USDT là stablecoin phổ biến nhất trên thị trường tiền điện tử. Bởi đặc tính "ổn định" mà khi ra mắt thị trường, stablecoin này được sử dụng một cách rộng rãi. Hiện nay, giá trị thị trường của USDT đứng thứ 3 trong thị trường tiền điện tử, chỉ sau BTC và ETH. Bên cạnh khối lượng giao dịch và tính thanh khoản ngày càng tăng, USDT cũng gây tranh cãi do kiểm toán không rõ ràng.
USDT là gì?
Đầu tiên, stablecoin là một loại tiền điện tử có giá trị được neo vào một tài sản ổn định khác như tiền pháp định hay vàng, v.v. Giống như tên gọi của nó, các stablecoin có rất ít biến động về giá so với các loại tiền điện tử phổ biến như BTC và có thể duy trì tính ổn định này.
USDT là một stablecoin với giá được neo với đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1 (tức là một USDT tương đương 1 đô la Mỹ). Đây là stablecoin đầu tiên trên thế giới và còn được biết đến là một stablecoin được hỗ trợ bởi tiền pháp định.
Năm 2014, Tether được thành lập dưới cái tên Realcoin bởi nhà đầu tư Bitcoin Brock Pierce, doanh nhân Reeve Collins và nhà phát triển phần mềm Craig Sellers. Sau đó, Tether chính thức phát hành USDT vào năm 2015. Vào tháng 2 cùng năm, USDT bắt đầu chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch Bitfinex. Kể từ đó, ngày càng có nhiều sàn giao dịch bắt đầu hỗ trợ giao dịch USDT, và USDT chính thức bắt đầu con đường thống trị của stablecoin.
Ban đầu, USDT được phát hành trên giao thức Bitcoin thông qua một lớp gọi là Omni Layer. Kể từ đó, với sự phát triển không ngừng của thị trường mã hóa, để đáp ứng nhu cầu giao dịch của các chuỗi và người dùng khác nhau, Tether bắt đầu di chuyển và phát hành USDT trên nhiều blockchain khác. Theo dữ liệu trang web chính thức của Tether, tính đến thời điểm hiện tại, Tether đã phát hành USDT trên tổng số 9 blockchain là Ethereum, Tron, Solana, Avalanche, Algorand, EOS, Liquid và giao thức Standard Ledger của Bitcoin Cash.
Ngoài USDT được neo vào đô la Mỹ, Tether cũng có một số stablecoin được neo vào các loại tiền pháp định khác. Cụ thể là:
- EURT: Stablecoin neo giá theo Euro
- CNHT: Stablecoin neo giá theo Nhân dân tệ của Trung Quốc
- XAUT: Stablecoin neo theo giá vàng
Tuy nhiên, theo dữ liệu chính thức, trong số các stablecoin trên thì USDT chiếm ưu thế rõ ràng hơn cả.
Phát hành và lưu hành USDT
Không giống như Bitcoin phát hành coin mới thông qua "mine", USDT được phát hành trực tiếp bởi công ty phát triển của nó là Tether. Quy trình cụ thể như sau:
1. Nếu người dùng muốn nhận USDT (ví dụ: 500.000 USDT), trước tiên phải gửi USD (500.000) vào tài khoản ngân hàng của Tether Limited.
2. Sau khi nhận được USD do người dùng gửi vào, Tether sẽ gửi USDT (500.000) tương đương với số USD vào tài khoản Tether của người dùng.
3. Sau khi nhận được USDT, họ có thể giao dịch USDT thông qua các sàn giao dịch,..
4. Khi người dùng muốn rút tiền, họ có thể trả lại USDT cho Tether để đổi số USD đã gửi trước đó (500.000);
5. Sau khi Tether nhận được USDT, Tether sẽ tiêu huỷ số USDT đó và gửi USD cho người dùng.
Trên đây chỉ là quy trình lý thuyết chung về việc Tether phát hành USDT. Trên thực tế, việc Tether phát hành USDT còn bao gồm một quy trình quan trọng khác là ủy quyền.
