Tin nóng ⇢

Yếu tố nào để làm cho một bộ sưu tập trở thành blue-chip?

Blue-chip NFT là một từ thông dụng phổ biến trên Twitter và các phương tiện truyền thông tiền điện tử khác nhau. Thuật ngữ "blue chip" được mượn từ tài chính truyền thống dành cho các tập đoàn nổi tiếng về chất lượng, độ tin cậy và sự ổn định tài chính. Vậy NFT blue chip có giống như vậy?

Nhà phân tích nghiên cứu Nansen Louisa Choe cho rằng vì NFT vẫn còn non trẻ nên rất khó để áp dụng các tiêu chí này. Yếu tố duy nhất được xem là blue chip khi tài sản NFT có ít biến động nhất, duy trì giá trị của nó theo thời gian.

Sau đây là các yếu tố đóng vai trò quyết định liệu một dự án NFT blue-chip.

Volume giao dịch chỉ là một phần

Các nhà đầu tư NFT cũng giống như bất kỳ nhà giao dịch nào đều nhìn vào volume bán hàng và marketcap của bộ sưu tập. Thông thường, khi một bộ sưu tập NFT bằng hoặc hơn 10 Ether, các nhà sưu tập xem nó là blue chip. Tổng volume bán hàng cũng là dữ liệu mà các nhà giao dịch NFT đo lường để xác định xem thị trường có tốt hay không.

Vậy khi volume giao dịch đủ lớn, nhưng chúng có bền vững và được xem là blue-chip không? Nansen cập nhật chỉ số blue-chip của họ cứ sau 90 ngày, biết rằng "thị trường còn trẻ và hay thay đổi". Như vậy, tranh cãi thường được nổ ra trong thị trường NFT khi một bộ sưu tập to the moon mà không có tầm nhìn.

Vào ngày 16 tháng 4, PROOF Collective đã ra mắt bộ sưu tập bằng chứng hồ sơ (PFP) đầu tiên, Moonbirds. Dự án đã “to the moon” và doanh số bán hàng trên Opensea vượt quá 220,8 triệu đô la.

Mặc dù dự án hầu như không được list trong một tuần nhưng sự tăng trưởng bùng nổ của nó đã khiến một số chuyên gia NFT suy đoán về giá trị tiềm năng của nó và một số người tin rằng nó là blue-chip.

Biểu đồ giá bán trung bình Moonbirds / khối lượng. Nguồn: OpenSea

Tuy nhiên, có những chuyên gia không đồng ý với quan điểm khi nói volume là một chỉ số để nhận biết về blue-chip, vì NFT là tài sản có tính thanh khoản kém và ấn tượng về NFT blue-chip là nó có thể duy trì giá trị trong thị trường gấu. 

Những người đam mê NFT khác thường dựa vào những người có ảnh hưởng và những người chơi lớn trong lĩnh vực để mua NFT.

Cộng đồng nhiều hơn số lượng chủ sở hữu

Trạng thái blue-chip không phụ thuộc vào một chỉ số, mà nó còn dựa vào cộng đồng. Giao dịch có thể được mở rộng nhưng cộng đồng thì không. Đằng sau sự thành công của một dự án NFT chính là cộng đồng. Số liệu đầu tiên để xác định việc áp dụng rộng rãi của một dự án là số lượng chủ sở hữu.

Tính toán số lượng chủ sở hữu có nghĩa là ghi lại số lượng ví có chứa NFT. Sẽ có trường hợp, một chủ sở hữu có thể sở hữu 1.000 NFT và để trong nhiều ví của họ, dẫn đến số lượng 1.000 chủ sở hữu trong khi thực tế chỉ có 1 người.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư NFT thường xem cộng đồng và số lượng chủ sở hữu là một yếu tố để xác định NFT blue-chip. Hiện tại các dự án NFT đang tìm cách xây dựng toàn bộ hệ sinh thái tạo ra giá trị thay vì tập trung vào một tiện ích.


Các cộng đồng không chỉ là những con số vì họ đại diện cho các cá nhân có niềm tin và tin tưởng đối với dự án.

Một phần thành công của Bored Ape Yacht Club của Yuga Lab đó là một cộng đồng phát triển mạnh mẽ. BAYC không chỉ tích lũy được hơn 1 tỷ đô la tổng volume giao dịch mà còn thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng toàn cầu chỉ trong vòng chưa đầy một năm.

Nếu volume giao dịch và số lượng chủ sở hữu trở thành yếu tố để trở thành blue-chip, thì Moonbirds lật ngược các blue-chip khác về tổng volume giao dịch. Trên thực tế, Moonbirds đã đạt được hơn 6.681 chủ sở hữu trong bộ sưu tập 10.000 NFTs và người nắm giữ Moonbird trước đây có lợi nhuận cao nhất kiếm được gần 2 triệu đô la bằng cách bán 45 MoonBirds. Cho đến nay, một số nhà đầu tư có lợi nhuận cao nhất đã kiếm được hơn 450.000$.

Người ta thường nói rằng một tài sản có giá trị khi thị trường sẵn sàng bỏ tiền mua nó, và đôi khi nhận thức của thị trường có thể bơm hoặc bán phá giá đối với mức định giá này.

Giá trị blue-chip vượt ra ngoài giá

Thông thường, market value và marketcap được sử dụng để đánh giá giá trị thực của một NFT. Market Value cung cấp một cái nhìn rộng hơn trong việc xác định tình trạng tài chính của dự án, do đó nó cũng xác định cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư.

Market Value quyết định một nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một tài sản, nhưng nó cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhận thức và tâm lý thị trường. Đối với thị trường NFT sự thay đổi thất thường trong tâm lý có thể được nhìn thấy trong tổng volume giao dịch, tăng trưởng và các thành viên bỏ phiếu với tài sản của họ bằng cách bán chúng.

NFT blue chip lớn nhất cho đến nay là BAYC hiện tại vẫn chưa có 1 lễ kỉ niệm nào cho thấy thị trường NFT còn rất sơ khai. Tuy nhiên, nó đã chứng minh khả năng duy trì và phát triển giá trị theo thời gian.

Giá sàn Bored Ape Yacht Club all-time. Nguồn: NFT Price Floor

Thanh khoản trong lĩnh vực này thường lưu thông từ dự án này sang dự án khác, điều này khiến một số tài sản bị mất thanh khoản (không thể được bán dễ dàng khi muốn). Tuy nhiên, NFT blue-chip có thể thay đổi về giá theo thời gian, nhưng giá trị của chúng vẫn được duy trì nếu được bán bằng hoặc dưới giá sàn, chúng sẽ được mua nhanh chóng.

Ngoài vấn đề giá cả, lịch sử khối lượng và vốn chủ sở hữu thương hiệu, thời gian dường như là một yếu tố quan trọng khi xác định NFT blue chip. Điều này cho thấy rằng theo dõi tài sản theo thời gian thay vì tập trung vào hiệu suất tạm thời để bào chữa cho giá trị hiện tại của dự án.

Các nhà đầu tư NFT sẽ đưa ra những nhận định để xác định những yếu tố làm nên một NFT blue chip trong thời kì NFT còn non trẻ như vậy. Một quy trình đánh giá NFT blue-chip có thể được sử dụng vào lúc này là theo dõi tổng khối lượng bán hàng hàng quý, tỷ lệ người mua và người bán và roadmap dự án hoặc sự phát triển của cộng đồng.

 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục