Ngày 18 tháng 8, nền tảng chợ NFT Rarible đã đưa ra đề xuất trên cộng đồng quản trị APECoin DAO để tạo ra một thị trường NFT đặc biệt cho các dự án NFT lớn (BAYC, MAYC, BAKC, Otherside,…) nằm trong hệ sinh thái của ApeCoin. Theo đó Rarible đề xuất không tính bất kể khoản phí nào và sẽ không cần tới cả khoản tài trợ của ApeCoin DAO.
Thực tế thì Rarible không phải là sàn giao dịch cấp 2 đầu tiên nhắm vào các "chú khỉ"
Ngay từ thời điểm ngày 9 tháng 8 vừa qua, Magic Eden đã đưa ra một đề xuất tương tự, nhưng vì sợ rằng APEcoin DAO có vẻ như đang đưa ra hướng thiên vị nên người nắm giữ MAYC lớn thứ 2 là ca sĩ Đài Loan Jeffrey Huang đã đẩy ra dòng tweet chống lại ApeCoin DAO đồng thời bán hết các mã APE của mình, Huang cũng giảm cả vị thế nắm giữ MAYC của anh ta.
Ngoài ra, ngày 10 tháng 8, một công ty khởi nghiệp là Snag Solution cũng đưa ra một đề xuất tương tự (cập nhật lên phiên bản v2 ngày 18 tháng 8), theo đó dự định sẽ đưa ra một nền tảng NFT tùy chỉnh hỗ trợ các phương pháp thanh toán khác nhau không chỉ là ETH.
Nhìn và những đề xuất của Rarible, Magic Eden và Snag Solution thì có thể tổng hợp lại như sau:
1. Các nền tảng giao dịch NFT hiện tại đang có mức phí giao dịch khá cao (trong khi APEcoin lại không được dùng để làm phương tiện giao dịch), các khoản phí giao dịch không hề trôi lại về dự án mà nền tảng hưởng quá nhiều. Ví dụ OpenSea thu tới 2.5% phí cho các giao dịch BAYC, MAYC, BAKC và góp vào tới 30.000ETH thu nhập cho nền tảng này.
2. APE vốn là mã token ApeCoin của hệ sinh thái này nhưng nó đang không có vai trò gì hết ngoài vai trò quản trị. Người nắm giữ APE không dùng để làm gì cả ngay cả để mua NFT mà họ thích. Các giá trị thặng dư được tạo ra từ thị trường thứ cấp lại không hề trôi về APE hoặc dự án APE.
Vốn là chuỗi các sản phẩm nghệ thuật NFT thành công nhất tới thời điểm hiện tại, khối lượng giao dịch BAYC và các tác phẩm liên quan đến nó đang chiếm một thị phần đáng kể. Sẽ là cơ hội để vượt qua cả doanh số của OpenSea nếu có một nền tảng chỉ giao dịch nhóm tác phẩm này.
3. Nếu so sánh giữa các đề xuất của Rarible, Magic Eden và Snag Solution thì chiến lược nào sẽ tốt cho cộng đồng ApeCoin?
– Rarible chọn để mức phí là 0% hoàn toàn. Tuy nhiên mức phí này Rarible sẽ trao cho cộng đồng quyết định, cộng đồng hoàn toàn có thể biểu quyết để thiết lập một mức phí khác, biểu quyết này nằm trong tay cộng đồng ApeCoin.
– Magic Eden thì đưa ra một cơ chế phức tạp hơn, mức phí cơ bản là 1.5% và sẽ chiết khấu 0.5% cho các giao dịch thông qua đồng APE đồng thời cũng chiết khấu 0.25% cho các holder nắm giữ NFT thuộc dòng BAYC, MAYC, BAKC,… Như vậy phí còn lại chỉ là khoảng 0.75%, và thu nhập này sẽ dùng để marketing.
– Phí của Snag Solution ban đầu được đặt ra như sau: sử dụng giao dịch bằng APE thì miễn phí hoàn toàn, trường hợp dùng ETH thì tính phí 0.75%, Tuy nhiên ở phiên bản v2, Snag Solution lại thay đổi mức phí là 0.5% cho các giao dịch ETH và 0.25% cho các giao dịch bằng APE. Toàn bộ thu nhập này sẽ được gom về để phục vụ phát triển cộng đồng ApeCoin.
Hiện tại cả ba đề xuất trên đều trong giai đoạn bỏ phiếu cuối cùng (Final AIP), Magic Eden thì đang thực hiện nhanh nhất nhưng cũng chỉ ở giai đoạn dự thảo (AIP Draft), và hai đề xuất còn lại chỉ trong giai đoạn thảo luận (ý tưởng AIP). Như vậy là cả 3 kết quả xảy ra thế nào thì việc thực hiện nó sẽ không phải xảy ra trong ngắn hạn.
Đánh giá về phản ứng của cộng đồng ApeCoin, hầu hết cộng đồng đều có thái độ tích cực trong việc xây dựng thị trường liên quan đến ApeCoin, tuy nhiên nhiều tranh luận vẫn nổ ra đối với việc cấu trúc vận hành nào sẽ có lợi nhất cho hệ sinh thái ApeCoin.
Có một quan điểm về thị trường NFT gần đấy là "Khi sự độc quyền về lượng giao dịch của OpenSea ngày càng cao thì NFT sẽ mạnh", nhưng thực tế thì OpenSea đang độc quyền quá mức.
OpenSea đang giống như một đế chế khó thế lay chuyển trong nghành NFT, các đối thủ vào sau khó có thể cạnh tranh được với OpenSea. OpenSea cũng đang bị đánh giá là chi phối thị trường NFT cũng như có thể tác động tới hiệu quả của một dự án NFT.