Không phải mọi chuyên gia đều vội vàng xem xét cú phát triển này như “sự đột phá”, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp ích ngành công nghiệp trong cuộc chiến chống lại những yếu tố gian lận tài chính.
Vào đầu tháng 5, cộng đồng Web3 của Anh Quốc đã ăn mừng cho một tiền lệ về pháp lý quan trọng; cụ thể, Tòa án Công lý Tối cao (High Court of Justice) tại London, cơ quan gần như tương đương nhất với Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, đã ra phán quyết "NFT có vai trò như loại tài sản tư nhân”. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng: Trong phán quyết của tòa án, tình trạng tài sản tư nhân kiểu này không được mở rộng khuếch trương ra các nội dung cơ sở ở thực tế mà NFT đại diện. Vậy quyết định này có thể thay đổi điều gì đối với bối cảnh pháp lý tại nước Anh.
Vụ trộm NFT Boss Beauties
Vào tháng 2 năm 2022, Lavinia D. Osbourne, người sáng lập nên Women in Blockchain Talks, đã viết trên Twitter rằng có hai tác phẩm kỹ thuật số đã bị đánh cắp khỏi Boss Beauties; đây là một bộ sưu tập 10.000 NFT về những phụ nữ quyền lực mà được tạo ra bởi nhóm những cá nhân thuộc thế hệ Gen Z mong muốn làm người tạo lập lại thế giới, đồng thời collection này cũng đã được giới thiệu tại Sở giao dịch chứng khoán New York.
Các token này đi kèm với một số điểm tiện ích, chẳng hạn như về quyền truy cập vào các sự kiện độc quyền, miễn phí đọc sách và cả phí giấy phép (licensing fee). Osbourne tuyên bố rằng các tác phẩm mà bị đánh cắp từ ví MetaMask của cô sau đó đã xuất hiện trên marketplace OpenSea. Cô truy lần ra các NFT này với sự giúp đỡ từ công ty an ninh và tình báo Mitmark.
Vụ việc được đưa ra tòa vào tháng 3, và tiếp tục vào ngày 29 tháng 4 vừa qua, The Art Newspaper đã đưa tin về phán quyết của Tòa án Tối cao Vương quốc Anh; trong đó, các thẩm phán đã công nhận NFT như một loại tài sản được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, tòa án đã ban hành lệnh đóng băng tài sản lên các tài khoản của Ozone Networks (chủ sở hữu của OpenSea) và buộc OpenSea tiết lộ thông tin về hai chủ tài khoản sở hữu NFT bị đánh cắp. Ngay sau đó, OpenSea đã tạm dừng việc bán hai NFT này là Boss Beauties số #680 và #691.
Vì danh tính của những người nắm giữ ví vẫn không thật sự chắc chắn, lệnh cấm đã được ban hành trước đối với những kẻ vẫn chưa xác minh danh tính này. Trong bình luận của mình về quyết định này, công ty Luật Stevenson gọi lệnh cấm bằng cách đóng băng là “một biện pháp khắc phục khá hà khắc" (nghĩa là lỗi thời và cứng nhắc), đồng thời mô tả nó như một “vũ khí hạt nhân” của pháp luật.
Theo lệnh của tòa án, Osbourne đã có những tuyên bố đầy thắng lợi:
“Women in Blockchain Talks được thành lập để mở ra cơ hội mà blockchain mang lại cho bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính, quốc tịch hay xuất thân. Trường hợp lần này hy vọng sẽ góp phần nào trong việc làm cho không gian blockchain trở nên an toàn hơn, khuyến khích nhiều người tương tác với các tài sản thú vị và có ý nghĩa như NFT. ”
Token và Tài sản
Racheal Muldoon, cố vấn về vụ việc, nhấn mạnh rằng ý nghĩa quan trọng nhất của phán quyết, theo bà, nằm ở chỗ nó loại bỏ đi bất kỳ sự không chắc chắn nào về việc NFT là tài sản theo đúng bản chất của chúng không, điều này tách bạch với thứ mà chúng đại diện cho, theo luật pháp của Anh và Xứ Wales”. Nhưng chính chi tiết nói trên đã khiến các chuyên gia khác hoài nghi về tầm quan trọng đột phá của phán quyết này.
Mặc dù các NFT đã được hưởng vị thế làm một tài sản sở hữu dưới sự nhìn nhận của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ, nhưng sự khác biệt được công bố giữa token và tài sản cơ sở hầu như không lấp đầy khoảng trống lập pháp hiện tại ở UK và Hoa Kỳ. Juliet Moringiello, giáo sư tại Đại học Widener University Commonwealth nêu ý kiến “Nếu bạn có một token, thì nghĩa là bạn chỉ sở hữu cái gọi là token. Nhưng không nhất thiết phải có thêm bất kỳ quyền hạn nào với bất kỳ điều gì khác hơn”.
Trợ lý giám đốc của Viện Nghệ thuật và Pháp luật Emily Gould đã nhắc lại trong phần quan điểm của mình về vụ việc, các quyết định của tòa án Vương quốc Anh, các quy định về phát triển và các nghiên cứu của chính phủ trong vài năm qua ngày càng có ý nghĩa trong việc phân loại tiền điện tử như loại tài sản sở hữu. Cô ấy dẫn chứng về vụ kiện của AA năm 2019 với kẻ phạm tội vô danh và bài báo cáo “Tuyên bố pháp lý về tiền điện tử và hợp đồng thông minh”, được trình bày bởi Nhóm đặc trách pháp lý Vương quốc Anh của LawTech Delivery Panel vào cùng năm.
Điều gì tiếp nối sau đó
“Bất cứ kiểu tài sản nào mà NFT đại diện, dù là tác phẩm nghệ thuật hoặc bất kỳ tài liệu có bản quyền nào khác, hiện tại vẫn được quyết định tại UK theo luật bản quyền giống như ở Hoa Kỳ,” Tom Graham, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập có trụ sở tại Vương quốc Anh của Metaphysic.ai, công ty Web3, giải thích. “Quyết định này không giúp làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm đó.”
Nhưng đối với Graham, phán quyết vẫn đặt ra một "tiền lệ thú vị", vì tòa án đã ban hành lệnh bắt buộc đối với OpenSea. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tòa án can thiệp và đưa ra biện pháp cứu trợ bắt buộc khi NFT đã bị đánh cắp. Anh ấy nói thêm:
“Bây giờ rõ ràng là NFT được quản lý bởi cùng một bộ luật quyền sở hữu tài sản ở Vương quốc Anh mà quản trị tất cả các tài sản khác. Nó đặt ra một tiền lệ lớn cho những người đầu tư vào NFT rằng hệ thống tòa án, ít nhất là ở Vương quốc Anh, sẽ bảo vệ quyền tài sản của họ.”
Anna Trinh, CCO của công ty tài chính kỹ thuật số Aquanow, lưu ý rằng phán quyết này không mang tính cách mạng, nhưng không phải là không có “tầm quan trọng về mặt điều hành”. Việc thiết lập tiền lệ pháp lý khẳng định rằng những sự vụ thường xảy ra nhất có thể giúp các nền tảng NFT thoải mái hơn trong việc yêu cầu đóng băng tài khoản của những kẻ xấu. Trinh nói:
“Tôi không nghĩ rằng việc NFT được công nhận là tài sản riêng tư hoặc mang tính cá nhân là một điều đáng ngạc nhiên. Bạn có thể mua, bán hoặc giao dịch NFT, về cơ bản chỉ ra rằng việc chúng là tài sản mang tính cá nhân thuộc về nguyên tắc tuyên quyết. Sẽ còn sốc hơn nếu tòa án tuyên bố rằng NFT không phải là tài sản mang tính cá nhân."
Trinh không thấy các biện pháp bảo vệ pháp lý hiện có đối với các tài sản cơ sở là có vấn đề. Những điều này được điều chỉnh bởi nội dung của các hợp đồng tại thời điểm mua, vì vậy luật hợp đồng và luật sở hữu trí tuệ sẽ có hiệu lực tùy thuộc vào bản chất của nội dung. Theo ý kiến của Trinh, có nhiều vấn đề pháp lý cấp bách hơn mà các cơ quan quản lý có thể lưu ý, chẳng hạn như quyền của người sáng tạo.