Tin nóng ⇢

Top những công ty blockchain tốt nhất 2021

Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technology – DLT). Người ta xem Blockchain là một cuộc cách mạng trong việc lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, bảo mật cũng như xử lý thông tin mạng lưới công cộng và mạng lưới riêng tư.

Một cách trực quan, có thể hình dung Blockchain là một danh sách ngày càng dài hơn các bản ghi. Các bản ghi này có thể được gọi là khối. Các khối sẽ được liên kết với nhau bằng thuật toán mật mã học để tăng cường bảo mật. Mỗi khối chưa một hàm băm từ khối trước, cả thời gian và dữ liệu giao dịch.

Bitcoin có thể xem là một ứng dụng sớm nhất của Blockchain từ năm 2009. Đồng thời, chính Bitcoin cũng khiến cho Blockchain trở nên phổ biến rộng khắp. Những yếu tố chủ chốt của Bitcoin là sổ cái phân tán bất biến, bản ghi chống giả mạo, thuật toán đồng thuận. Ở những phiên bản tiền điện tử sau này, còn có sự xuất hiện hợp đồng thông minh tự động thi hành các tập lệnh.

Blockchain có hai dạng chính. Public Blockchainprivate blockchain. Ví dụ điển hình nhất cho Public Blockchain chính là Bitcoin. Còn Private Blockchain có thể là những mạng riêng được các chính phủ phát triển cho dự án tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Public Blockchain thì phi tập trung và bất cứ ai cũng có quyền truy cập cũng như tham gia với tư cách người xác thực. Nhưng Private Blockchain thì tập trung và dưới sự kiểm soát của công ty tư nhân hoặc cơ quan nhà nước. Cả hai đều có chỗ đứng riêng trong kinh doanh và công nghệ ngày nay.

Blockchain và tiền điện tử

Mối liên hệ giữa Blockchain và tiền điện tử khá thú vị. Ở chỗ, trong khi blockchain là nền tảng công nghệ của tiền điện tử, thì chính tiền điện tử lại đem đến danh tiếng cho blockchain. Đã có thời điểm, truyền thông quá chú trọng đến tiền điện tử. Khiến cho nhiều nhà đầu tư blockchain khi tìm hiểu về công nghệ blockchain thì đã nhầm lẫn blockchain chính là Bitcoin. Đó là thời điểm của năm 2017.

Về khía cạnh kinh tế học. Bitcoin là thành quả của quá trình nổ lực cố gắng tạo ra một hệ thống sao cho nhiều tác nhân có thể tham gia và cùng đưa ra quyết định phù hợp với lợi ích chung. Nhiều người nói rằng Bitcoin là cơ chế kinh tế tiền điện tử thành công đầu tiên.

Các hệ thống phân tán như blockchain gắn bó mật thiết với mã hóa (hay mật mã học). Quá trình mã hóa giúp giữ kín bí mật và an toàn thông tin cho các tác nhân tham gia. Giúp họ tránh khỏi những đe dọa tiềm tàng. Mục tiêu của việc mã hóa này cũng là để đảm bảo tính toàn vẹn và bí mật thông tin. Và nó đảm bảo các quyết định và hành động không thể bị thao túng bởi một thực thể độc hại. Cơ chế cho việc mã hóa này được thực hiện thông qua các hàm băm.

Những ưu điểm của Blockchains

So với cách lưu trữ dữ liệu tập trung trong một hệ thống cơ sở dữ liệu truyền thống, thì blockchain có những ưu điểm vượt trội hơn thấy rõ. Các ngành công nghiệp trên toàn thế giới cũng đang dần tìm cách chuyển các hệ thống thông tin truyền thống của họ sang các hệ thống dựa trên blockchain để tận dụng được tối đa những ưu điểm này. Có thể liệt kê các ưu điểm của ứng dụng blockchain như sau:

1. Tiết kiệm chi phí

Chi phí luôn là một trong những vấn đề lớn mà hầu hết mọi doanh nghiệp đều quan tâm ưu tiên. Các hệ thống dựa trên công nghệ blockchain giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho với các phương pháp truyền thống. Sự tin tưởng được xây dựng dựa trên hệ thống, không cần sự can thiệp của bên thứ ba để hòa giải hay bảo lãnh. Chính vì tính chất cắt bỏ người trung gian này nên sẽ tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, trong lĩnh vực tài chính. Tốc độ giao dịch trên blockchain diễn ra chỉ trong vài giây, thay vì mất nhiều ngày như ngân hàng hiện nay.

2. Phân tán & Phi tập trung

Những nền tảng lưu trữ truyền thống thường phụ thuộc vào một máy chủ tập trung dưới sự kiểm soát của một công ty nào đó. Nhưng bản chất của Blockchain thì lại là một hệ thống phân tán nằm khắp nơi và có thể truy cập bằng internet. Cứ mỗi nơi như vậy được gọi là một nút (node). Và mỗi nút này có thể sao chép và giữ lại một bản sao của chuỗi khối, do đó thông tin không thể nào bị thay đổi. (nếu muốn thay đổi thì phải thay đổi tất cả các nút – điều này hầu như là bất khả thi). Hệ thống phân tán như vậy cũng giúp chống lại các cuộc tấn công nguy hiểm. Blockchain cũng có tính phi tập trung (chẳng hạn như Bitcoin). Nghĩa là không có một trung tâm kiểm soát dữ liệu nào có thể can thiệp một cách đồng bộ trên toàn mạng lưới cả.

3. Tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc

Tất cả những ai tham gia sử dụng blockchain đều có cùng chung một dữ liệu thay vì là những bản sao riêng lẻ cho từng người. Phiên bản dữ liệu này được cập nhật thông qua sự đồng thuận. Do đó, để mà thay đổi được chỉ một bản ghi đơn lẻ trong dữ liệu, sẽ buộc phải thay đổi sao cho đồng bộ tất cả các bản ghi tiếp theo với sự tham gia của toàn bộ mạng. Với tính chất này, việc thay đổi dữ liệu sao cho không ai khác có thể biết được, gần như là không thể. Điều này khiến cho blockchain trở thành một công nghệ tuyệt vời để lưu trữ các hồ sơ tài chính.

  • Ví dụ, trong tài chính. Bất kỳ giao dịch nào đều được ghi lại trên sổ cái phân tán và nó không thể chỉnh sửa. Tạo nên tính minh bạch tuyệt đói
  • Ví dụ, trong nông nghiệp. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ không thể bị giả mạo hay nhầm lẫn. Đảm bảo độ chính xác về nguồn gốc của sản phẩm.

4. Tốc độ và năng suất

Blockchain có khả năng xử lý nhanh chóng, mọi lúc và mọi nơi. Hãy so sánh với một quy trình tập trung truyền thống. Những xử lý thông qua các giấy tờ và khả năng cao đối diện với sự nhầm lẫn của con người. Một khi sự cố xảy ra, người ta đòi hỏi phải có bên thứ ba đứng ra làm trọng tài phán xử. Nhưng Blockchain thì khác. Blockchain có thể xử lý toàn bộ các hợp đồng, giao dịch tiết kiệm thời gian và tiền bạc, một cách tự động và không thể thay đổi hay can thiệp. Nó đặc biệt có ý nghĩa trong lĩnh vực tài chính. Trong tài chính, blockchain có thể xem như một cuộc cách mạng vì nó không dựa vào quyền lực riêng của hệ thống ngân hàng để hoàn thành công việc.

5. Bảo mật

Blockchain hoạt động không thể thiếu việc mã hóa cấp cao cùng với những thuật toán đồng thuận phức tạp. Điều này khiến cho chúng trở nên an toàn hơn các hệ thống truyền thống. (hệ thống lưu trữ thông tin truyền thống chỉ được bảo vệ bằng mật khẩu). Hãy hình dung, khi một giao dịch được chấp thuận. Nó sẽ được mã hóa và liên kết với giao dịch trước đó trong chuỗi. Rồi thông tin này được lưu trữ trên một mạng máy tính thay vì chỉ trên một máy chủ duy nhất. Nên hacker khó mà xâm nhập để thay đổi dữ liệu giao dịch. Từ đó, khiến cho Blockchain là một phương pháp lưu trữ dữ liệu an toàn hơn nhiều. Đặc biệt có ý nghĩa đối với những ngành có thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như chính phủ, tài chính hay y tế.

Tính chất bảo mật cao của Blockchain

Lựa chọn một nhà phát triển Blockchain

  • Xây dựng một mạng lưới blockchain từ con số 0 không phải là điều đơn giản. Nhiều công ty cũng đã nổi lên từ lĩnh vực này. Dịch vụ của họ là phát triển blockchain cho những bên có nhu cầu. Lựa chọn một công ty blockchain tốt nhất và chuyên nghiệp trở thành một nhiệm vụ khó khăn khi ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ.
  • Theo một khảo sát được thực hiện bởi Statista vào năm 2020. Có khoảng 36% giám đốc điều hành cấp cao nói rằng công ty của họ có kế hoạch đầu tư hơn 5 triệu đô la vào blockchain trong năm tới. Nghiên cứu khảo sát này cũng cho thấy dự báo doanh thu từ công nghệ blockchain sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Với thị trường riêng này sẽ tăng lên quy mô hơn 40 tỷ đô la vào năm 2025. Một khảo sát khác về blockchain toàn cầu của Deloitte năm 2020 cũng cho thấy hơn một phần ba các cơ sở trên toàn cầu đang kết hợp blockchain trong hoạt động của họ.
  • Với tầm nhìn đó, việc chọn đúng nhà phát triển blockchain càng trở nên cấp thiết. Sau đây sẽ là danh sách các công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ công nghệ sổ cái phân tán này. (danh sách cập nhật năm 2020).

Các công ty Blockchain lớn nhất và tốt nhất năm 2020

Bằng những cân nhắc và xem xét lịch sử phát triển cũng như uy tín của các công ty này. Chúng tôi xin đề xuất những công ty blockchain lớn nhất và tốt nhất hiện nay.

ConsenSys

Công ty blokchain ConsenSys

ConsenSys là nhà cung cấp giải pháp blockchain dựa trên nền tảng Ethereum. Công ty được thành lập năm 2014 bởi nhà phát triển Ethereum và cũng là đồng sáng lập của Ethereum Foundation – Joseph Lubin. ConsenSys có trụ sở chính tại Thụy Sĩ và các văn phòng bổ sung trên khắp Hoa Kỳ, Châu Âu và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Công ty đã triển khai các giải pháp Enterprise Ethereum trong thế giới thực cho các tập đoàn, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để giúp họ bảo mật cơ sở hạ tầng CNTT của mình. Công ty cũng tối ưu hóa quy trình làm việc ngoài việc của các tổ chức. Đồng thời xây dựng các mô hình và dự án kinh doanh mới dựa trên blockchain.

ConsenSys cung cấp một loạt các giải pháp kỹ thuật số khác ngoài việc phát triển chuỗi khối. Như là:

  1. Codefi – Một nền tảng để số hóa các công cụ tài chính và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh.
  2. PegaSys – Một nền tảng Ethereum doanh nghiệp với chức năng bảo mật nâng cao.
  3. Infura – Quyền truy cập API ngay lập tức vào mạng Ethereum và Hệ thống tệp liên hành tinh (Interplanetary File System – IPFS).
  4. Diligence – Kiểm tra bảo mật cho các hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum.

Một giải pháp blockchain dựa trên Ethereum là thứ mà đa phần các tập đoàn thậm chí chính phủ đang tìm kiếm khi họ tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ blockchain. Điều này cũng cho thấy họ đặt niềm tin vào Ethereum – vì đây là nền tảng hợp đồng thông minh phổ biến nhất thế giới và nó như một tiêu chuẩn cho ngành tài chính phi tập trung.

Tổng quát về ConsenSys

📆 Thành lập2014
◾️Blockchain PlatformEthereum
👩‍🏫 Nhân viên300+
🌎 Quốc gia30+

IBM

IBM là cái tên gạo cội trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong nhiều thập kỷ nay. Nên hoàn toàn có lý do để tin tưởng họ trong lĩnh vực mới Blockchain này. Nền tảng Blockchain của IBM cung cấp một bộ phần mềm, dịch vụ, công cụ và mã nguồn mẫu blockchain hoàn chỉnh dựa trên công nghệ Hyperledger Fabric của Linux Foundation.

Gã khổng lồ công nghệ có trụ sở chính tại New York hoạt động tại hơn 170 quốc gia. Và cơ sở phục vụ khách hàng của IBM nhanh chóng triển kahi các giải pháp blockchain cung cấp cho doanh nghiệp. Trên trang web Dịch vụ Blockchain của mình, IBM tuyên bố có hơn 500 khách hàng tin tưởng và hơn 1.600 chuyên gia kỹ thuật.

Công ty phục vụ cho tất cả các ngành bao gồm vận chuyển và chuỗi cung ứng, tài chính, bảo hiểm, chính phủ, bán lẻ và ngành công nghiệp thực phẩm. Ví dụ, Food Trust dựa trên blockchain của IBM có hơn 300 nhà cung cấp và người mua trên mạng với 6 triệu sản phẩm thực phẩm đóng gói trên các kệ hàng. (nguồn: theo một bài báo của Forbes vào tháng 6 năm 2020)

Tổng quát về IBM

📆 Thành lập1911
◾️Blockchain PlatformHyperledger Fabric (Linux Foundation)
👩‍🏫 Nhân viên1,600+
🌎 Quốc gia170

Microsoft

Có lẽ ai cũng biết, Microsoft là công ty hàng đầu thế giới về phần mềm máy tính. Vì vậy việc chuyển sang các giải pháp blockchain là điều không quá bất ngờ đối với gã khổng lồ công nghệ này. Công ty sử dụng nền tảng độc quyền của riêng mình được gọi là Azure. Nền tảng Azure cho phép khách hàng xây dựng, quản lý và mở rộng mạng lưới blockchain trên quy mô lớn.

Bản thân Azure là một nền tảng đám mây để triển khai phần mềm. Nhưng Dịch vụ Azure Blockchain tập trung vào các công nghệ sổ cái phân tán. Ngoài ra còn có khả năng tạo hợp đồng thông minh bằng cách sử dụng Code Extension trong Visual Studio và Bộ phát triển chuỗi khối Azure (Azure Blockchain Development Kit).

Không giống như ConsenSys và IBM, Microsoft đã cung cấp một nền tảng cho các doanh nghiệp xây dựng và điều chỉnh các mạng blockchain của riêng họ (hay có thể hiểu như là private blockchain). Azure cũng hoạt động với các nền tảng blockchain khác như Corda và Hyperledger. Azure Marketplace cung cấp 17.000 ứng dụng và dịch vụ được chứng nhận có thể dễ dàng triển khai trên mạng lưới.

Dịch vụ Azure Blockchain có sẵn ở hai cấp độ. Tùy vào mỗi cấp độ mà khách hàng sẽ trả những mức giá khác nhau:

Tổng quát về Microsoft

📆 Thành lập1975
◾️Blockchain PlatformAzure/Quorum
👩‍🏫 Nhân viên3,500+
🌎 Quốc gia140

R3

Công ty R3 cung cấp dịch vụ blockchain

Công ty công nghệ R3 chuyên cung cấp giải pháp blockchain cho doanh nghiệp. R3 dẫn đầu một hệ sinh thái gồm hơn 300 công ty đang làm việc cùng nhau để xây dựng các ứng dụng phân tán trên nền tảng blockchain của riêng mình có tên là Corda. Được thành lập vào năm 2014, R3 đã xây dựng Corda từ con số không và ra mắt vào năm 2016. Sau đó R3 tiếp tục ra mắt phiên bản doanh nghiệp vào năm 2018.

Corda Enterprise khai thác các yếu tố cốt lõi của blockchain mã nguồn mở và tinh chỉnh chúng để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ và cơ sở hạ tầng mạng của nhiều ngành nghề hiện nay. R3 được điều hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan.

Các tập đoàn và tổ chức đáng chú ý đã sử dụng blockchain Corda và nền tảng ứng dụng CorDapps của R3, như là: HSBC, Credit Suisse, Nasdaq, Finastra và một số công ty từ các ngành bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, năng lượng, bất động sản, viễn thông và chuỗi cung ứng.

Tổng quát về R3

📆 Thành lập2014
◾️Blockchain PlatformCorda
👩‍🏫 Nhân viên1,300+
🌎 Quốc gian/a

Amazon

Từ một cửa hàng bán sách trực tuyến, Amazon đã trở thành một trong những gã khổng lồ thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Amazon cũng không dễ dàng gì bỏ qua thị trường blockchain đầy tiềm năng này. Amazon cung cấp các giải pháp blockchain cho doanh nghiệp thông qua dịch vụ đám mây của mình, AWS (Amazon Web Services).

Amazon Managed Blockchain cung cấp dịch vụ toàn diện giúp dễ dàng tạo và quản lý các mạng blockchain. Khách hàng có thể mở rộng bằng cách sử dụng các mã nguồn mở phổ biến như Hyperledger Fabric và Ethereum. Ngoài hai giải pháp này, AWS có hơn 70 giải pháp blockchain đã được xác thực từ các đối tác sổ cái phân tán khác là Corda, Quorum, Blockstack, RSK và Kadena.

Dịch vụ blockchain của Amazon
Image – Amazon

Danh sách khách hàng doanh nghiệp của Amazon khác ấn tượng. Toàn những cái tên lớn như Nestle, Sony Music, BMW, Sage, Guardian, DTCC, SGX, Legal & General và DVLA UK. AWS cũng cung cấp nền tảng cho 25% số nút Ethereum trên thế giới.

Các giải pháp blockchain này chạy trên Cơ sở dữ liệu sổ cái lượng tử Amazon (Amazon Quantum Ledger Database – QLDB). QLDB là một sổ cái quản lý nhật ký giao dịch một cách tập trung, không thay đổi và có thể xác minh bằng mật mã. Với dịch vụ AMB, khách hàng được tính phí tùy vào tư cách là thành viên mạng, hay các nút ngang hàng, lưu trữ nút ngang hàng, ghi dữ liệu vào mạng hay truyền dữ liệu.

Tổng quát về Amazon

📆 Thành lập1994
◾️Blockchain PlatformHyperledger Fabric (Linux Foundation, Ethereum
👩‍🏫 Nhân viênn/a
🌎 Quốc gia160

Deloitte

Deloitte cung cấp dịch vụ Blockchain

Deloitte được biết đến là mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia, cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn, thuế và tư vấn cho nhiều công ty trong số 500 công ty hàng đầu thế giới trong danh sách Fortune. Deloitte có trụ sở chính tại London. Họ đã mạo hiểm lấn sân sang cung cấp dịch vụ sổ cái phân tán cho các doanh nghiệp từ năm 2015.

Gã khổng lồ kiểm toán và tư vấn này tạo ra một giải pháp cho các doanh nghiệp được gọi là Rubix Core. Rubix Core cung cấp kiến ​​trúc blockchain tùy chỉnh. Rubix Core được thiết kế để xây dựng các mạng blockchain riêng phù hợp với các ngành hoặc tổ chức cụ thể. Rubix Core cung cấp cơ sở hạ tầng dựa trên nền tảng Ethereum, với đầy đủ bộ công cụ GUI giúp dễ dàng xây dựng và triển khai nhanh chóng các ứng dụng dựa trên hợp đồng thông minh.

Các dịch vụ blockchain của Deloitte cung cấp sáu giải pháp blockchain với sáu cấp độ khác nhau. Bắt đầu với chiến lược blockchain, cho đến thúc đẩy công nghệ phá vỡ các mô hình kinh doanh truyền thống hiện tại. Xa hơn nữa là chiến lược tập đoàn, thiết kế nền tảng, kiến ​​trúc blockchain, thiết kế và triển khai sử dụng. Và cuối cùng là các dịch vụ blockchain được quản lý.

Vào tháng 8 năm 2019 Deloitte ra mắt nền tảng “Blockchain In a Box” (BIAB). Một nền tảng di động được thiết kế để cung cấp các thử nghiệm và trình diễn blockchain trực quan.

Tổng quát về Deloitte

📆 Thành lập1845
◾️Blockchain PlatformRubix Core/Ethereum
👩‍🏫 Nhân viênn/a
🌎 Quốc gia150

Chi phí phát triển Blockchain

Mức phi chí cho việc thiết lập và triển khai Blockchain cho doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp đó. Dầu vậy, yếu tố cần thiết phải có vẫn là mạng lưới và sổ cái được thiết kế riêng cho doanh nghiệp. Nên nó gần như là gói tiêu chuẩn. Hầu hết các công ty giải pháp Blockchain đều cung cấp dịch vụ riêng biệt tùy vào nhu cầu của các doanh nghiệp lớn nhỏ. Thế nên, thường sẽ không có một “bảng giá” cố định nào trong dịch vụ này cả.

Tuy nhiên, chi phí sẽ chia thành những phần riêng biệt. Như là chi phí thiết kế, chi phí phát triển, chi phí triển khai, và sau đó là chi phí cho vận hành sử dụng mạng lưới.

Sử dụng các nền tảng tập trung được thiết kế riêng có thể mang lại một số nhược điểm. Vì khi đó độ tin cậy không được cao như là một blockchain công cộng.

Theo BeInCrypto

Có thể bạn quan tâm

Mục lục