Chỉ hai tháng sau sự kiện đồng Rúp của Nga lao dốc, chạm mốc 1 cent, tiền fiat của quốc gia liên lục địa này trở đồng tiền tăng mạnh nhất thế giới. Các nhà kinh tế Mỹ bối rối trước “tình huống bất thường” trên vì, thông thường, tiền fiat sẽ sụp giá nếu quốc gia đó phải đối mặt với các lệnh trừng phạt cứng rắn, nhưng đồng Rúp của Nga lại có thể "lật kèo".
Vào ngày 28/2, Bitcoin.com News đã đưa tin về việc đồng Rúp của Nga chạm mức thấp kỷ lục và người dân bắt đầu đua nhau đi rút tiền mặt khiến thị trường tạm thời rơi vào tình trạng "bán tháo". Vào thời điểm đó, Nga đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt tài chính nghiêm ngặt từ các quốc gia phản đối cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Hơn nữa, Hoa Kỳ, Ủy ban Châu Âu và các đồng minh phương Tây đã áp đặt các hạn chế đối với dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga.
Tuy nhiên, trong tuần thứ hai của tháng 4/2022, Bitcoin.com News đã đưa tin về việc ngân hàng trung ương của quốc gia này cắt giảm tỷ giá và cố định đồng Rúp với vàng và chốt giá RUB là 5.000 Rúp cho một gam vàng. Nga cũng khiến các nước “không thân thiện” buộc phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng Rúp. Ngân hàng trung ương của đất nước cũng giảm tỷ giá ngân hàng của Nga.
Ngay trong tuần đó, đồng Rúp đã phục hồi trở lại mức trước chiến tranh và đồng tiền fiat đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể. Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông phương Tây nhận định, đồng Rúp là đồng tiền fiat tăng mạnh nhất hiện nay. Phát biểu với CBS, Jeffrey Frankel, giáo sư chuyên về hình thành và tăng trưởng vốn tại Trường Harvard Kennedy nhận xét rằng "đó là một tình huống bất thường". Đồng Rúp đã đạt mức cao kỷ lục so với đồng euro và đồng USD.
Trong cùng một báo cáo, Tatiana Orlova, nhà kinh tế hàng đầu về các thị trường mới nổi tại Oxford Economics, nói rằng giá hàng hóa tăng là do đồng Rúp có khả năng phục hồi. “Giá hàng hóa hiện đang ở mức cao ngất trời và mặc dù khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nga giảm do các lệnh cấm vận và trừng phạt, nhưng việc tăng giá hàng hóa chính là động thái nhằm bù đắp cho những đợt suy giảm” Orlova giải thích. Orlova cho biết thêm rằng có sự khác biệt lớn giữa xuất khẩu và nhập khẩu ở Nga. Nhà kinh tế học Oxford chia sẻ:
"Khi nhập khẩu giảm, xuất khẩu lại tăng vọt".
Orlova cũng thảo luận về các biện pháp kiểm soát vốn mà ngân hàng trung ương của Nga đã thực hiện và vì sao những người nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu nước ngoài không thể thu được cổ tức trên trường quốc tế. “Đó từng là một nguồn cung cấp tiền tệ đáng kể cho tiền tệ từ Nga – giờ đây nguồn cung đó đã bị đóng lại”, nhà kinh tế Oxford kết luận.
Trong khi đó, theo Zolan Kanno-Youngs và Jeanna Smialek của tờ New York Times, tại Hoa Kỳ, chính quyền Biden đang phải vật lộn với lạm phát "nóng" và tổng thống gặp khó khăn trong việc thảo luận về vấn đề này. "Hiện nay, Mỹ đang ở vị thế kinh tế mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới", Biden tuyên bố. Ngoài ra, tổng thống Mỹ tiếp tục đổ lỗi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tăng giá khí đốt của Hoa Kỳ và gọi đó là “bẫy khí đốt của Putin”.