GameFi là xu hướng kết hợp giữa trò chơi và tài chính phi tập trung. Một trong những dự án phổ biến là StepN, khi thu hút lượng lớn người dùng bên ngoài tham gia thị trường tiền điện tử.
Nhưng cần nhìn lại, dường như sau Stepn, không có một dự án GameFi nào khác nổi bật. Tại sao lại như vậy?
Stepn thu hút được một lượng lớn người dùng bên ngoài kết nối với Web3 nhưng mô hình kiếm tiền (Play-to-Earn) của GameFi là vấn đề lớn. Trong trò chơi on-chain, người dùng có khả năng kiếm tiền từ trải nghiệm tương tác với blockchain, còn người dùng truyền thống quan tâm đến kiếm tiền thực tế. StepN có ứng dụng di động, gameplay dễ hiểu chỉ cần chạy là nhận được phần thưởng, đồng nghĩa với thu hút người dùng hơn các tựa GameFi khác.
Ngưỡng tham gia GameFi cao là trở ngại đối với người dùng Web2. Để tham gia vào trò chơi on-chain, người dùng cần có kiến thức về blockchain và tiền điện tử, trải qua quá trình học tập phức tạp. Đến lúc người dùng đủ hiểu biết cơ bản thì trò chơi cũng bước đến chu kỳ giảm.
Sau khi StepN ra mắt và phổ biến toàn cầu, số lượng dự án GameFi nhái liên tục ra mắt, thời gian hoạt động ngắn, gameplay thiếu sáng tạo, nhóm phát triển ăn xổi và bỏ mặt người chơi. Những điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng GameFi, khi nhiều người dùng trải nghiệm xong và “một đi không trở lại”.
Hơn nữa, GameFi đối mặt với sự cạnh tranh trong thị trường tiền điện tử. Để thành công, xu hướng GameFi phải mạnh và kéo dài, cùng lúc “so tài” với lĩnh vực DeFi, memecoin và nhiều thứ khác.
Tổng kết lại
Stepn từng tạo ra sự chú ý và là một trong những dự án GameFi phổ biến nhất, nhưng sau đó không có một dự án GameFi nổi bật khác xuất hiện.
Nguyên nhân có thể nhìn thấy từ sản phẩm trò chơi, mô hình Play-to-Earn chưa tối ưu, cạnh tranh với các lĩnh vực khác và ngưỡng cao đối với người dùng Web2.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của thị trường tiền điện tử và nỗ lực cải thiện trải nghiệm người dùng, không thể loại trừ sự xuất hiện của các dự án GameFi tiềm năng tiếp theo trong tương lai.