DeFi cung cấp các dịch vụ tài chính như khoản vay thế chấp bằng tiền điện tử, các sản phẩm phái sinh, nhờ đó vốn hóa thị trường tiền điện tử tăng nhanh gấp nhiều lần. Trọng tâm của các giao thức này là token DeFi, tài sản kỹ thuật số được sử dụng để hỗ trợ quản trị và khuyến khích.
Cùng tổng quan về những phát triển mới nhất về token trong không gian DeFi, bao gồm động lực thị trường, thống kê nguồn cung và các biện pháp áp dụng.
Năm của xây dựng
Biểu đồ sau đây hiển thị tổng vốn hóa thị trường token DeFi đã giảm đáng kể trong vài tháng qua. Sự suy giảm đến từ nhiều yếu tố, bao gồm lãi suất tăng dẫn đến sự cạnh tranh với các sản phẩm DeFi đang mang lại lợi nhuận, sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô nói chung và các khuôn mẫu kỹ thuật cũng như việc đầu tư sai gần đây đang bùng phát trong không gian tiền điện tử.
Bất chấp sự suy giảm gần đây, DeFi đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong vài năm qua. Vào tháng 1/2020, toàn bộ hệ sinh thái DeFi trị giá chưa đến 2 tỷ đô la. Bây giờ, trị giá khoảng 18 tỷ đô la, vẫn giảm mạnh so với mức định giá cao nhất khoảng 100 tỷ đô la.
>> Đọc thêm: Liệu DeFi có thay đổi được căn bệnh của CeFi?
Thị trường giá tăng trước đó có thể đã giúp thúc đẩy đầu tư vào phát triển giao thức, vốn đã giảm nhưng có tác động rất lớn trong việc giúp tài trợ cho sự phát triển hệ sinh thái. Cần lưu ý rằng mặc dù tổng vốn hóa thị trường có thể dao động, nhưng sự đổi mới cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng được thúc đẩy bởi những định giá cao này có thể tạo ra giá trị liên tục trong một số dự án.
Một trong những động lực thú vị xảy ra trên mạng Ethereum là vốn hóa thị trường token so vốn hóa ETH. Do kết quả hoạt động của thị trường trong những tháng gần đây, các nhà đầu tư chuyển sang stablecoin nhiều hơn và tránh xa các tài sản rủi ro, bằng chứng là tỷ trong của stablecoin ngày càng tăng.
Bất chấp sự phát triển này, cũng cần lưu ý hiệu suất tương đối của ETH so với các token DeFi khác nhau. Rõ ràng là khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư đã thắt chặt đáng kể, nhưng họ cũng trở nên kén chọn hơn khi xem xét lại các khoản đang nắm giữ. Bước sang tháng 1/2023, ETH vẫn giữ giá trị hơn hẳn các token DeFi khác.
Giai đoạn mở khóa token
Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần xem xét khi đánh giá hiệu suất tương đối của token DeFi, nghĩa là số token đang nằm trong kho dự trữ của giao thức, nhà phát triển hoặc nhà đầu tư ban đầu. Mặc dù hầu hết dự án đều nói rằng phát hành phần lớn nguồn cung để người dùng tự do giao dịch trên thị trường, nhưng vẫn còn trong thời hạn khóa nêu trước. Từ đó đặt ra câu hỏi các nhà đầu tư có nên mua token sau những đợt mở khóa hay không?
Tùy thuộc vào số lượng token bị khóa, chúng có thể có tác động đáng kể đến thị trường sau khi phát hành, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn chốt lời. Hãy xem số liệu tỷ lệ phần trăm nguồn cung hoạt động trong 1 năm từ biểu đồ bên dưới để ước lượng.
Chúng ta cũng có thể cân nhắc một chỉ báo để đo lường những tác động này từ các thị trường tài chính truyền thống, được gọi là tỷ lệ thả nổi. Chỉ báo đề cập đến tỷ lệ tài sản giao dịch trên thị trường và có thể giúp ước tính rủi ro tiềm ẩn trong tương lai của sự biến động đáng kể và biến động giá do những người nắm giữ tài sản lớn thanh lý token của họ.
Đối với token DeFi, tỷ lệ thả nổi có thể được sử dụng để bảo vệ khoản đầu tư của người dùng khỏi biến động bằng cách xác định các token có tỷ lệ thả nổi thấp. Điều thú vị là, mặc dù tỷ lệ thả nổi và biểu đồ nguồn cung hoạt động trong 1 năm là những cách hiểu khác nhau về cùng một ý tưởng, nhưng chúng phần lớn nhất quán.
Chúng ta có thể thấy rằng nguồn cung hoạt động trong 1 năm tương đối thấp cùng với tỷ lệ thả nổi thấp của UNI mang lại tính nhất quán cho ý tưởng này. UNI Có lịch phát hành 4 năm cho 1 tỷ token UNI được mint trong giai đoạn năm 2020. Tương tự, tỷ lệ thả nổi có xu hướng tăng lên trong năm qua, cho thấy rằng nguồn cung đang dần được mở khóa.
>> Đọc thêm: CME Group ra mắt tỷ lệ tham chiếu DeFi mới cho Aave, Curve và Synthetix
Địa chỉ tương tác DeFi
Kể từ đầu năm 2021, số lượng địa chỉ tương tác với token DeFi giảm dần. Tuy nhiên, việc xem xét các địa chỉ đang hoạt động tương tác với token DeFi là một chỉ số rất sơ bộ khi đo lường tỷ lệ chấp nhận các ứng dụng DeFi. Điều này là do việc sử dụng giao thức thường tách biệt với quản trị giao thức, thường ở dạng tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).
Ví dụ: người dùng Uniswap không cần sở hữu token UNI để tương tác với hợp đồng thông minh Uniswap và giao dịch tài sản, không tính trường hợp giao dịch token UNI.
Việc xem xét số lượng chủ sở hữu token DeFi cũng có thể giúp đánh giá mức độ chấp nhận và quan tâm. Trong bối cảnh của DAO, một cơ sở chủ sở hữu phi tập trung có thể là một lợi thế. Hầu hết token sẽ có xu hướng tăng chậm về số lượng chủ sở hữu trên chuỗi vào năm 2022, sau đó sẽ tăng đáng kể vào tháng 11 khi nhiều người dùng chuyển token khỏi sàn CEX và giao dịch trên DEX.
UNI của Uniswap vẫn là một trong những token DeFi phổ biến nhất, với hơn 280.000 địa chỉ nắm giữ. Kể từ sau đợt airdrop năm 2020, số lượng địa chỉ nắm giữ dài hạn UNI liên tục tăng.
Tổng kết
Năm 2022, chứng kiến nhiều nhà đầu tư DeFi cắt lỗ hoặc chốt tiền sang stablecoin để giảm rủi ro. Cộng đồng MakerDAO đã thảo luận về các sửa đổi đối với động lực thúc đẩy token MKR, bao gồm cả việc bổ sung cơ chế staking. Về mặt pháp lý, bất kỳ động thái nào nhằm làm rõ vấn đề chứng khoán được mã hóa so với hàng hóa sẽ được hoan nghênh khi ngành phát triển, bao gồm cả việc có thể áp dụng khung tiết lộ mới cho các nhà phát hành token.
Sau loạt sự kiện của các sàn CEX, người dùng dần kỳ vọng với DEX và DeFi nhiều hơn vào năm 2023. Trên thực tế, chỉ số CMBI DeFi Sector Even (CMBIDFIE), một rổ trọng số chẵn của tất cả các tài sản trong DeFi bao gồm dữ liệu đã bắt đầu năm mới với mức tăng 14%.
Người dùng sẽ thận trọng hơn khi đầu tư vào token DeFi, khái niệm lỗ kép sẽ được quan tâm hơn lãi kép, cần thêm cơ chế mới để token DeFi biến động bền vững hơn. Dữ liệu sau đây của Coin Metrics vẽ ra bức tranh toàn cảnh DeFi, nhưng cần có dữ liệu chi tiết hơn để phân tích việc áp dụng và thẩm định thích hợp. Mọi người đều mong chờ tương lai tốt đẹp của DeFi trong năm 2023.