Có lẽ một trong những bước lớn nhất trong việc thúc đẩy sử dụng tiền điện tử trong phạm vi tư nhân là tích hợp các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử vào các nền tảng chính thống. Cách nhìn nhận này lần đầu tiên xuất hiện khi Cash App và PayPal cho phép rút các giao dịch bằng tiền pháp định khỏi Coinbase năm 2016. Tuy nhiên, Paypal đã có những bước tiến vượt trội hơn trong một công bố mới đây.Ngày 22/6, có công bố cho biết PayPal sẽ cho phép mua trực tiếp tiền điện tử trên nền tảng của mình. Điều này có nghĩa hơn 325 triệu người sử dụng của nó sẽ có thể mua tiền điện tử một cách trực tiếp, một khi chính sách này được triển khai.
PayPal đang chuẩn bị cho một sự kiện lớn
Trong khi vẫn chưa có công bố chính thức nào từ PayPal thì các nguồn tin đã đưa ra một số chi tiết về sự phát triển. Đầu tiên, việc mua và bán tiền điện tử sẽ được thực hiện một cách trực tiếp, không chỉ là từ PayPal mà còn còn cả từ Venmo nữa. Với vai trò là nơi lưu trữ token, tính năng ví bên trong cũng sẽ được thêm vào, theo như các nguồn tin. Khi công bố này lần đầu tiên được đưa ra, nhiều người đã cho rằng Bitcoin, đang là đồng tiền điện tử phổ biến nhất thế giới sẽ là tài sản đầu tiên được thêm vào. Trong khi điều này vẫn chưa được xác nhận thì cũng có tin cho biết PayPal đang làm việc với các đơn vị tiền điện tử bên ngoài. Mục tiêu của việc làm này là để tìm nguồn thanh khoản cho các hoạt động giao dịch sẽ diễn ra. Trước khi triển khai, có vẻ như PayPal đang tuyển nhân viên. Một số vị trí đã được đăng tải trên mục công việc của PayPal. Và những vị trí này dường như chỉ đến các dự án sắp tới, bao gồm blockchain và tiền điện tử. Một trong những danh sách công việc đầu tiên thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp tiền điện tử là trưởng nhóm kỹ thuật – kỹ sư tiền điện tử. Mặc dù sau đó thông tin này đã bị dỡ bỏ.
Theo như chi tiết được công bố, công việc này yêu cầu phát triển và duy trì các sản phẩm và tính năng liên quan đến tiền điện tử, hướng mục tiêu vào tính tiện dụng, sẵn sàng phục vụ. Vị trí đáng chú ý khác là một kỹ sư blockchain mà sẽ làm việc với nhóm nghiên cứu của PayPal. Nhóm nghiên cứu này vẫn chưa thực sự được biết chính xác, vừa mới được thành lập thuộc bộ phận hỗ trợ công nghệ chiến lược. Nó được thiết lập để tìm hiểu những ý kiến và chuyên môn về công nghệ chuỗi khối mới nổi và khả năng sử dụng với PayPal. Một số yêu cầu kỹ năng cho ứng tuyển bao gồm: C++, mã hóa bất đối xứng và thư viện mã hóa.
Quan điểm chống tiền điện tử trước đây của PayPal
Trong khi, bước phát triển mới này của PayPal là một trong những bước lớn nhất đối với việc chấp nhận trong lúc này thì đội ngũ quản lý của công ty không phải lúc nào cũng luôn cởi mở với tiền điện tử. Cụ thể, CEO sáng lập của nó Bill Harris là người thường chỉ trích đối với các token kỹ thuật số. Trong một bài viết cho Vox năm 2018, ông tuyên bố Bitcoin như là một vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử.
“Nó là một âm mưu bơm và xả khổng lồ, điều mà thế giới chưa từng biết đến.”
Trong bài viết của mình, ông gọi các loại tiền điện tử là những âm mưu ‘bơm và xả’ và tuyên bố nó sẽ lừa gạt bất kỳ ai đầu tư vào nó. Ông lập luận rằng Bitcoin không có nắm giữ bất kỳ giá trị nào và không đủ tư cách để trở thành một phương tiện thanh toán, một nơi lưu trữ giá trị hoặc thậm chí là một khái hợp lệ cho bản chất của nó. Ông chỉ đến giá thường xuyên biến động của Bitcoin như là lý do đồng coin này không thể sử dụng làm nơi lưu trữ giá trị hoặc là một loại tiền tệ. Hơn nữa, Harris cho là các loại tiền điện tử chỉ có thể có giá trị theo quyết định của con người và thấp kém hơn các loại tiền pháp định. Một điểm khác mà ông chỉ ra trong bài viết của mình là việc sử dụng tiền điện tử cho phạm tội, dẫn chứng dự án Silk Road và sự gia tăng của các phần mềm độc hại cryptojacking. Khi đó, ông đã kêu gọi ủy ban giao dịch và chứng khoán (Mỹ) bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những gì mà ông gọi là các âm mưu lừa đảo. Đây không phải là tranh cãi duy nhất mà PayPal trải qua trong vài năm qua. Trong năm 2010, PayPal đã đóng tài khoản của tổ chức WikiLeaks gây xôn xao dư luận. Tổ chức này vốn được biết đến trong việc làm rò rỉ các tài liệu mật của một số cơ quan của chính phủ.
Khi điều này xảy ra, PayPal cho biết lý do là WikiLeaks đã vi phạm chính sách sử dụng có thể chấp nhận được của mình. Chính sách này có điều khoản quy định các tài khoản không thể được sử dụng cho biết kỳ hoạt động nào mà khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện hoặc hướng dẫn người khác tham gia vào hoạt động bất hợp pháp. PayPal đã không chỉ rõ hoạt động bất hợp pháp nào đã khiến cho tài khoản WikiLeaks bị ngừng hoạt động, nhưng quyết định đó vẫn được duy trì.
PayPal với Pornhub
Một trong những lần đóng tài khoản khét tiếng nhất của PayPal là của Pornhub, một website khiêu dâm nổi tiếng. Trong năm 2019, công ty này đã công bố sẽ không còn hỗ trợ thanh toán đối với website này. Quyết định có ý nghĩa quan trọng khi nhiều người liên quan đã nhận được thanh toán nhờ vào cách thức này và do đó, thu nhập của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Nhà quản lý của Pornhub đã liên tiếng và cho biết họ bị thiệt hại nặng nề bởi quyết định của PayPal. Theo họ, hàng trăm ngàn người biểu diễn sẽ bị ảnh hưởng. Họ đã thực hiện theo hướng dẫn và chỉ đạo những người thực hiện của mình cài đặt các phương pháp thanh toán mới, và cung cấp hỗ trợ cho những ai đang có thanh toán qua PayPal bị treo. Lý do được đưa ra cho lệnh cấm của PayPal là một số giao dịch đã được thực hiện bởi Pornhub mà không có thông báo trước được đưa ra. Họ cho biết, lệnh cấm là để ngăn chặn những hành động này khỏi tái diễn lại. Pornhub cho rằng quyết định của PayPal đã ngăn cản những nỗ lực của họ trong việc ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với các công nhân tình dục.
Cuộc xâm nhập đầu tiên của PayPal vào ngành công nghiệp tiền điện tử
Bất chấp những chỉ trích được thúc đẩy bởi cựu CEO của mình, PayPal đã hiện diện trong ngành công nghiệp tiền điện tử trong lúc này. Đặc biệt, công ty này đã hợp tác với Coinbase, một sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu trong nhiều năm. Năm 2016, thông báo Coinbase sẽ bắt đầu chấp nhận PayPal trong việc bán Bitcoin. Như một kết quả sự hợp tác này, những người sử dụng bán Bitcoin sẽ có thể nhận USD của mình thông qua các ví điện tử PayPal một cách trực tiếp. Năm 2018, tiếp tục thêm một bước tiến mới nữa khi cho phép những người sử dụng Coinbase rút tiền trực tiếp từ ví của mình và chuyển đến các tài khoản PayPal. Những chuyển giao này diễn ra tức thì và không có phí kèm theo.
Vào lúc đó, lựa chọn này chỉ có hiệu lực đối với các khách hàng ở Mỹ, nhưng nó cũng đã nhanh chóng thay đổi. Vào năm 2019, khả năng rút tiền trực tiếp vào các tài khoản PayPal đã được mở rộng sang các thành viên hiệp hội thương mại tự do Châu Âu và EU.
Phản ứng của cộng đồng tiền điện tử
Bước phát triển này là một đột phá có ý nghĩa rất quan trọng và thu hút được nhiều phản ứng từ giới công nghiệp tiền điện tử. Trong khi, một số người thấy thấy hào hứng với tin tức này thì những người khác chỉ trích PayPal khi gia nhập vào thế giới tiền điện tử. Jimmy Song, mà nhà phát triển và giáo dục tiền điện tử nổi bật nói trên Twitter rằng PayPal đã đi một vòng đầy đủ, từ cấm các tài khoản WikiLeaks trong năm 2010 (mà vô tình dẫn đến sự gia tăng trong việc sử dụng Bitcoin) cho đến hỗ trợ tiền điện tử.
“PayPal sẽ cho phép mọi người mua Bitcoin. PayPal là công ty mà đã đóng băng tài khoản Wikileaks và đưa Bitcoin trở lại bản đồ năm 2010. Phải mất đến 10 năm để thực hiện trọn vẹn chu trình này.” – @jimmysong
Không ai cảm nhận theo cách này, bao gồm đồng sáng lập của Kraken, Jesse Powell. Ông cho là trong khi hành động này hỗ trợ việc chấp nhận sử dụng Bitcoin thì PayPal vẫn là một điểm tắc nghẽn của tập trung hóa. Ông tiếp tục tiết lộ những vấn đề mà ông đã có với PayPal và những tổ chức khác trong quá khứ. Các vấn đề này bao gồm PayPal khóa quỹ của ông trong một tháng và làm cho ông gần như phá sản, cũng như 2 ngân hàng khác đóng các tài khoản kinh doanh của ông mà không có thông báo đầy đủ nào cả.
“PayPal khóa tất cả tiền mà tôi có trong 6 tháng, khiến tôi gần như mất nhà ở, công việc kinh doanh. BofA giết chết tài khoản thanh toán lương của Krakenfx với thông báo trong 30 ngày. Chase giết chết nó bằng thông báo trong 5 ngày bằng email, đến sau khi tài khoản đã bị đóng. Chỉ được phát hiện khi phiếu chi của nhân viên bị trả lại.” – @jespow
Nick Szabo, một nhà khoa học máy tính và là nhà mật mã học đã chỉ đến Powell và cho rằng sàn giao dịch của ông có quyền tương tự đối với các nguồn tiền của người sử dụng. Ông khi đó đã cảnh báo người sử dụng không giữ nhiều tiền hơn nhu cầu sử dụng trên Kraken. Khi mà họ sẽ phải tuân thủ với bất cứ yêu cầu nào từ chính phủ để đóng các tài khoản và loại bỏ các nguồn tiền. Người sử dụng khác chỉ ra rằng PayPal giữ nhiều nguồn tiền kỹ thuật số trong tương lai là một khả năng hợp pháp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây là một thay đổi lớn trong lĩnh vực tài chính. Max Keiser, người dẫn chương trình The Keiser Report cho là PayPal đã bị bắt buộc để đón nhận Bitcoin, bởi vì nó quá phổ biến và nếu không làm vậy thì sẽ nhường lợi thế cạnh tranh cho các đối thủ.
“Lý thuyết trò chơi tích hợp Bitcoin trở lại nổi bật một lần nữa. PayPal khi chứng kiến SQ đang trúng đậm với BTC, đã buộc phải đón nhận BTC hoặc phải chịu hậu quả lớn lao về khả năng cạnh tranh. Cuộc chiến hàm băm toàn cầu đang đến!” – @maxkeiser
Những người khác chỉ ra sự thay đổi quan điểm của họ. Charlie Shrem, người đã tham gia vào dự án Silk Road đầu những năm 2010 đã đăng một bức ảnh chụp màn hình của một email giữa ông và một nhân viên PayPal năm 2011. Khi đó yêu cầu của ông đối với việc tích hợp Bitcoin đã bị từ chối.
Mark Yusko, CEO của Morgan Creek, đã đăng một trích dẫn từ cựu CEO của họ mắng nhiếc Bitcoin với hashtag ‘#Ifcantbeatemjoinem‘. Những người khác thấy nực cười khi PayPal tích hợp Bitcoin, khi dịch vụ kém cỏi họ là một trong những lý do thúc đẩy sự phổ biến lên đến đỉnh cao của Bitcoin. Một tweet giờ đây đang lan truyền rộng rãi từ năm 2011 cho thấy Neeraj Agrawal, một nhà quản lý truyền thống tại Coincenter phàn nàn với PayPal về tiền của mình đang bị giữ lại. Ông tuyên bố là nên thực hiện giao dịch của mình bằng Bitcoin để thay thế. Ấn tượng thay, PayPal đã phản hồi cho ông vào ngày 22/6/2020 – 9 năm sau đó!
“Hãy đưa cho tôi tiền của tôi, PayPal. Tôi nên thực hiện giao dịch này bằng Bitcoin.” – @NeerajKA
Cũng có gợi ý cho là dịch vụ mới này không cần thiết, bởi vì Venmo đã cho phép thực hiện các giao dịch Bitcoin tương tự. Một luận điểm khác được đưa ra bởi cộng đồng tiền điện tử là không có đủ Bitcoin hiện hữu để cho mỗi người sử dụng PayPal hiện tại có được 0,05 BTC.
Phản ứng của các lãnh đạo trong ngành
Bên cạnh các bài đăng trên khắp các mạng truyền thông xã hội thì các lãnh đạo, nhà quản lý trong ngành cũng đã đưa ra những tuyên bố về vấn đề này. Một trong những vấn đề cấp bách nhất là hiệu ứng đối với giá của Bitcoin. Alex Svanevik, nhà khoa học dữ liệu và CEO tại Nansen, một nền tảng phân tích blockchain tin rằng tác động sẽ là tích cực.
“Bất cứ điều gì mà mang đến cho hàng trăm triệu người cơ hội để mua Bitcoin một cách trực tiếp thì đó là một điều tích cực cho ngành này. Nếu không có điều gì khác thì giá trị của Bitcoin về khía cạnh thị trường là khá đáng kể.”
Jason Yanowitz, đồng sáng lập của BlockWorks Group tin là sự mở rộng của ngành công nghiệp này là một điều tốt. Khi mà nhiều người hơn sẽ có thể kích hoạt động cho một thị trường giá tăng trong tương lai. Ông giải thích điều này với một trích dẫn từ Paul Tudor Jones:
“Paul Tudor Jones đã từng nói một cách rõ ràng: các thị trường giá tăng được xây dựng trên một vũ trụ không ngừng mở rộng của những người bán. Mà vũ trụ của những người mua Bitcoin đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ.”
Mặc dù vậy thì phí giao dịch sắp tới là một vấn đề khác. Ông cho biết thêm:
“Phí giao dịch gần như là giống với Coinbase, hoặc tăng lên đôi chút. Coinbase và PayPal có mối quan hệ từ năm 2016. Tôi cho là PayPal sẽ tích hợp với Coinbase vì điều này.”
Svanevik tin là phí trong thời gian tới sẽ tăng đến mức ‘thậm tệ’. Hơn nữa, ông tin là PayPal có thể tích hợp phí vào tỷ lệ giao dịch để có thể tạo ra ấn tượng là các giao dịch này không có phí. Yanowitz không đồng ý, cho là phí sẽ tương tự như của Coinbase hoặc chỉ tăng nhẹ đôi chút. Bỏ phí qua một bên, sự chấp nhận chính thống đối với Bitcoin cũng đặt ra những câu hỏi về việc liệu nó còn có thể thực duy trì được bản chất phi tập trung hóa của mình. Pedro Febrero, nhà phân tích tại Quantum Economics do Mati Greenspan đứng đầu, cũng có niềm tin tương tự. Theo ông, càng có nhiều tham gia vào ngành công nghiệp này thì sẽ càng hỗ trợ cho đặc tính phi tập trung hóa. Điểm mấu chốt là gia tăng khả năng tiếp cận đến mức cao nhất có thể.
“Phi tập trung hóa có nghĩa là có nhiều người tham gia hơn vào không gian này. Theo đó, sự thật là càng có nhiều người tiếp cận được với BTC thì đó cuối cùng sẽ là một điều tốt.”
Về khía cạnh giá, ông cảm thấy người ta sẽ đẩy mạnh mua Bitcoin với nhận thức giá rẻ trong ngắn hạn. Khi được hỏi về tác động của động thái này thì ông cho biết thêm:
“Tôi kỳ vọng những nhà đầu cơ cố gắng nắm bắt lấy một số BTC giá rẻ (được nhìn nhận là như vậy). Với hy vọng nhiều người hơn mua hàng hóa một khi nó xuất hiện trên Venmo. Tuy nhiên, nếu không có nhiều người nhảy vào cơn sốt này thông qua Venmo thì chúng ta có thể chứng kiến hiệu ứng ngược lại. Và giá sẽ sụt giảm. Tôi đang có nhiều khả năng nghiêng về nhận định đầu tiên hơn.”
Yanowitz dự đoán trong ngắn hạn, điều này sẽ không tác động đến giá Bitcoin. Tuy nhiên, trong dài hạn thì sẽ có khả năng. Điều này là do PayPal đang có một nền tảng người sử dụng khổng lồ và là một nền tảng chính thống.
“Trong ngắn hạn, điều này sẽ không tác động đến giá của Bitcoin. Trong dài hạn thì chắc chắn. Chúng ta từng nghĩ đó là một điều lớn lao khi Robinhood chấp nhận Bitcoin, nhưng nó cũng chỉ có 13 triệu người sử dụng. Venmo có 50 triệu người sử dụng và 100 tỷ về khối lượng thanh toán hàng năm. PayPal có 300 triệu người sử dụng và 700 tỷ USD về khối lượng thanh toán hàng năm. Càng có nhiều người mua thì có nghĩa giá càng cao hơn với một tài sản có nguồn cung cố định.”
Điều này có ý nghĩa gì đối với chuyển động sắp tới của Bitcoin?
Những ý tưởng về Bitcoin và những gì nó có thể làm sẽ có khả năng thay đổi theo sau động thái này của PayPal. Rất nhiều hỗ trợ về mặt thể chế đã được đưa ra đối với tiền điện tử trong quá khứ với quan điểm tiếp thị nó như một công cụ đầu tư. Phụ thuộc vào cách thức mà nó thể hiện, các nền tảng thanh toán đang hỗ trợ Bitcoin có thể thu hút được sự quan tâm rộng rãi đối với việc sử dụng rộng rãi xuyên biên giới của nó, và không chỉ là với vai trò công cụ đầu tư dài hạn. PayPal và Venmo, trong khi cùng có một công ty chủ quản thì phục vụ các chức năng khác biệt nhau. PayPal về cơ bản liên quan đến kiều hối và thương mại điện tử, trong khi Venmo nổi tiếng là công cụ thanh toán nội địa. Chúng ta có thể thấy việc sử dụng Bitcoin trong 3 lĩnh vực này tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Cuối cùng, có khả năng là Bitcoin sẽ không là tài sản kỹ thuật số duy nhất được chấp nhận. Bitcoin là tiền điện tử nổi bật nhất, bởi vậy chấp nhận nó là một lẽ dĩ nhiên. Tuy nhiên, nhiều tài sản khác cũng có thể xuất hiện như: Ethereum, zCash, và Litecoin.
Cảm nhận chung là việc chấp nhận Bitcoin của PayPal và Venmo sẽ tạo ra khả năng tiếp cận nhiều hơn cho hàng triệu người sử dụng đối với tiền điện tử. Họ đã có nền tảng người sử dụng hàng triệu người và cấu trúc cũng đã có sẵn. Một khi các giao dịch tiền điện tử hiện diện thì điều kỳ vọng là sẽ có nhiều người mua các tài sản kỹ thuật số vì đầu cơ hoặc đơn thuần chỉ vì tò mò. Mặt khác, không phải tất cả người sử dụng PayPal có thể cảm thấy nhu cầu mua tiền điện tử, ít nhất là cho đến khi nhiều nhà kinh doanh chấp nhận nó. Nếu không có đủ địa điểm chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử và chi tiêu bằng tiền pháp định dễ dàng hơn thì có lẽ nhiều người sẽ chẳng bận tâm. Do cần phải mất phí và thời gian để chuyển đổi tiền của họ. Tương tự, trong khi PayPal có một nền tảng người sử dụng lớn thì không phải tất cả các tài khoản đều tích cực, và con số này vẫn chưa tính những tài khoản không hoạt động. Một trong những điều trớ trêu trong hoàn cảnh này là PayPal, một tổ chức tài chính chính thống đang đón chào tiền điện tử. Một số người xem đây như một nỗ lực xóa bỏ tiền pháp định. Nhưng không có khả năng là các chính phủ trên thế giới sẽ cho phép điều đó xảy ra mà không có một cuộc chiến nào. Họ có thể chiến đấu với những nỗ lực này bằng cách quy định bao nhiêu Bitcoin mà PayPal và các sàn giao dịch có thể nắm giữ để hạ thấp giá trị của nó. Phản ứng với điều này, theo một người sử dụng Reddit thì những người nắm giữ tiền điện tử cần rút tiền của họ ra khỏi các sàn giao dịch ngay lập tức. Lý do cho việc làm này là một sự tập trung cao độ của Bitcoin trong một địa điểm có khả năng xoay chuyển giá. Nếu những cơ sở này phải đáp ứng với các quyền lực của chính phủ thì họ có thể bị sử dụng để gây sức ép cho tiền điện tử. Một trong những tác động nhanh chóng của điều này sẽ được nhìn thấy trong nguồn cung của Bitcoin. Theo như một người có ảnh hưởng trong giới tiền điện tử Lark Davis thì Cash App đã bán 50% trong tổng số Bitcoin khai thác được trong quý đầu tiên của năm 2020. Trong khi nền tảng này có một đội ngũ người sử dụng ấn tượng 40 triệu người thì nó vẫn còn rất nhỏ bé so với hơn 300 triệu người sử dụng của PayPal. Một khi các tính năng tiền điện tử của nó được triển khai, điều thú vị để trông chờ là sẽ có bao nhiêu nguồn cung Bitcoin đi tới người sử dụng PayPal.
Youtuber là Ivan on Tech cho là việc chấp nhận này của PayPal có thể dẫn đến một hồi phục lớn, một khi tình hình trở nên ổn định trở lại. Ông nói rằng hiện giờ không phải là thời gian dễ kiểm soát đối với giá Bitcoin. Thay vào đó, điều quan trọng là theo dõi diễn biến thị trường sâu sát hơn bao giờ hết. Trong khi, hầu hết các cuộc thảo luận tập trung xung quanh những gì PayPal có thể làm cho Bitcoin thì một vấn đề cũng rất đáng để tìm hiểu, đó là Bitcoin sẽ làm gì cho PayPal. Khi Cash App lần đầu tiên cho phép mua Bitcoin năm 2020, nó đã dẫn đến một làn sóng những người đăng ký mới. Và ngay lập tức, nền tảng này đã tăng trưởng nhanh hơn Venmo, một ứng dụng thanh toán khác do PayPal sở hữu. Theo nhiều cách, PayPal đang không mang lại cho ngành công nghiệp tiền điện tử nhiều ưu đãi như những gì mà nó đang nhận lại hiện nay. Động thái mới này của PayPal có khả năng sẽ tác động đến Bitcoin cũng như tiền điện tử nói chung trong những năm sắp tới. Điều này có nghĩa là sẽ có sự tăng trưởng về giá trong ngắn hạn hoặc sự chấp nhận trong dài hạn. Dù thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bối cảnh tài chính đang thay đổi, hướng tới một không gian bao gồm tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số.
Theo BeInCrypto