều gì đáng báo động hoặc không đúng chỗ.
3. Bảo mật
Mỗi sàn giao dịch sẽ có những phương pháp bảo mật riêng cho mình. Bạn nên kiểm tra xem liệu sàn giao dịch có cung cấp tính năng xác thực hai yếu tố (2FA) hay không. Nếu không, thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại việc nên chọn nền tảng này, bởi 2FA là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết mà một sàn giao dịch ngày nay phải có.
Bên cạnh đó, hãy xem loại 2FA nào phù hợp. Google Authenticator, Authy và Yubikey là ba ứng dụng phổ biến nhất cho 2FA vì chúng được cho là mang lại tính bảo mật tốt hơn so với 2FA dựa trên văn bản di động.
Mỗi sàn giao dịch cũng có nhiều biện pháp khác nhau đáng để xem xét, chẳng hạn như dự trữ tài sản của người dùng trong ví lạnh và dịch vụ lưu trữ tạm giữ.
4. Quỹ bảo hiểm
Bạn cũng có thể để ý đến việc sàn giao dịch có quỹ bảo hiểm hay không. Một sàn giao dịch có sẵn tiền để bù đắp cho khách hàng trong những trường hợp cụ thể, chẳng hạn như hack.
Nhiều sàn giao dịch khác được bảo hiểm theo Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) – có thể bảo vệ một lượng tiền nhất định của người dùng Hoa Kỳ.
5. Hỗ trợ Fiat
Tại một số thời điểm cụ thể, các trader và nhà đầu tư có thể sẽ muốn sàn giao dịch cung cấp khả năng tương thích với fait (tiền pháp định), cho phép họ chuyển tiền tệ quốc gia (USD, EUR, v.v.) vào không gian tiền điện tử để sử dụng cho giao dịch và ngược lại từ crypto sang fiat khi họ muốn rút tiền.
Mỗi sàn giao dịch sẽ có các tùy chọn fiat khác nhau, tương thích với các ngân hàng cụ thể và một số thì không. Bạn nên kiểm tra xem các sàn giao dịch hoạt động với ngân hàng nào, cũng như loại tiền tệ fiat nào được hỗ trợ.
6. Đòn bẩy giao dịch
Thường các sàn giao dịch phái sinh sẽ cung cấp đòn bẩy cho người dùng. Đòn bẩy về cơ bản sẽ cho phép các trader vay thêm một khoản tiền nhất định dựa trên sô tiền hiện có trên sàn để giao dịch.
Đòn bẩy có thể quan trọng đối với các trader muốn vào các vị thế short với quy mô lớn hơn. Nhiều sàn giao dịch cho phép bất người dùng ở đâu sử dụng đòn bẩy từ 1x đến 100x, mặc dù mỗi nền tảng khác nhau sẽ có các quy tắc khác nhau về mức thanh lý và cuộc gọi ký quỹ (margin calls).
7. Khối lượng giao dịch (volume)
Các nền tảng giao dịch khác nhau dựa trên số lượng người tham gia sử dụng chúng tại bất kỳ thời điểm nào, cũng như số lượng của mỗi tài sản được giao dịch. Yếu tố volume có thể rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc bạn có thể vào hoặc thoát vị thế của mình dễ dàng hay không.
Nếu một trader đang tìm cách bán 100 BTC, anh/cô ta sẽ không thể hoàn thành trên một sàn giao dịch có volume thấp vì vì không đủ người bán có thể tồn tại ở mức giá thị trường niêm yết hiện tại, buộc người giao dịch phải bán để chào giá thấp hơn trên sàn giao dịch.
Các vấn đề về volume thường làm phức tạp các vị thế altcoin trên một số sàn giao dịch nhất định, gây khó khăn cho việc mua hoặc bán số lượng lớn các tài sản đó.
Kiểm tra volume đôi khi có thể là một nhiệm vụ khó khăn, do sàn giao dịch tạo volume giả. Một phương pháp liên quan đến việc xem sổ lệnh trên các sàn giao dịch khác nhau, là lưu ý số tiền của mỗi tài sản nằm trong sổ đặt hàng và mức giá cách nhau bao xa.
Một cách khác để đánh giá volume là kiểm tra các trang web của bên thứ ba cung cấp loại dữ liệu này. Coin360, CoinMarketCap và OnChainFX là ba tùy chọn có niêm yết các loại dữ liệu volume khác nhau.
8. Giá cả
Giá tài sản cũng là khác nhau trên mỗi sàn giao dịch. Giá của một đồng tiền điện tử có thể được giao dịch ở mức cao hơn hoặc thấp hơn trên hai sàn giao dịch khác nhau do vị trí của người dùng (các sàn giao dịch của Trung Quốc đôi khi có thể pump nhiều hơn), volume và các yếu tố khác. Lưu ý những khác biệt này có thể là yếu tố quyết định để lựa chọn một sàn giao dịch, đặc biệt là khi các altcoin có liên quan.
Chênh lệch giá cũng có thể là một “báo động đỏ” mà một sàn giao dịch nhất định có thể chịu thanh khoản/volume thấp.
9. Lựa chọn tài sản
Các tài sản kỹ thuật số lớn như Bitcoin, Ethereum (ETH) và Litecoin (LTC) thường có sẵn trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, các đồng coin và token nhỏ hơn có thể không có sẵn trên một số sàn cụ thể.
Vì thế, điều quan trọng là phải biết sàn giao dịch đó hỗ trợ những đồng coin nào, từ đó chọn sàn sao cho phù hợp.
10. Phí giao dịch
Phần lớn các sàn giao dịch đều có tính phí cho mỗi giao dịch trên nền tảng. Các khoản phí này sẽ là khác nhau tùy thuộc vào mỗi sàn và thường dựa trên tỷ lệ % của của mỗi giao dịch.
Phí có thể không quá quan trọng đối với các nhà đầu tư như các trader. Các trader mua và bán thường xuyên hơn, cho nên phí sẽ tăng cao hơn, mặc dù điều này phục thuộc vào quy mô của mỗi giao dịch so với quy mô đầu tư.
Nguồn: tincoinviet.net