Trong suốt thời gian vừa qua, vấn đề khúc mắc của mô hình AMM truyền thống là xung đột giữa nền tảng của giao thức và LP holder. Tỷ lệ hoàn vốn của các holder LP không tỷ lệ thuận với số tiền thanh khoản được đẩy vào, lạm phát token làm bào mòn giá trị cộng với tổn thất vô thường khiến người nắm giữ LP chịu rủi ro, thậm chí là các LP holder "sập hầm" luôn, còn giá trị của LP thì đi "xuống lỗ".
Để giải quyết tình huống rủi ro "tổng bằng không" của giá trị cặp LP, Andrew Cronje người sáng lập Yearn và Dani (Daniele Sestagalli) người sáng lập Frog Nation, đã khởi động dự án thuộc dòng giao thức DeFi2.0 tên là Solidly và nhanh chóng gây sóng gió trong cộng đồng crypto.
Tính đến hôm nay TVL của Solidly đã vượt trên 2.1 tỷ USD, sự ra mắt của giao thức mới này đã thúc đẩy cái gọi là "cuộc chiến ma cà rồng"
Nguồn từ Solidly
Solidly là gì: ve + (3,3)
Khúc cốt lõi của Solidly là một dự án sàn DEX được tạo ra bởi Andrew. Và ve (3,3) chỉ đơn giản là cấu trúc kinh tế veCRV dựa trên Curve tích hợp thêm phần lý thuyết game (3,3) của Olympus trong việc phân phối token.
veCRV: bỏ phiếu <> dựa trên giá trị thanh khoản
veCRV là một mô hình kinh tế do Curve tạo ra. Mô hình của Curve là dạng AMM phục vụ cho các stablecoin quy mô lớn. Curve sẽ thưởng cho các holder LP bằng token CRV của mình và 50% phí nền tảng.
Khi mà các holder LP nhận được CRV có thể lựa chọn cam kết lock token trên nền tảng (lên tới 4 năm), nền tảng sẽ trả về đồng veCRV (ve: ký quỹ để bỏ phiếu biểu quyết), lock càng lâu thì càng nhận được nhiều veCRV. Như vậy veCRV có thể dược xem như vốn chủ sở hữu của Curve, giữ veCRV cũng tương đương với nắm giữ vốn chủ sở hữu. Holder càng khóa dài thì thể hiện sự tin tưởng vào nền tảng, và hẳn là sẽ nhận nhiều veCRV hơn.
Cơ chế thưởng của veCRV
Các cổ đông nắm giữ veCRV sẽ có quyền biểu quyết, và chắc chắn các cổ đông họ sẽ ưu tiên biểu quyết cho nhóm tài sản họ giữ nhiều để có nhiều reward hơn.
Một số chưa ổn của cơ chế veCRV
CRV vẫn bị lạm phát nên vốn chủ sở hữu sẽ bị pha loãng theo thời gian, người nắm giữ veCRV sẽ giảm thị phần của mình theo thời gian.
veCRV là liên kết với chủ sở hữu LP, như vậy veCRV không thể chuyển nhượng độc lập được, việc này sẽ hạn chế tính thanh khoản.
(3,3): khóa -> cân bằng Nash
(3,3) vốn là một khái niệm cân bằng Nash nhóm giao thức DeFi2.0 Olympus DAO đề xuất khi họ đưa logic ổn định tiền tệ theo thuật toán OHM. Gồm cơ chế trái phiếu (Bond) và cầm cố (Stake)
Trong cơ chế Bond, người dùng có thể nhận được OHM với giá chiết khấu thấp hơn giá thị trường bằng cách gửi một số đồng chính như BTC, ETH,… vào giao thức Olympus dưới dạng LP. Đợt phát hành trái phiếu diễn ra 5 ngày, nếu a e để ý sẽ thấy giá trái phiếu có lúc rẻ là các vị thế giao hàng chậm.
OHM có thể thực hiện giao dịch trên thị trường và cũng có thể dùng để stake trên nền tảng.
Olympus thực hiện gửi các đồng coin chính vào kho bạc, và giá trị thực của OHM sẽ được tính bằng tổng lượng giá trị coin trong kho bạc chia cho tổng số OHM lưu hành. Trường hợp giá trị của OHM cao hơn 1USDT, giao thức Olympus sẽ bổ sung thêm OHM để cân bằng giá, việc phân phối này dựa trên tỷ lệ người dùng cam kết.
Theo lý tưởng của Olympus thì nếu người dùng chọn lock dài, số dư vị thế OHM của họ sẽ có thể nhận lãi suất kép về số lượng và giá. Tuy nhiên, nếu tình trạng bán tháo xảy ra, thì …không cam kết.
Cân bằng Nash (3,3) do Olympus áp dụng trong phương thức trả thưởng của họ.
Olympus mô tả, nếu 2 người tham gia thị trường, 3 hành động của cả 2 bên sẽ trả lại 9 kết quả sau:
Ở ma trận trên thì cả Bond, Stake và Sell đều mang lại lợi ích tích cực cho giao thức, Stake 2 chiều sẽ là tình huống tốt nhất mang lại trạng thái cân nằng Nash. Trường hợp cả 2 người tham gia đều ở vị thế Sell (-3,-3) thì cả 2 đều sẽ bị lỗ. Cơ bản ở cơ chế này mong muốn sự hợp tác 2 bên cùng có lợi để đạt được lợi ích tối đa.
Đổi mới của Solidly: VeNFT + tối ưu biểu quyết
Một mặt Solidly sử dụng cơ chế ve để trả về veROCK (dựa trên token ROCK) để xác định quyền sở hữu cổ phần vốn chủ. Mặt khác, Solidly bổ sung thêm mô hình trả thưởng biến đổi (3,3), điều này sẽ giúp vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư không bị pha loãng mà giảm đi theo thời gian.
Một số đổi mới như sau:
1. Chuyển quyền biểu quyết sang NFT để giải phóng thanh khoản.
Thay vì veCRV không thể chuyển nhượng, veROCK hoàn trả dưới dạng NFT hoàn toàn giải phóng quyền biểu quyết ở thị trường thứ cấp. Sau khi cam kết xong, người dùng có thể chuyển NFT cho chủ sở hữu khác và người giữ NFT sẽ là người có quyền bỏ phiếu để quyết định phân phối token.
2. Người stake sẽ nhận 100% phí giao dịch, tuy nhiên họ chỉ nhận được phần phí này ở hạng mục mà mình bình chọn.
Như vậy thay vì 50% phí của veCRV thì sở hữu veROCK sẽ kiếm được 100% tiền phí trong nhóm họ bỏ phiếu. Như vậy hành động vote sẽ rất quan trọng, kích thích nhu cầu đi vote để tối đa lợi ích của mình.
3. Số lượng token thưởng được điều chỉnh theo tỷ lệ TVL.
Theo mô hình của Solidly thì reward sẽ tỷ lệ nghịch với tổng số cổ phần. Ví dụ lưu thông đang có 5000 token, và mỗi tuần sẽ phát hành thêm 500 đồng sẽ xảy ra các tình huống sau:
a. Tổng số cam kết bằng 0, 500 token sẽ được phân phối trả thưởng, điều này xảy ra khi holder LP không tin tưởng vào giao thức nữa.
b. Khi 5000 token lưu thông được cam kết hết, trường hợp này sẽ không phát hành token thưởng nào. Lúc này phần thưởng của nền tảng sẽ là phí thu được. Nghĩa là cam kết càng nhiều thì reward càng thấp và giảm lạm phát.
c. Khi cam kết là 2500 token, tương đương 50% lưu thông thì số reward được trả ra là 250 đồng. Thường thì thị trường sẽ tự điều chỉnh tới một phạm vi cân bằng động.
Cuộc chiến ma cà rồng được kích hoạt
Ngày 6/1, Andrew thông báo trên twitter cá nhân về việc ra mắt Solidly với token ROCK sẽ được airdrop trực tiếp cho 20 nền tảng có TVL lớn nhất trên mạng fantom (số chốt cuối cùng là 25 nền tảng). Các nền tảng sau khi nhận airdrop có thể phân bổ veROCK cho cộng đồng của họ, hoặc có thể có thể kinh doanh. Vì sự kiện airdrop này mà trên chuỗi fantom xảy ra cuộc chiến ăn thịt lẫn nhau gọi là chiến tranh Vampire chỉ để chen chân vào top 20 nhận airdrop, DAO – 0 xDAO và veDAO đã ra đời sau sự kiện này:
– veDAO: Tiến hóa tiên phong
veDAO ra mắt ẩn danh vào ngày 19/1, mục đích chính của việc sinh ra veDAO là thu hút TVL để giật phần airdrop trong ngắn hạn. Đúng trong 1 ngày, veDAO đã huy động được hơn 1 tỉ USD và đứng thứ 2 về TVL trên nền tảng fantom. Trang web của veDAO cũng rất đơn giản, dùng bản fork của Sushi Mastercheft. Người dùng thực hiện farm để nhận WEVE và quyền quản lý DAO.
Tại veDAO, TVL được thúc đẩy bằng các stablecoin để nhận lấy WEVE, họ cam kết các thành viên DAO sẽ có quyền tham gia vào việc biểu quyết veROCK trong tương lai.
– 0xDAO: The Avengers
Nguồn gốc của veDAO quá bất ngờ khiến các giao thức khác trên fantom bị tổn thất nghiêm trọng. Sự xuất hiện của veDAO quá liều lĩnh khiến nhiều Fantom OG và các nền tảng kỳ cựu đã quyết định liên minh. Năm nền tảng lớn trên fantom gồm SpookySwap, Scream, Liquid Driver, Hundred Finance, RevenantFinance đã liên minh để thành lập Avengers 0xDAO.
Nguồn ve(3,3)
0xDAO (ốc đao) sinh ra bắt chước theo veDAO và cũng sẽ phân bổ token OXD cho các LP holder, những người năm giữ OXD sẽ được quyền biểu quyết veROCK và nhận lợi tức từ nó. Nhóm này đã huy động được 2 tỷ TVL chỉ trong vài ngày. Kết quả cuối cùng 0xDAO đã đứng đầu airdrop chiếm tới 12%.
Solidly sẽ đi về đâu?
1. Cuộc chiến thị phần lại diễn ra trên mạng FTM
Sau cuộc chiến giành TVL, 0xDAO chiến thắng lớn nhất, Solidex lại phấn đấu trở thành Convex trên chuỗi Fantom và thu hút xu hướng cạnh tranh veROCK khốc liệt hơn.
2. Mặc dù Solidly áp dụng cơ chế (3,3), nhưng tâm lý holder khó lường.
Một khi cơ chế phạt của DAO không hiệu lực, những người tham gia không muốn win-win đủ trở thành hiệu ứng domino thì thị trường rơi vào bẫy "Prisoner và Hobb" là có thể.
3. Quyền của veROCK còn hạn chế.
Mặc dù đã xác định được tỷ lệ phân phối, nhưng nó chỉ có chức năng vote. veROCK được phát hành vĩnh viễn có thể chưa chắc thích ứng được sự biến động thị trường. Mọi người vẫn lo ngại Solidly là DeFi2.0 hay chỉ là kế hoạch Ponzi tinh tế hơn!