Tin nóng ⇢

Phân tích mô hình chuyển đổi của nền kinh tế Web 3.0

Web 3.0 sẽ mang lại những cải tiến rất cần thiết cho môi trường internet và giúp người dùng lấy lại quyền sở hữu dữ liệu và danh tính của họ.

Một trong những nhà triết học phương Hy Lạp nổi tiếng mọi thời đại đã từng nói: 

“Về bản chất, con người là loài động vật mang tính xã hội”

– Aristotle

Kể từ thời xa xưa, con người đã sống chung với nhau trong những ngôi làng nhỏ tự hình thành lên những cộng đồng riêng. Những ngôi làng sống gần nhau đã trao đổi thông tin và hàng hóa theo thời gian những ngôi làng này phát triển thành đô thị với dân số tăng nhanh.

Thế giới hiện nay cũng vậy, các doanh nghiệp lớn đã từng bước quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của mình trước cả khi Internet xuất hiện, cho phép những người bình thường nhất cũng có thể vươn ra thế giới. Sự ra đời của Web 1.0 và Web 2.0 đã mở đường cho lĩnh vực kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ như ngày nay.

Từ năm 1992-2004, các trang Web 1.0 còn được biết là trang web chỉ đọc thôi, mọi người không thể tương tác với nhau được cho đến khi Web 2.0 xuất hiện. Mạng xã hội đã thay đổi thói quen người dùng khi các trang web bắt đầu cá nhân hóa thông tin theo sở thích và thị hiếu của từng người bằng cách thu thập dữ liệu cá nhân. Đó là khởi đầu của kỷ nguyên Web2 cho tới hiện tại. Với Web2, mọi người trao đổi thông tin và giá trị qua bên thứ ba dẫn tới phí trung gian rất cao, thông tin bị lạm dụng và quyền riêng tư người dùng bị xâm phạm.

Tương lai Web 3 xuất hiện sẽ khắc phục tất cả những hạn chế này.

1. Mô hình thay đổi

Web 3 cho phép người dùng và máy móc ở nhiều nơi khác nhau tương tác và lấy thông tin qua một mạng lưới ngang hàng (P2P) mà không cần tới bên thứ 3. Một cấu trúc tính toán lấy con người làm trung tâm để xây dựng và bảo vệ quyền riêng tư sẽ xuất hiện trong làn sóng tiếp theo.

Nói theo một cách dễ hiểu, về cơ bản có nghĩa là mô hình trực tuyến đã thay đổi, mục tiêu chính của Web 3.0 là biến người dùng trở thành chủ sở hữu chứ không phải sản phẩm nhờ sử dụng phân quyền và mã hóa thông tin để tránh các bên thứ 3.

Nhờ có công nghệ blockchain và AI, Web 3 cho phép chúng ta xử lý thông tin như trong thế giới thực.

Lấy ví dụ như là lấy mua kẹo trong cửa hàng, bạn mua một thanh socola và trả tiền, bạn thanh toán trực tiếp với thu ngân mà không cần biết danh tính lẫn nhau.

Việc mô hình thay đổi, các giá trị sẽ thay đổi theo. Một trong những yếu tố quan trọng cho sự thay đổi và xây dựng Web 3 là tư duy người dùng.

Ở kỷ nguyên mới này, các website và ứng dụng phi tập trung sẽ được tạo ra dựa trên mã nguồn mở và sự thay đổi này sẽ mạng lại lợi ích cho người dùng. Nhiều dự án Web 3 xây dựng dựa trên các nguyên tắc trên giúp mọi người có thể sử dụng công nghệ để quản lý tài sản hiệu quả và cải thiện tình trạng tài chính.

Rắc rối hiện nay trong nền tảng Facebook.

Phương trình: tự do + tự chủ = nhiều khả năng cạnh tranh hơn. Các nhà phát triển nhận ra rằng, nhanh nhẹn, sáng tạo, tối giản là những kỹ năng cần thiết cho lập trình giúp sản phẩm họ nổi bật và hoạt động tốt hơn. Các vấn đề về quyền riêng tư và đánh cắp dữ liệu làm động lực cho sự thay đổi và nâng cấp mô hình trực tiếp mới cùng với sự phân quyền, cộng đồng sẽ thay đổi thói quen dùng mạng.

2. Giải phóng kích thích nền kinh tế.

Về cơ bản, bắt chước là hành vi di truyền của con người. Phân tích chỉ ra rằng hầu hết các dữ liệu khoa học tập trung vào việc tìm ra các xu hướng có thể trở nên nổi tiếng như tất cả các loại content, video (Youtube, Medium, WordPress) và cả các blog phi tập trung như Stream.

Tuy nhiên chưa có một nền tảng nào có đủ khả năng quản lý và tạo ra các loại hành vi lan truyền này. Facebook, Google và Linkedin đều đã cố gắng nhưng loại hình này rất khó nắm bắt, chủ yếu là do các nguồn lực quan trọng hình thành hành vi rất mơ hồ và khó xác định. Nhờ có Internet, hệ sinh thái sẽ bị xáo trộn bằng cách thêm một nguồn lực là sự chú ý. Nhờ có nhu cầu quảng cáo cao theo các xu hướng nổi lên hiện nay đã hình thành nên chủ nghĩa cấp tiến ( thay đổi cấu trúc xã hội thông qua cách mạng hoặc các phương tiện khác). Nếu loại bỏ các nền tảng tập trung hiện tại sẽ làm suy yếu cơ sở hạ tầng lĩnh vực đó trừ khi các nền tảng này độc lập về tài nguyên. Trên thực tế, không có ai có khả năng nắm bắt và tích hợp tài nguyên về hành vi con người mà phải có sự đoàn kết tích lũy một lượng lớn dữ liệu khổng lồ mới có cơ hội khai thác toàn bộ tiềm năng về suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm thực sự của con người.

VD: Amazon sử dụng trang web của mình để thu nhập dữ liệu từ nhiều ngành công nghiệp và phân tích để tìm ra quy trình tiết kiệm chi phí nhất giúp nắm bắt và giữ chân khách hàng tốt hơn các công ty khác.

Nhờ có Web2 chúng ta biết được đến sức mạnh của hành vi bắt chước của con người có sức mạnh to lớn đến cỡ nào nếu có thể nắm giữ nó. Tuy nhiên do những hạn chế về cấu trúc của các nền tảng này, chỉ một phần nhỏ các biểu thức tương tự có thể được trình bày.

Thế giới không bao giờ ngừng phát triển, Web 3 lặng lẽ bước vào cuộc sống của chúng ta.

Trong tương lai, chúng ta sẽ không cần đến các nền tảng tập trung vì Web3 sẽ đưa ra những giải pháp để giảm thiểu chi phí cho những hoạt động này. Sự thay đổi lớn này sẽ ảnh hưởng tới những quan điểm/ xu hướng hiện nay, mở ra những quan điểm mới vốn đã bị kìm hãm cho những xu hướng sinh lời hơn. Cần có chi phí lớn để duy trì các trang web2 nên người dùng sẽ được tham gia miễn phí để thu nhập dữ liệu cá nhân và thu hút quảng cáo ở các trang web này. Trong Web3, chi phí cho việc lưu trữ dữ liệu ở các máy chủ khổng lồ sẽ giảm xuống nhờ có các giao thức mạng.

3. Nền kinh tế sáng tạo.

Nhiều người hoài nghi đến độ ảnh hưởng của tính phân quyền. Brian Armstrong, Giám đốc điều hành của công ty coinbase Hoa Kỳ chia sẻ: "Web 3.0 không có gì mới." và cho rằng đó là hình thức ban đầu của Internet. 

“Chúng ta nên xem xét lại quyền lực của Big Tech”, trong sự bùng nổ của nền kinh tế sáng tạo nhiều nước trên thế giới đã bị bỏ lại phía sau, những người nghệ sĩ Châu Phi Chinedu không dễ dàng kiếm tiền với PayPal và Stripe. Yếu tố để tham gia vào nền kinh tế sáng tạo không nên giới hạn bởi nơi sinh ra nhưng đó là giới hạn của Web2. 

Nền kinh tế sáng tạo sẽ dần chuyển sang Web 3.0

"Tỷ lệ chuyển đổi" đang bóc lột các creator. “Các nền tảng xã hội như Twitter, Instagram và TikTok có 100% lượng người xem mà họ hoàn toàn không chia sẻ bất kỳ doanh thu nào với creator! Điều đó chỉ có lợi cho doanh nghiệp vì họ đang bóc lột chất xám của người dùng” Chris Dixon chia sẻ.

CEO Twitter Jack Dorsey nhìn thấy tương lai của Web 3 và đã thông báo rằng ông sẽ phân quyền Twitter biến nó thành Web3 giúp người dùng có thể kiếm tiền từ chất xám mình. Ví dụ như tính năng Twitter Super Follow vừa ra mắt cho phép họ kiếm từ content của họ.

Tuy nhiên, Facebook, Instagram và TikTok vẫn chưa có nhiều động thái về sự thay đổi này. Những content creator trên những nền tảng này vẫn bị lạm dụng để tăng lượng người theo dõi và kiếm view bằng một thuật toán theo dõi nội dung người xem và đưa quảng cáo để thu hút người tiêu dùng.

Trước đây mọi người đơn giản hài lòng với việc xử dụng các nền tảng free nhưng giờ đã thay đổi. Những creator muốn các nền tảng kiếm tiền từ chất xám của họ phải chia sẻ doanh thu. Các nền tảng như Tiktok sẽ không thể hoạt động được nếu các creator không sáng tạo nội dung trên nền tảng của họ.

4. Nền kinh tế sở hữu.

Điều gì mới lại ở Web3? Đó là quyền sở hữu.

Creator muốn sở hữu sản phẩm của họ và quyền voting. Nếu các nền tảng muốn kiếm tiền, họ cũng phải có lợi ích.

Các chính sách kiểm duyệt nội dung cần được phát triển, cơ chế đồng thuận của blockchain cùng với hàng ngàn máy tính trên thế giới cùng nâng cao độ tin cậy của quá trình này.

Tiếp theo là tính năng của nền tảng.

Nếu một ngày đẹp trời bạn mở ứng dụng yêu thích và phát hiện mọi thứ đã thay đổi và giao diện trông như thành quả của một đứa sinh viên UI/UX năm nhất thiết kế? Web3.0 sẽ thay đổi điều đó. Chức năng được xác định bởi người dùng. Nếu họ không thích thì sẽ có một fork được tạo ra để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Khi quyền sở hữu là cố định và minh bạch, quá trình sẽ thúc đẩy sự dân chủ trong người dùng thay vì phải đi theo sự ép buộc và độc tài của Web2.

Trong Web 3.0, người dùng không phải nghĩ xem ai sở hữu dữ liệu của mình hoặc làm cách nào để bán dữ liệu đó. Nó cũng sẽ cung cấp các giao diện và khả năng có thể lập trình cho dữ liệu, cũng như các cơ hội để tham gia trực tiếp vào quản trị dữ liệu và nền kinh tế. Hình thức quản trị được nối mạng mới này sẽ giúp tạo ra năng lực cho sự hợp tác toàn cầu trên quy mô lớn và thúc đẩy nền dân chủ trực tiếp hơn.

Mục tiêu của Web 3.0 là loại bỏ người trung gian và biến các ứng dụng hiệu quả và an toàn hơn so với các ứng dụng tiền nhiệm. Danh tiếng cũng do người dùng kiểm soát, cho phép người dùng lấy lại quyền danh tiếng của họ từ các cơ quan trung ương như cơ quan báo cáo tín dụng và các công ty truyền thông xã hội.

Web 3.0 sẽ mang lại những cải tiến rất cần thiết cho môi trường internet và giúp người dùng lấy lại quyền sở hữu dữ liệu và danh tính của họ. Web 3.0 cũng sẽ cho phép người dùng bán các dịch vụ hoàn toàn miễn phí do đó nâng cao và thúc đẩy nền kinh tế mới về quyền sở hữu.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục