Tin nóng ⇢

Radicle: Mạng lưới cộng tác mã phi tập trung

Nội dung chính:

  • Radicle là một mạng lưới cộng tác mã phi tập trung, có khả năng kết hợp cùng với các công cụ tài chính khuyến khích (trả thưởng) Web3.
  • Radicle Link mở rộng quyền kiểm soát phiên bản Git trên một lớp mạng ngang hàng.
  • Việc áp dụng, điều phối DAO và tích lũy giá trị dự án là một thách thức lớn cần được vượt qua.

Lược sử tóm tắt về cộng tác mã nguồn mở

Phần mềm miễn phí mã nguồn mở đã có từ những năm 1950. Để thúc đẩy nhân loại bước vào thời đại kỹ thuật số, cách tiếp cận chia sẻ kiến thức của giới học thuật đã đặt nền tảng cho phong trào tự do phần mềm; rằng mọi người sẽ được tự do chạy, nghiên cứu và phân phối lại cả bản sao mã gốc và bản sửa đổi.

Trong khi mọi người cho rằng những phần mềm trước đây là độc quyền, thì phong trào mã nguồn mở đượcquan tâm nhiều hơn. Bất kể bạn làm việc gì, đây trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mà tất cả chúng ta đang sử dụng ngày nay.

Để duy trì và cộng tác trong các dự án mã nguồn mở, những người đóng góp cần các giải pháp để lưu trữ và phổ biến mã cũng như hệ thống kiểm soát phiên bản phân tán (DVCS) để đề xuất và cam kết các bổ sung mới (ví dụ: Git, Mercurial). Hơn nữa, các môi trường để tranh luận về những thay đổi có thể xảy ra (ví dụ, nhận xét của GitHub) và các cấu trúc khuyến khích để bồi thường cho các nhà phát triển (ví dụ: trợ cấp, việc làm) hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái.

Những ứng dụng tập trung như GitHub là các nền tảng mở rộng chức năng của Git và lưu trữ các kho lưu trữ người dùng trong cơ sở dữ liệu. Những nền tảng này đã đóng góp rất nhiều vào phong trào mã nguồn mở bằng cách đóng góp cho việc cộng tác mã trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, là các trung gian tập trung, việc kiểm duyệt là một vấn đề to lớn. GitHub có khả năng gỡ bỏ bất kỳ hoạt động sử dụng dịch vụ nào mà nó cho là không phù hợp, ví dụ như là loại bỏ kho lưu trữ Tornado Cash.

Vì nhiều dự án đang phụ thuộc vào mã nguồn mở để vận hành nên việc gỡ mã nguồn xuống một cách vô lý có thể gây ra hậu quả lớn cho người dùng GitHub.

Khái quát lại ngắn gọn về Radicle

Radicle được thành lập vào năm 2018 để phát triển cộng tác mã nguồn mở nhằm chống kiểm duyệt tập trung. Những triển khai đầu tiên của giao thức được xây dựng trên IPFS, nhưng một số lỗi kỹ thuật phức tạp đã gây nên hạn chế đối với tốc độ và những chức năng của nó. Vào năm 2019, IPFS đã được thay thế bằng hệ thống kiểm soát phiên bản của Git, được ghép nối với lớp mạng ngang hàng chạy trên Directed Acyclic Graphs (DAGs, đồ thị Acyclic có hướng).

Cơ sở của cộng tác mã ngang hàng

Ảnh: Messari

Radicle Link có thể truy cập thông qua nhiều giao diện người dùng bao gồm Website Radicle hay những giao diện dòng lệnh (CLI). Người dùng sẽ chọn các đồng nghiệp khác và “dự án” (kho Git) để theo dõi. Khi làm như vậy, họ sẽ lưu giữ các bản sao cục bộ của dữ liệu được liên kết với các đồng nghiệp và dự án mà họ quan tâm và sao chép dữ liệu này với các đồng nghiệp tương ứng của họ.