USDT được ủy quyền có thể được coi là USDT phát hành trước. Các giao dịch sẽ được tạo trước thời hạn phát hành và được ký bởi những người tham gia vào quá trình phát hành Tether token. Phần USDT này được gọi là token “được ủy quyền nhưng không được phát hành”. Nói một cách đơn giản, công ty sẽ phát hành trước USDT và đưa nó vào một quỹ đặc biệt. Phần này của USDT thường được phát hành theo đợt và số lượng tương đối cố định. Số lượng phát hành cụ thể được xác định bởi nhu cầu của người dùng và số lượng này thể hiện nhu cầu dự kiến đối với USDT của tất cả các bên trên thị trường.
Có hai lý do chính khiến Tether chính thức áp dụng phương thức ủy quyền để phát hành trước USDT: Một là để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và khách hàng, để khi nhu cầu thị trường tăng lên, USDT có thể được phát hành kịp lúc và để tránh sự chậm trễ do quá trình phát hành gây ra. Giảm thiểu tần suất người ký Tether tương tác với private key, do đó giảm nguy cơ lộ private key và duy trì tính bảo mật của toàn bộ hệ thống.
Theo dữ liệu trang web chính thức của Tether, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị thị trường của USDT đã vượt quá 82,4 tỷ đô la Mỹ.
Ưu điểm và rủi ro của USDT
Kể từ khi thành lập, hệ sinh thái USDT đã tiếp tục phát triển và trở thành cầu nối liên kết các loại tiền tệ fiat và các loại tiền điện tử khác. Thậm chí nhiều trader mới có khả năng biết đến USDT trước cả BTC. Ưu điểm của USDT chủ yếu thể hiện ở các khía cạnh sau:
1. Cung cấp sự ổn định cho thị trường tiền điện tử đầy biến động. Giá trị của USDT ổn định hơn so với các loại tiền điện tử khác. Khi giá tiền điện tử biến động dữ dội hoặc thị trường giá giảm xuất hiện, USDT là một lựa chọn tốt để bảo toàn đầu tư.
2. Cải thiện tính thanh khoản và khối lượng giao dịch của thị trường tiền điện tử. Là một cầu nối liên kết tiền tệ fiat và các loại tiền điện tử khác, USDT cung cấp một kênh trao đổi trực tiếp tiền tệ fiat cho các nhà giao dịch, cải thiện tính thanh khoản tổng thể và khối lượng giao dịch của thị trường tiền điện tử.
3. Hỗ trợ triển khai các chiến lược kinh doanh kiếm lời từ chênh lệch giá và giao dịch tức thì hiệu quả. Là một stablecoin xuất hiện sớm nhất, USDT được giao dịch trên nhiều nền tảng chính khác nhau. Điều này cho phép giao dịch hiệu quả và tức thì. Đồng thời, cho phép thực hiện một số chiến lược kinh doanh kiếm lời từ chênh lệch giá, vì nó có thể được giao dịch trong hầu hết mọi thị trường tiền điện tử, trong khi các loại stablecoin khác rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu diểm trên thì USDT cũng tồn tại một rủi ro khá lớn chính là rủi ro tập trung hóa. Bởi vì, Tether nắm hoàn toàn quyền phát hành USDT cho nên các vấn đề như phát hành, rủi ro phát lý hay hoạt động liên quan đến stablecoin này đều tập trung vào công ty phát triển của nó. Nói cách khác, do Tether không xuất trình được bất kỳ tài liệu hoặc bằng chứng kiểm toán nào để chứng minh rằng họ có dự trữ đủ USD tương đương với lượng USDT được phát hành, nên không ai biết được lượng USD mà Tether thực sự trữ. Chỉ có Tether là người quyết định cuối cùng.