Tin nóng ⇢

Sự thật sau việc Celsius tiết lộ thông tin khách hàng

Vừa qua, Celsius network đã công bố một tài liệu dài 14,000 trang chứa tất cả tên, số dư tài khoản của khách hàng. Thực hư đằng sau sự việc Celsius tiết lộ thông tin khách hàng này là gì?

Celsius tiết lộ thông tin khách hàng là vi phạm quyền riêng tư

Trên thực tế, dữ liệu khách hàng là nhạy cảm với tất cả các tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Việc lộ thông tin có thể mang lại nhiều rắc rối cho doanh nghiệp vì vi phạm quyền riêng tư. Lâu dần nó sẽ khiến người dùng không còn tin tưởng vào các nền tảng như vậy nữa. Và gần đây nhất, chuyện động trời dường như đã xuất hiện. 

Với một tài liệu được công bố dài 14,000 trang, Celsius tiết lộ thông tin khách hàng một cách công khai. (Chú ý: Tài liệu này sau đó đã bị xóa đi). Động thái này là một phần của quá trình tái cơ cấu đang diễn ra sau khi Celsius nộp đơn phá sản theo Chương 11 từ đầu năm nay. Tài liệu phản ánh số dư của người dùng kể từ ngày 13/7/2022, khi quá trình tái cấu trúc của công ty bắt đầu và các giao dịch của khách hàng đã xảy ra trong 90 ngày trước khi nộp hồ sơ theo Chương 11.

Như vậy, về cơ bản thì Celsius đã vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu xem hành trình đằng sau việc vi phạm “trắng trợn” này của Celsius là gì nhé.

Thực hư đằng sau chuyện này là gì?

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên thì đây một phần của quá trình tái cấu trúc. Nói đúng hơn là Celsius có nghĩa vụ tiết lộ thông tin khách hàng như một phần trong quá trình tái cấu trúc của mình, dựa trên sự minh bạch cần thiết theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ. Thậm chí, theo tài liệu của tòa án, Celsius đã gửi yêu cầu cắt giảm thông tin nhận dạng cá nhân (personally identifiable information – PII) của khách hàng đang được tiết lộ thông qua một quá trình chỉnh sửa trước khi công khai. Celsius đưa ra 3 lý do cho việc này.

  • Một là Celsius lập luận rằng một cơ sở dữ liệu lớn về thông tin người dùng là tài sản của công ty và nó quá giá trị để công khai.
  • Hai là Celsius đưa ra lập luận rằng, nếu PII của khách hàng bị tiết lộ, họ có thể trở thành mục tiêu của hành vi trộm cắp danh tính, tống tiền, quấy rối, theo dõi…
  • Ba là Celsius lập luận rằng vì nhiều khách hàng của họ cư trú ở các khu vực pháp lý khác nhau trên toàn thế giới, việc tiết lộ PII của họ có thể khiến Celsius vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu như của Vương quốc Anh (GDPR của Vương quốc Anh) và GDPR của EU.

Tuy nhiên, có vẻ như những lập luận này đều không được thông qua. Ủy ban Hoa Kỳ cũng lập luận rằng PII mà Celsius đã tìm cách biên tập lại không phải là thông tin bí mật hay thương mại vì: 

  • Một là Celsius vẫn cho phép tên khách hàng và thông tin liên hệ được chia sẻ với đối tác kinh doanh của bên thứ ba.
  • Hai là Celsius không tìm cách biên tập lại tên và thông tin nhận dạng của tất cả các chủ nợ. Thay vào đó họ yêu cầu rằng thông tin nhận dạng chỉ được biên tập lại cho một số chủ nợ nhất định.
  • Ba là Hoa Kỳ cũng cho rằng theo luật phá sản của Hoa Kỳ, các thủ tục phá sản phải được công khai và những thủ tục này sẽ chiếm ưu thế so với GDPR của Vương quốc Anh và GDPR của EU.

Đáp lại, Celsius đã tìm cách thực hiện một quy trình ẩn danh hoàn chỉnh để không tiết lộ thông tin chi tiết của người dùng. Điều đó yêu cầu để lại liên hệ lại địa chỉ email và địa chỉ nhà riêng của khách hàng Hoa Kỳ và tên, địa chỉ nhà riêng và địa chỉ email của khách hàng Vương quốc Anh và EU.

Tòa án đã ra phán quyết bác bỏ phần lớn yêu cầu của Celsius. Nó đã bác bỏ sự khác biệt giữa khách hàng Hoa Kỳ và Vương quốc Anh dựa trên các lập luận ở trên và cho phép công ty chỉ biên soạn lại địa chỉ nhà và địa chỉ email. Họ không chấp nhận quy trình ẩn danh mà Celsius đề ra.

Có vẻ như việc Celsius tiết lộ thông tin khách hàng là một hành động bị ép buộc theo luật phá sản. Tuy nhiên, những thông tin lan truyền trên mạng xã hội đã tạo nên một làn sóng phản đối từ các nhà đầu tư. Hãy cùng chờ đợi những động thái tiếp theo từ Celsius trong hành trình hoàn thiện thủ tục phá sản này nhé.

Theo BeInCrypto

Có thể bạn quan tâm

Mục lục