Để giúp cung cấp dữ liệu, các nút phải luôn bật để có thể theo dõi và phân phối dữ liệu các dự án. Là một mạng lưới phân quyền, các nút do nhóm dự án lưu trữ đóng vai trò là điểm vào cho người dùng giao thức. Người dùng sử dụng phương pháp push-pull để đồng bộ hóa dữ liệu bằng cách chọn một nút gốc để tải lên và tìm nạp các thay đổi. Bất kỳ ai cũng có thể chạy một nút.

Về khả năng sử dụng, Radicle sử dụng mô hình cho sự cộng tác và mã khóa công khai thay cho tài khoản người dùng. Kho lưu trữ mã là nguồn mở nhưng không có một chế độ xem duy nhất cho mỗi dự án, chế độ xem của người dùng phụ thuộc vào các mối quan hệ tin cậy của nó, hoặc biểu đồ xã hội. Bằng cách sử dụng mật mã khóa công khai cho tất cả các tạo tác, các nhà phát triển có thể tự xác minh tính xác thực của từng tạo tác, tạo ra một quy trình làm việc an toàn hơn đáng kể so với các giải pháp thay thế tập trung.

Ảnh: Messari

Việc kiểm duyệt nội dung là do người dùng mạng xử lý. Những người dùng ngang hàng có thể chọn hủy theo dõi những người ngang hàng khác.

Tích hợp với Ethereum

Cộng tác mã nguồn phi tập trung, cũng như các công cụ để cấp vốn cho các dự án phần mềm công cộng, là những thành phần quan trọng trong tầm nhìn của Radicle. Vào năm 2021, Radicle đã đưa ra lựa chọn để tham gia việc tích hợp Ethereum để tạo điều kiện cộng tác mã đối với những dự án phi tập trung. Với Radicle Orgs, các nhóm có thể tin tưởng vào tính bất biến về trạng thái của dự án bằng cách liên kết siêu dữ liệu của dự án vào Ethereum cùng với việc phối hợp dự án với Gnosis Safe multi-sig. Hơn nữa, dự án đang tích hợp một lớp khuyến khích (trả tiền, tặng thưởng) cho các cộng tác viên của dự án thông qua các luồng thanh toán trong ứng dụng.

Drippin n ‘Tippin

Radicle Drips là một giao thức độc lập để thanh toán trực tuyến trên Ethereum. Ra mắt vào tháng 1 năm 2022, người sáng tạo có thể thiết kế thẻ thành viên NFT, nơi mà người dùng có thể nhận được lợi ích bằng việc khoản thanh toán một lần hoặc định kỳ. Các lợi ích có thể bao gồm quyền biểu quyết của ban quản trị dự án và trong tương lai, khả năng truy cập vào kho lưu trữ Radicle được mã hóa riêng. Hơn nữa, tính năng “Tách” tự động phân phối lại tỷ lệ phần trăm số tiền nhận được đến một địa chỉ Ethereum, tự động phân phối các khoản thanh toán trợ cấp giữa các cộng tác viên của dự án.

RAD Token

Radicle trên Ethereum đã cho ra mắt token ERC-20 RAD. Chắc năng chủ yếu của RAD là quản trị. Chủ sở hữu token có thể đề xuất và bỏ phiếu cho các đề xuất liên quan đến việc tích hợp Ethereum của Radicle và cũng như là Kho bạc Radicle, nơi một nửa tổng nguồn cung cấp RAD đã được phân bổ khi ra mắt.

Kho bạc phân phối token để hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng được tài trợ thông qua Radicle Grants và The Radicle Ecosystem Growth Fund (EGF). Radicle Grants đã hỗ trợ các dự án lên đến 500.000 đô la để đóng góp vào sự phát triển của Radicle Link cũng như cơ sở hạ tầng Web3. Mặt khác, EGF tài trợ tới 500.000 đô la nửa năm một lần cho các dự án và sự kiện thu hút người dùng. Kể từ tháng 10 năm 2022, đội ngũ dự án chịu trách nhiệm phần lớn trong việc lựa chọn và tài trợ cho các sáng kiến này, nhưng toàn bộ quyền lực sẽ chuyển sang DAO của những người nắm giữ RAD vào năm 2023.

Tổng cộng 20% tổng nguồn cung RAD được dành cho những Private Investors và 19% là dành cho đội ngũ dự án. Vào tháng 2 năm 2021, Radicle đã kết thúc vòng gọi vốn Private Sale, vòng gọi vốn này đã được dẫn đầu bởi Galaxy và NFX cùng với sự tham gia của Balaji Srinivasan, Meltem Demirors, và một vài người khác. Số lượng phân bổ này sẽ được phân phối trong vòng hơn 4 năm.

Liên quan đến vấn đề tích lũy giá trị, những hợp đồng thông minh trên Ethereum được thiết kế kêu gọi người dùng thanh toán chi phí, lệ phí bằng RAD. Người nắm giữ RAD sẽ được hưởng một phần doanh thu. Nhưng vào tháng 3 năm 2022, việc này đã phải dừng lại với mục đích nhằm để thu hút nhiều người dùng hơn vào giao thức.

Sức hút của mạng lưới

Mạng lưới Radicle

Phần lớn việc ứng dụng Radicle đã diễn ra trong năm ngoái. Trước tháng 9 năm 2021, 42 dự án công cộng đã được khởi chạy trên Radicle kể từ khi thành lập mạng vào năm 2018. Hơn 400 dự án công cộng đã được khởi chạy từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022. Hơn nữa, vào thời điểm này, Radicle đã có một mức tăng mạnh 215% so với tháng trước vào tháng 8 năm 2022. Mức tăng này trùng với lệnh trừng phạt Tornado Cash yêu cầu gỡ bỏ Github, khiến các nhà phát triển đã tìm đến một nơi ‘ở’ mới an toàn hơn, tiêu biểu nhất là Radicle.

Ảnh: Messari

Điều quan trọng cần lưu ý là người dùng mạng Radicle có thể chọn chạy các nút của riêng họ và các kho lưu trữ riêng tư tự lưu trữ mà không cần kết nối với phần còn lại của mạng. Do đó, các dự án như vậy không nằm trong các con số công khai. Số lượng kho lưu trữ riêng có thể lên đến hàng ngàn.

Đồng thời, hoạt động của nhà phát triển trên Radicle đang tăng với tốc độ gần theo cấp số nhân. Số lượng mã nguồn trên tất cả các kho lưu trữ tổng cộng vẫn đang dưới 6.000 kể từ khi thành lập mạng.

Ảnh: Messari

Radicle Drips

Kể từ khi ra mắt vào tháng 1 năm 2022, vẫn đang có khá ít người đang sử dụng Radicle Drips, có thể nguyên nhân là do nó vẫn chưa hoàn thành Audits. Nhìn chung, 86 người dùng đã rất tích cực trong việc tương tác với giao thức. Tính năng được sử dụng nhiều nhất là Splits với 58 người gửi. Đáng chú ý, nhóm đội ngũ Solidity đang nhận được những khoản tiền nhỏ từ hai người dùng khác và chia nhỏ quỹ của 10 người đóng góp.

Ảnh: Messari

Ngoài ra, 17 dự án NFT đã ra mắt trên Radicle Drips. Ví dụ điển hình là RAD Radio, sự hợp tác giữa Radicle và Livepeer. Người dùng có thể đăng ký và họ chỉ cần thanh toán đúng một lần với giá là 5 DAI.

Việc Drips Audits dự kiến sẽ hoàn thành trong những tháng tới và sau đó, giao thức được lên kế hoạch để tích hợp sâu hơn với phần còn lại của nền tảng.

Tham gia quản trị

Về sự tham gia vào việc quản trị của chủ sở hữu RAD token thì chúng ta có thể nhìn thấy rằng tỷ lệ cử tri bỏ phiếu là rất thấp đối với Radicle trong năm đầu tiên bắt đầu mô hình quản lý phi tập trung. Một vài trường hợp, một số những đề suất đã không được không qua do không đủ số lượng 4% tổng nguồn cung Token (4 triệu RAD) bỏ phiếu khiến cho chúng ta nên đánh giá lại hệ thống quản trị và ủy quyền. Hơn nữa, Token RAD hầu hết được nắm giữ và đại diện bởi các thành viên trong nhóm đội ngũ dự án, tầm ảnh hưởng của họ là quá lớn đến các quyết định quản trị. Ví dụ: Radicle Foundation Alexis Sellier đã sử dụng 2.5 triệu RAD trong cuộc bỏ phiếu chính thức đầu tiên. Lượng đóng góp của anh ấy lên tới ~ 35% số phiếu bầu. Như vậy, mạng lưới Radicle vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, những vấn đề vừa rồi chắc chắn nên cần được đánh giá lại khi dự án đạt được quy mô lớn hơn.

Thách thức phổ cập Radicle rộng rãi

Radicle đang gặp thách thức trong việc thu hút người dùng tiếp tục bị giữ lại bởi sự tiện lợi của Github sang một giải pháp thay thế phi tập trung. Trong khi phi tập trung bao hàm những lý tưởng của mã nguồn mở, việc điều chỉnh hành vi để cộng tác mã trên Radicle là khá kho khăn đối với người dùng mới. Ví dụ điển hình là đối với những bản mã nguồn vá lỗi Radicle hiện vẫn chưa có chức năng đánh giá và bình luận để cho phép người dùng thảo luận về những thay đổi này.

Hơn nữa, kể từ khi dừng ứng dụng máy tính để bàn Radicle Upstream vào tháng 7 năm 2022, hầu hết các tính năng tích hợp với Ethereum, chẳng hạn như việc thanh toán/trả tiền cho những người cống hiến cộng đồng dự án không còn sử dụng được nữa. Radicle vẫn đang tích cực cải tiến các lĩnh vực khác đối với việc tích hợp với Ethereum như chúng ta có thể tích hợp với các L2 nhằm mục đích tiết kiệm chi phí hơn.

Sự cạnh tranh

Sự kết hợp giữa Github và Gitlab là những đối thủ to lớn nhất của Radicle. Khoảng 450 kho lưu trữ công khai của Radicle đang quá nhỏ bé so với 39 triệu kho lưu trữ cộng đồng của người anh Github tính đến tháng 10 năm 2022. Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại thì chắc chắn GitHub đang ở trên cơ bởi vì phần lớn các dự án phân hiện vẫn đang lưu trữ kho dữ liệu của họ trên đó.

Đối với những đối thủ khác như Secure Scuttlebutt và Phorge. Secure Scuttlebutt là một giao thức phi tập trung được thiết kế cho mạng xã hội nhưng lại rất hứa hẹn trong mảng cộng tác mã. Phorge là một bộ công cụ mã nguồn mở có chức năng, công cụ kiểm soát hệ thống như Git, nhưng nó vẫn đang chỉ là một dự án với mô hình Web-2 client-server. Cả hai dự án này đều không được xây dựng dựa trên DAO. Như vậy, có vẻ như Radicle đã và đang đi một lối đi riêng so với những dự án cùng ngành, cung cấp cộng tác mã nguồn mở và phi tập trung cũng như các công cụ khuyến khích, thưởng.

Để có thể giành được thị phần, Radicle sẽ phải thu hút những người, những tín đồ tin tưởng vào web3, một mạng lưới phân quyền. Mô hình khuyến khích phát thưởng của Radicle xoay quanh việc tích hợp Ethereum để tăng cường cộng tác mã và thu phí, phát các sáng kiến tài trợ để phát triển mạng. Các công cụ khuyến khích như công cụ trả tiền cho Builders phải được tích hợp tốt hơn với nền tảng để mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất, còn đối với cơ chế phí giao dịch thì cần được duy trì để có thể thúc đẩy giá trị tích lũy và phát triển mạng lưới trong tương lai.

Rủi ro

Radicle là một trong những ví dụ tiêu biểu trong phong trào phát triển phần mềm mã nguồn mở miễn phí, cung cấp những công cụ cho các tổ chức phi tập trung khác nhau để họ có thể tự lưu trữ, chia sẻ và cộng tác với những dự án khác. Còn lại, chúng ta có thể thấy rằng Radicle đang tăng cường việc phổ cập, ứng dụng Radicle cũng như là ứng dụng việc quản trị phi tập trung để đem lại giá trị cho token và mạng lưới.

Đến tháng 10 năm 2022, đã có khoảng 450 kho lưu trữ công khai được khởi chạy trên Radicle. Về vấn đề quản trị thì mỗi phiếu bầu có khoảng 15 người tham gia nhưng quyền lực rất lớn vẫn nằm trong tay đội ngũ sáng lập dự án.

Hơn nữa, về vấn đề Ethereum tích hợp Radicle được thiết kế để cung cấp doanh thu chi phí cho kho bạc của dự án, các cơ chế này vẫn chưa được thực sự kích hoạt vì dự án chỉ đang tập trung vào việc thu hút người dùng mới. Kết hợp những vấn đề này lại với nhau thì việc giải quyết được chúng sẽ rất là có giá trị trong việc khuyến khích và thưởng cho những người đóng góp cho DAO, phát triển giao thức.

Trong những tháng gần đây, những hành động của đội ngũ dự án tương đối phân mảnh, dẫn đến xuất hiện những ‘điểm ma sát’ để dự án có thể hoạt động một cách hiệu quả. Những điểm này thực sự rất đáng để xem xét kỹ lưỡng, hơn là chỉ cố gắng giúp cho dự án trở nên phân tán hơn.

Roadmap

Đội ngũ Radicle đã lên kế hoạch giúp cho dự án trở nên phân quyền hoàn toàn vào tháng 2 năm 2023. Tất cả việc phát triển giao thức sẽ là nhờ tiền (Token RAD) từ Kho bạc thông qua việc quản trị. Đáng chú ý, cộng đồng Radicle đã xây dựng cấu trúc của DAO sẽ hoạt động như thế nào. Bao gồm:

Liệu vấn đề bồi thường là dựa trên luật lệ hay là do dự án?
Làm sao để những nhóm đội ngũ nhỏ có thể hợp tác được với nhau?
Việc phân phối quyền sở hữu RAD token để khuyến khích cộng đồng chia sẻ dữ liệu cũng như là đặc tính, văn hóa của mạng mã nguồn mở.

Hơn nữa, Đề xuất cải tiến Radicle đầu tiên đã được ra mắt vào tháng 9 năm 2022, về một lớp mạng lưới Radicle lưu trữ và kết nối có tên là ‘Heartwood’. Ngoài một số cải tiến kỹ thuật, sự ra mắt của nó sẽ giới thiệu tính năng sao chép tin đồn và xác minh dữ liệu, đây chính là chiếc chìa khóa giúp cho tính ngang hàng của mạng tăng lên cũng là cung cấp khả năng chống giả mạo.

Tổng kết

Radicle đang áp dụng phương pháp tiếp cận theo mô-đun bằng cách xây dựng các công cụ cho các nhà phát triển đang tìm kiếm một nền tảng chống kiểm duyệt cùng với các giao thức thanh toán cho người dùng Web3. Cho đến nay, không có nền tảng cộng tác mã nguồn nào khác đang tối ưu hóa cho cả chủ quyền và khả năng kết hợp tiền mã hóa.

Mặc dù Radicle hiện đang cho ra mắt những giao thức rất là độc đáo, nhưng việc áp dụng, điều phối và tích trữ giá trị vẫn là những thách thức lớn mà dự án cần phải vượt qua. Về vấn đề chuyển mình sang DAO thì đội ngũ vẫn còn cần phải xem xét về việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của dự án.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục