Tin nóng ⇢

Các biện pháp trừng phạt mở ra viễn cảnh về việc áp dụng Bitcoin trên toàn cầu

Các biện pháp trừng phạt là động cơ thuần túy để các quốc gia tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho các loại tiền tệ mà không một thế lực tài chính nào có thể sử dụng để chống lại họ.

Từ khi bắt đầu hình thàn, các câu chuyện phổ biến được lưu hành trong hệ sinh thái là "sự khan hiếm kỹ thuật số" và "smart money". Trong khi cuộc bàn luận về thanh toán chống lại sự kiểm duyệt vẫn ngày càng trở thành chủ đè nóng khi mà tình hình chin trị trở nên căng thẳng. Tronh một thế giới tiền tệ ngày càng lạm phát, sự khan hiếm là vấn đề, bằng chứng là động lực đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu và các loại tài sản khác thực sự có thể tăng nhanh hơn lạm phát. Bất động sản vì ai cũng muốn sở hữu căn nhà cho riêng mình phục vụ cuộc sống của họ, hoặc sử dụng chúng để kinh doanh và khai thác tài nguyên. Cổ phiếu có giá trị trực tiếp thông qua cổ tức hoặc gián tiếp thông qua việc nâng cao giá trị liên quan đến tăng trưởng, cho phép các nhà đầu tư chia sẻ lợi nhuận hoặc quyền kiểm soát doanh nghiệp.

Mặc dù tất cả các tài sản đều có tính đầu cơ tuy nhiên giá trị cơ bản của chúng dựa trên những đánh giá chủ quan của cong người về tiền ích thực tế mà chúng mang lại cho họ. Vậy giá trị tiện ích của Bitcoin là gì? Thanh toán chống kiểm duyệt, kiểm soát. Phải chăng nhờ những lệnh trừng phạt mà Bitcoin trở nên có giá trị hơn bao giờ hết nhờ tính năng ẩn danh của nó?

Các biện pháp trừng phạt làm tăng giá trị tiện ích của Bitcoin

Các biện pháp trừng phạt là một trong những công cụ quan trọng nhất mà Hoa Kỳ sử dụng để thể hiện quyền lực chính trị của mình trên toàn thế giới. Điều này có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như trừng phạt ngoại giao cắt đứt quan hệ chính trị, trừng phạt quân sự áp đặt các cuộc tấn công quân sự chiến lược hoặc cấm vận vũ khí, hoặc thậm chí ngăn cản một cách kỳ lạ các cuộc thi đấu thể thao với các quốc gia bị trừng phạt. Nhưng hình thức trừng phạt hiệu quả nhất và mang tính hủy diệt là trừng phạt kinh tế. Điều này có thể dưới hình thức ngăn chặn việc nhập / xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng nhất là hạn chế hoàn toàn mọi hoạt động buôn bán hoặc thương mại liên quan đến quốc gia mục tiêu. Các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể nhắm vào toàn bộ quốc gia (bằng chứng là Hoa Kỳ hạn chế tất cả thương mại với Cuba), một khu vực của nền kinh tế, các công ty tư nhân hoặc nhà nước cụ thể, hoặc thậm chí là cá nhân. 

Chúng thường được các quốc gia và Liên hợp quốc sử dụng như một phương tiện để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại cụ thể, hoặc để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của họ (hoặc của các đồng minh của họ) trên toàn thế giới. Ví dụ điển hình là các lệnh trừng phạt cứng rắn nhắm vào chương trình làm giàu uranium của Iran, Mexico, những nơi buôn lậu ma tuý tràn lan và các hành động của Nga ở Ukraine trong thập kỷ qua. Mỗi trường hợp của các biện pháp trừng phạt này là kết quả trực tiếp của một quốc gia hoặc một thực thể trong phạm vi quyền tài phán của quốc gia đó tham gia vào các hoạt động mà chính phủ Hoa Kỳ cho rằng rõ ràng là xung đột với lợi ích quốc gia của quốc gia đó hoặc các đồng minh của quốc gia đó. Đây là một phần rất quan trọng trong sức mạnh của Hoa Kỳ (và các quốc gia-quốc gia khác) trên toàn thế giới. Cố gắng gây ảnh hưởng chỉ thông qua hiện diện quân sự và bạo lực là không khôn ngoan về mặt chính trị và không bền vững về mặt kinh tế, vì vậy các phương tiện khác nhẹ nhàng hơn là khía cạnh chính để có thể duy trì ảnh hưởng đó.

Bitcoin được xem là “thiên địch” tiềm ẩn của những lệnh trừng phạt này. Các biện pháp trừng phạt kinh tế được áp đặt bằng cách kiểm soát cơ sở hạ tầng trung tâm của hệ thống tài chính. Khi chính phủ mỹ yêu cầu SWIFT không chấp nhận các giao dịch liên quan đến các thực thể bị trừng phạt, họ sẽ làm điều này. Khi chính phủ các nước yêu cầu các ngân hàng tịch thu tiền của ai đó, ngân hàng sẽ làm điều đó và điều này là không thể tránh khỏi. Bitcoin là một mối đe dọa lớn đối với các nhà chức trách trong công việc xác định và đưa ra lệnh trừng phạt đối với những thực thể cung cấp dịch vụ tài chính, đây là trọng tâm của bất kỳ chế độ trừng phạt nào. 

Giờ đây, giá trị của Bitcoin không dừng lại ở “khan hiếm kỹ thuật số” để hình thành luận điểm về cách Bitcoin có thể phát triển thành một loại tiền tệ thống trị toàn cầu, một lần nữa chúng ta hãy xem xét việc thanh toán không kiểm duyệt như là một giá trị tiện ích cơ bản trở thành nền tảng vững chắc cho đầu cơ. Nếu Bitcoin trở nên to lớn và được sử dụng rộng rãi như vậy, nó cần một tỷ lệ hợp lý nhu cầu dựa trên tiện ích để duy trì tính thanh khoản đầu cơ nhiều hơn.
Cách mà các quốc gia sử dụng bitcoin để vượt qua những lệnh trừng phạt

Kể từ khi bắt đầu chương trình hạt nhân, họ đã bị cộng đồng quốc tế áp dụng những lệnh trừng phạt hà khắc theo lệnh của Hoa Kỳ. Mặc dù EU đã quyết định vào năm 2018 không thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty châu Âu kinh doanh hợp pháp với Iran, nhưng Mỹ vẫn có nhiều ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, vào năm 2019, chính phủ Iran đã hợp pháp hóa và quản lý hoạt động khai thác tiền điện tử ở nước này, sau khi một số miner bị thu hút bởi trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào và rẻ trong nước. Điều quan trọng, nó liên quan đến chương trình cấp phép. Đây là sự khởi đầu của một sự thay đổi lớn trong suy nghĩ của chính phủ Iran về Bitcoin và tiền điện tử. Chính phủ Hoa Kỳ thông qua những lệnh trừng phạt để đàn áp lên chủ quyền của Iran và không cho phép họ phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của riêng mình, và trừng phạt họ về mặt kinh tế, buộc họ phải tuân thủ. Bitcoin cung cấp cho họ một cách để vượt qua sự ép buộc này.
Iran có 17% trữ lượng khí đốt tự nhiên của thế giới. Năm 2011, xuất khẩu dầu hàng năm của họ trị giá gần 120 tỷ đô la; vào năm 2019, con số đó giảm xuống dưới 10 tỷ đô la do các lệnh trừng phạt. Do đến năm 2010, 80% ngân sách chính phủ của họ đến từ xuất khẩu dầu, nên các lệnh trừng phạt đã có tác động tiêu cực rất lớn đến ngân sách chính phủ của họ. 

Bạn có thể thấy rằng việc tự khai thác, sản xuất và xuất khẩu khí đốt có vẻ khó hơn nhiều việc tận dụng những tài nguyên sẵn có của Iran kiếm tiền trực tiếp thông qua khai thác Bitcoin. Vào tháng 10 năm 2020, Ngân hàng Trung ương Iran đã ban hành một quy định yêu cầu tất cả các thợ đào bitcoin được cấp phép phải bán bitcoin của họ cho ngân hàng trung ương để thanh toán cho hàng nhập khẩu. Điều này là để đối phó với việc dự trữ ngoại hối ngày càng cạn kiệt và để duy trì một cách thức bỏ qua các lệnh trừng phạt.

Dòng người khai thác bất hợp pháp vào năm 2021 đã bị chính phủ Iran thực hiện những biện pháp cứng rắn, trong thời gian 4 tháng, chính phủ đã cấm các hoạt động khai thác và tịch thu nó với lý do của vấn đề Thiết bị khai thác, đóng cửa các hoạt động không có giấy phép. Cùng năm đó, ngân hàng trung ương của Iran đã sửa đổi các quy định để cho phép các tổ chức tài chính khác của Iran sử dụng bitcoin để thanh toán cho hàng nhập khẩu và mở rộng vai trò của nó trong thỏa thuận cho những  doanh nghiệp tư nhân. 

Nếu các lệnh trừng phạt không được dỡ bỏ, rất có thể chính phủ Iran sẽ tiếp tục mở rộng vai trò của mình trong việc khai thác bitcoin để tối đa hóa nguồn dự trữ năng lượng, chuyển chúng thành bitcoin để có cách thanh toán cho hàng nhập khẩu. Một ví dụ khác về Venezuela, năm 2020, họ thiết lập hệ thống cấp phép cho những người khai thác tại quốc gia này, một trong những yêu cầu để khai thác hợp pháp là sử dụng dịch vụ khai thác kỹ thuật số quốc gia. Điều này cho phép chính phủ kiểm soát hoàn toàn tất cả các khoản tiền mà các thợ đào Venezuela tạo ra khi họ khai thác bitcoin mới và trao cho họ quyền tự chủ hoàn toàn trong việc quyết định khi nào và số tiền phải trả cho thợ đào.

Chúng ta có thể thấy rằng ngày càng nhiều chính phủ muốn đưa bàn tay của mình tham gia vào quá trình khai thác bitcoin. Mục tiêu cuối cùng là giành được tài sản này từ tay những thợ đào và coi nó như công cụ để phát triển đất nước và chống lại những lệnh trừng phạt.

Tính không kiểm duyệt của Bitcoin

Tính chất quan trọng nhất của Bitcoin là giao dịch khi mọi người không muốn bạn giao dịch, đó là khả năng chống kiểm duyệt. Nó không chỉ là một thuộc tính quan trọng của cá nhân. Và nó quan trọng đối với những kẻ buôn bán ma túy hoặc các nhà hoạt động chính trị. Thậm chí toàn bộ quốc gia, và toàn bộ dân số.

Bất cứ khi nào một quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia khác, cho dù nhắm mục tiêu vào toàn bộ một ngành công nghiệp hay một công ty cụ thể, sẽ có những tác động trực tiếp đến tất cả mọi người có liên quan đến các thực thể đó. Nó chặn doanh thu của chính các thực thể bị xử phạt, có nghĩa là nếu một công ty dầu khí không xuất khẩu dầu ở mức trước khi bị xử phạt, lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng đến những người mà họ thuê, các nhà thầu mà họ có thể thuê, các công ty trong chuỗi cung ứng mà từ đó họ mua sản phẩm liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ. Nó cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có quan hệ với các đối tượng bị trừng phạt mà không phải lúc nào cũng chuyển hướng xuất khẩu của họ sang một thị trường khác và được đảm bảo một phần trăm doanh số bán hàng ở nơi khác để bù đắp việc không được phép tương tác với các bên bị xử phạt dẫn đến mất doanh thu. Điều này cũng sẽ có tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến các nhà thầu và nhân viên.

Cuối cùng, các biện pháp trừng phạt chỉ là một khía cạnh khác của hệ thống tài chính, bị những người nắm quyền lạm dụng để cưỡng bức và ép buộc mọi người làm những gì họ muốn và trừng phạt những người không tuân theo họ. Chúng là công cụ kiểm soát và chinh phục. 

Và Bitcoin là một lối thoát khỏi chúng, và là một lối thoát thực sự có nhu cầu vốn có. Trong Đánh giá trừng phạt năm 2021 của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã nhấn mạnh thực tế là từ năm 2001 đến năm 2021, số lượng các hành động trừng phạt của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã tăng 933%. Trong bài đánh giá của mình, họ đã đề cập đến nhiều bất cập của chính sách trừng phạt hiện hành. Họ đặc biệt chỉ ra sự kém hiệu quả khi mà sự phụ thuộc vào các đồng minh của Mỹ để hợp tác áp đặt các lệnh trừng phạt. (hãy nhớ EU từ chối thực thi các lệnh trừng phạt đối với Iran?) 
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá và nhận ra rằng hiệu quả của chế độ trừng phạt của họ đang suy yếu và họ đặc biệt nhận thức được việc ngày càng sử dụng Bitcoin như một công cụ để vượt qua các lệnh trừng phạt. Đây sẽ là một trong những động lực lớn nhất của việc áp dụng Bitcoin ở tầm cỡ quốc gia. . Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bị cắt khỏi SWIFT? Nên nhớ rằng Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và lớn gấp đôi Iran (khoảng 10%).

Chính phủ Canada đã từng áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với chính công dân của mình. Và điều này sẽ vô nghĩa nếu người dân của họ sở hữu Bitcoin và việc thanh toán bằng Bitcoin được chấp nhận trên toàn cầu.

Đây là một động lực vô cùng to lớn thúc đẩy sự lan rộng của Bitcoin trên toàn thếg giới. Sẽ không còn là sự đầu cơ đến từ một tổ chức hay cá nhân nào đó giống như Tesla và MicroStrategy thực hiện các thủ thuật giao dịch rủi ro cao để tạo đòn bẩy mang lợi ích về cho công ty họ. Nó mở ra con đường mới về việc cá nhân hoá giao dịch, chống lại sự bất công của các lệnh trừng phạt mà chưa từng có tiền lệ ở bất kỳ một tài sản tài chính nào từ trước đến nay.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục