Trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, Chính phủ can thiệp khiến người dân mất đi quyền tự do tài chính, tất cả có thể khiến quá trình siêu hóa Bitcoin nhanh hơn.
Đối với những người theo chủ nghĩa lý tưởng hóa về Bitcoin (BTC), nó có thể phá bỏ quyền bá chủ của tiền pháp định trong nền tài chính toàn cầu. Quan điểm này đã thu hút các cypherpunk (những người tiếp xúc với Bitcoin đầu tiên) kể từ những ngày đầu của Bitcoin. Giờ đây, tiền điện tử đã trở thành xu hướng chủ đạo dưới tác động của suy thoái kinh tế và các chính sách can thiệp quá sâu của Chính phủ các nước.
Người đồng sáng lập Satoshi Nakamoto Foundation, Daniel Krawisz, mô tả sự trỗi dậy sắp tới của Bitcoin là “siêu hoá Bitcoin” (HyperBitcoinization). Điều này xuất hiện một phần do các chính sách tồi tệ, nền kinh tế thất bại và sự can thiệp quá mức của Chính phủ. Nó sẽ khiến mọi người phản đối quyền bá chủ của tiền fiat.
Krawisz nói: “Quá trình hủy bỏ tiền tệ do Bitcoin gây ra, hay còn gọi là siêu hoá Bitcoin là điều sẽ xảy ra khi bất kỳ loại tiền tệ fiat nào cản trở con đường thống trị hoàn toàn thế giới của nó. Nếu điều này xảy ra, tiền tệ sẽ nhanh chóng mất giá trị khi bị Bitcoin thay thế.”
Từ việc Chính phủ đàn áp các cuộc biểu tình chính trị gần đây, rõ ràng là bất cứ khi nào mọi người bị thúc ép, họ sẽ chuyển sang áp dụng các công nghệ tân tiến để khẳng định quyền tự quyết của mình. Khi thế giới bước vào suy thoái kinh tế, quá trình siêu hoá Bitcoin cuối cùng có thể trở thành hiện thực.
Sự thất bại của tiền fiat
Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Cuba, Zimbabwe và một số quốc gia khác đã phải đối mặt với vấn đề siêu lạm phát. Các loại tiền fiat đang trong cuộc trình trạng suy yếu, khiến các Chính phủ các nước phải thực hiện các chính sách để ngăn chặn.
Nhưng việc các tổng thống đưa các quyền hạn đặc biệt để kiểm soát giá và chính sách tiền tệ, kết hợp với các biện pháp trừng phạt kinh tế, quản trị kém và các yếu tố cấu trúc khác khiến nỗ lực kiểm soát tài chính của Chính phủ trở nên vô ích. Đồng thời, nó khiến công dân không thể kiểm soát tiền của họ.
Những thất bại của tiền định danh đã thể hiện rõ ràng ở Venezuela vào khoảng năm 2019. Các gia đình buộc phải mua thực phẩm ôi thiu do tình trạng thiếu hàng hóa. Ở lần thống kê chính thức cuối cùng, lạm phát của Venezuela đã ở mức 151% trong tháng 5.
Những trường hợp bi thảm như vậy càng làm nổi bật tính cấp bách của việc phải có một loại tiền tệ thay thế không dễ bị ảnh hưởng trước những ý tưởng bất chợt của các ngân hàng trung ương. Tại Li-băng, các chính sách thất bại của Chính phủ nước này đã cướp đi tiền tiết kiệm và lương hưu của người dân. Đồng tiền quốc gia của nó cũng đã mất giá trị đáng kể.
Chuyển sang Bitcoin
Theo một báo cáo gần đây của CNBC, người dân ở Lebanon ngày càng chuyển sang sử dụng Bitcoin để bảo toàn giá trị đồng tiền của họ sau cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng do chiến tranh tốn kém và các quyết định chi tiêu tồi tệ gây ra trong nhiều thập kỷ.
Báo cáo cho biết các công dân đang sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán cho các giao dịch trong và ngoài nước. USDT cũng trở nên phổ biến trong nước. Mặc dù tiền điện tử không được Chính phủ Lebanon cho phép làm phương tiện thanh toán, nhưng mọi người dường như không quan tâm.
Các doanh nghiệp đang quảng cáo tiền điện tử như một phương thức thanh toán được chấp nhận trên Instagram và các nền tảng truyền thông xã hội khác. Nó nói thêm rằng hệ thống ngân hàng không hiệu quả và đồng tiền Lebanon đã mất 95% giá trị kể từ năm 2019. Các ngân hàng đang hạn chế rút tiền.
Chi phí năng lượng và lương thực toàn cầu gia tăng do chiến tranh ở Ukraine và hậu quả của đại dịch Covid-19 đã khiến tình trạng thiếu lương thực trở nên trầm trọng hơn, qua đó khiến lạm phát thậm chí còn cao hơn trong năm nay. Dữ liệu chính thức cho biết lạm phát hàng năm ở mức 162% trong tháng 9, một trong những mức cao nhất trên thế giới.
“Việc sử dụng USDT đang trở nên phổ biến” một người dùng tên là Gebrael cho biết. Ông nói thêm:
“Có rất nhiều quán cà phê, nhà hàng và cửa hàng điện tử chấp nhận USDT. Như vậy rất thuận tiện vì tôi sẽ không cần chi tiêu bằng tiền pháp định mà từ khoản tiết kiệm Bitcoin của mình. Chính phủ hiện có nhiều vấn đề lớn hơn là lo lắng về việc một số cửa hàng chấp nhận tiền điện tử.”
Đàn áp của chính phủ
Trong lịch sử, các Chính phủ bị cô lập và thất bại về kinh tế thường phải dùng đến sự kiểm soát của thể chế và đàn áp công dân khi họ lên tiếng phản đối. Tại Zimbabwe, nơi lạm phát đang ở mức cao nhất thế giới là 269% trong tháng 10, các nhà chức trách đã mạnh tay với những người bất đồng chính kiến.
Zimbabwe thường được coi là một ví dụ điển hình cho việc chấp nhận Bitcoin vì các vấn đề tiền tệ lâu đời của nó. Vào tháng 1/2019, Chính phủ đã cấm các mạng xã hội nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình và đưa tin về một cuộc đàn áp tàn bạo của Chính phủ.
Cuộc đàn áp được báo cáo đã dẫn đến cái chết của 12 người và khiến hơn 60 nạn nhân bị trúng đạn phải nhập viện. Tuy nhiên, vụ đàn áp đã khiến những công nghệ mới được mở ra.
Người dân Zimbabwe đã chuyển sang Telegram. Telegram được thiết kế như một ứng dụng liên lạc để chống lại sự giám sát và đàn áp. Công dân cũng mở khóa các mạng xã hội bị cấm, Whatsapp, Facebook và Youtube, thông qua VPN.
Khi công dân lấy lại quyền tự do dân chủ của mình thông qua các kênh liên lạc thay thế, có lý do để tin rằng sớm muộn gì họ cũng sẽ đòi lại quyền tự do tài chính của mình thông qua các loại tiền tệ chống kiểm duyệt như Bitcoin.
Thật vậy, Bitcoin đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hội kể từ khi Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe, Ngân hàng Trung ương của nước này, cấm giao dịch tiền điện tử và đóng cửa hai sàn giao dịch vào tháng 5/2018.
Nhưng giao dịch không giảm đi theo lệnh cấm. Thay vào đó, nó vẫn diễn ra trên Whatsapp, thông qua các giao dịch ngang hàng (P2P). Theo thời gian, những người đam mê tiền điện tử đã xây dựng các nhóm Whatsapp mạnh nơi họ chia sẻ thông tin và tin tức về những phát triển đang diễn ra trong lĩnh vực này.
Giờ đây, họ đang sử dụng các nhóm tương tự để mua và bán tiền điện tử. Niềm tin được xây dựng trong cộng đồng này là chìa khóa để xây dựng lòng tin của người dân với nhau.
Để chống lạm phát, Chính phủ Zimbabwe đã tiết lộ một kế hoạch cho phép người dân mua tiền vàng bằng đồng nội tệ. Kế hoạch này nhằm mục đích giúp người dân ở một quốc gia đã chứng kiến lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử, ở mức 4 tỷ phần trăm, bảo toàn giá trị.
Đòi lại tự do tài chính cá nhân
Một số quốc gia đang dọn đường cho tiền điện tử thông qua các quy định mềm. Những nước khác lại đang vô tình làm điều tương tự bằng cách không kiềm chế lạm phát. Điều này đã dẫn đến điểm đột phá khi công dân lấy lại quyền tự do của họ thông qua các loại tiền tệ thay thế, chủ yếu là Bitcoin.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, một cuộc đàn áp của Chính phủ đối với các sàn giao dịch tiền điện tử đã không ngăn được người dân chuyển sang BTC. Lạm phát ở nước này đạt mức cao nhất trong 24 năm là 86% vào tháng 10. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cấm thanh toán bằng tiền điện tử vào năm 2021.
Theo dữ liệu của LocalBitcoins, các giao dịch ngang hàng BTC ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 51% và 40% lần lượt trong Q1 và Q2/2022. Tất cả điều này xảy ra khi giá trị đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ lao dốc. Mọi người sử dụng Bitcoin như một hàng rào chống lạm phát.
Chainalysis cho biết công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được 192 tỷ USD tiền điện tử từ năm 2021 đến tháng 6/2022. Quốc gia này có một số tỷ lệ chấp nhận Bitcoin nhanh nhất trên thế giới.
Bitcoin tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. Điều này đã xảy ra thông qua các chính sách tiến bộ của Chính phủ và sự chấp nhận của người dùng ngày càng tăng. Sự thất bại của tiền fiat ở các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiếp tục buộc người dân phải lấy lại quyền sở hữu tiền của họ.
Ở đỉnh điểm của quá trình siêu hoá Bitcoin, dựa trên tầm nhìn cấp tiến của Daniel Krawisz về tự do tài chính và tính toàn diện, người dân từ các quốc gia nghèo hơn sẽ sớm giao dịch một cách không biên giới và không cần phải xin phép.
Chú thích: HyperBitcoinization – siêu hóa Bitcoin – là cụm từ mô tả tương lai lý tưởng của tiền điện tử. Khi đó các đồng tiền truyền thống trở nên mất giá và bị thay thế bởi Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác
Theo BeInCrypto