Tin nóng ⇢

Microstrategy: Tầm nhìn của người nắm giữ 129.000 BTC

Ông chia sẻ ý tưởng đằng sau BTC là có thể tạo ra một loại tiền tệ hay vàng một cách hoàn hảo hơn. Giảm nguồn cung hữu hạn còn 21 triệu đồng, phi vật chất hóa chúng, làm cho chúng không có trọng lượng, đặc biệt là có thể di chuyển nhanh chóng, biên soạn và chia nhỏ chúng thành 100 triệu phần tử nhỏ mà ta gọi đó là "satoshi", sau đó lưu trữ chúng trong không gian mạng. Và Bitcoin chính là một chương trình phần mềm hoàn hảo để có thể theo dõi ai sở hữu 21 triệu đồng tiền ảo đó. 

Hai ngày trước, founder kiêm CEO của Microstrategy, Michael Saylor đã có một cuộc phỏng vấn video với CEO của Washingtonian là Cathy Merrill để nói về quan điểm cũng như tầm nhìn của ông về BTC. 

Tính tới thời điểm cuộc phỏng vấn, Microstrategy đã mua 129.000 BTC và đây là tổ chức nắm giữ số lượng BTC lớn nhất hiện tại.

Dưới đây là những chia sẻ của Michael Saylor về Bitcoin 

BTC là hàng hóa hay tiện tệ?

Theo Saylor, không nên xem BTC như là hàng hóa hay tiền tệ mà tốt hơn là nên xem nó là một tài sản kỹ thuật số hay hàng hóa kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới.

Ông chia sẻ ý tưởng đằng sau BTC là có thể tạo ra một loại tiền tệ hay vàng một cách hoàn hảo hơn. Giảm nguồn cung hữu hạn còn 21 triệu đồng, phi vật chất hóa chúng, làm cho chúng không có trọng lượng, đặc biệt là có thể di chuyển nhanh chóng, biên soạn và chia nhỏ chúng thành 100 triệu phần tử nhỏ mà ta gọi đó là "satoshi", sau đó lưu trữ chúng trong không gian mạng. Và Bitcoin chính là một chương trình phần mềm hoàn hảo để có thể theo dõi ai sở hữu 21 triệu đồng tiền ảo đó. 

Saylor nói thêm rằng Bitcoin có nghĩa là ta đưa tiền của mình vào không gian mạng, ta phụ trách máy tính và phụ trách chương trình phần mềm. Nhưng sau đó ta phân phối chương trình phần mềm để nó chạy trên hàng trăm nghìn máy tính khác nhau và mỗi máy tính đều có một bản sao của cùng một chương trình và cùng một sổ cái (ledger) để không ai có thể gian lận bất kỳ ai và bất kỳ node nào bị sửa đổi thì sẽ bị loại khỏi mạng lưới. Mục đích là tạo ra một sổ cái bất biết chung  (immutable ledger) về việc ai sở hữu cái gì. Hay hiểu một cách đơn giản, nó giống như một bảng tính Google drive khổng lồ, mỗi khi ai đó truy cập vào nó thì bạn sẽ biết đó là ai.  

Vì bị giới hạn ở mức 21 triệu nên không thể mine thêm bất kỳ đồng BTC nào nữa. Như vậy, ta sẽ không phải lo lắng về việc ngân hàng trung ương hoặc tổ chức uỷ thác nào đó lấy BTC của ta và bán cho người khác mà ta không biết. Để có thể sở hữu BTC, ta sẽ cần đến cái gọi là private key. Về mặt lý thuyết, bạn có thể hold bất kỳ số lượng BTC nào. Nếu bạn chuyển private key cho người khác trên mạng, quyền sở hữu sẽ chuyển từ bạn sang họ. Như thế, đây là lần đầu tiên ta có đồng tiền bất tử có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng và có thể được lập trình trên máy tính. 

Đơn vị tiền tệ của BTC

Như các loại tiền pháp định, tiền điện tử cũng được chia thành các đơn vị nhỏ, như đồng bảng Anh sẽ được chia thành pence, đồng đô la Mỹ sẽ chia thành cent và Bitcoin sẽ được chia nhỏ thành Satoshi. 1 Satoshi bằng 1 phần 100 triệu BTC (có nghĩa là 1 BTC sẽ bằng 100.000.000 Satoshi).

Vậy còn đơn vị nào nhỏ hơn satoshi? Đối với mạng chính Bitcoin, mã code cần được nâng cấp. Nhưng ta có thể chuyển sang Lightning Network layer 2, nơi mà ta có thể tiếp tục chia nhỏ thành các đơn vị nhỏ hơn satoshi.

Về lý thuyết, Bitcoin có thể được chia nhỏ vô hạn mà không ảnh hưởng đến bản chất của việc sử dụng nó như một loại tiền tệ.

Sự khác biệt giữ BTC và các loại tiền điện tử khác

Bitcoin là hệ thống tiền tệ được thiết kế đầu tiên trên thế giới. Protocol này được thiết kế để theo dõi ai là người sở hữu nhưng không ảnh hưởng đến nó một cách an toàn. Khi so sánh với các loại tiền điện tử khác thì một số theo đuổi mục tiêu tương tự nhưng một số lại có mục tiêu khác chẳng hạn như trở thành một nền tảng xây dựng các smart contract, phát hành NFT hay DEX. Chúng được sinh ra với nhiệm vụ khác nhau và do đó thì code cũng sẽ khác và phức tạp.

Bitcoin được thiết kế để trở thành base layer của toàn bộ nền kinh tế cũng như mạng lưới tiền tệ. Nó độc đáo ở chỗ nó đã được sao chép hàng trăm nghìn lần. Hiện có 20.000 loại tiền điện tử khác nhau được tung ra. 

Điều làm cho BTC trở nên độc đáo hơn so với những loại tiền điện tử khác là nó mạnh, có nhiều năng lượng, nhiều vốn, nhiều hỗ trợ và là giao thức mạnh mẽ nhất. BTC là thứ không thể phá vỡ nhất và được thử nghiệm lâu nhất. Và một điều không thể phủ nhận đó là độ phổ biến của BTC là nổi trội hơn hẳn so với các loại tiền điện tử khác và nó đã có cho mình một thương hiệu mạnh nhất.

Theo quan điểm của Saylor, điểm độc đáo của Bitcoin là nó đã chiếm giữ và độc quyền một thị trường ngách sinh thái quan trọng, thay vì cạnh tranh với các loại tiền điện tử khác. Về cơ bản, Bitcoin là một tài sản trú ẩn an toàn, trong khi các loại tiền điện tử khác là tài sản rủi ro.

Ngoài ra, so với tiền tệ fiat liên tục mất giá trị và có thể bị chính phủ xử phạt và tịch thu, BTC cũng là một tài sản trú ẩn an toàn.

Liệu Bitcoin có thể giúp cải thiện nhân quyền ở các nước kém phát triển như Châu Phi hay không 

Saylor trả lời chắc chắn rằng việc làm cho Bitcoin dễ dàng tiếp cận với những người châu Phi trước đây không sử dụng điện thoại thông minh là sự tiến bộ của nhân quyền. 

"Nếu tôi đưa cho ai đó 10.000 USD ở Châu Phi và họ phải chuyển nó thành nội tệ của họ, thì 10.000 USD đó sẽ chỉ còn 500 USD trong một vài năm. Có ba tỷ người không thể có tài khoản ngân hàng ngay cả khi họ có tiền. Nhưng nếu họ có tài khoản ngân hàng, người châu Phi ít có khả năng mua một danh mục đầu tư đa dạng hơn."

Phải mất vài tuần và khoản phí 10% để gửi tiền theo cách thông thường. Mặt khác, ta chỉ cần bỏ tiền vào một chiếc ví trong 30 giây là có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng. Nếu bạn sống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đang phát triển, bạn có thể mất 10% số tiền khi chuyển khoản chỉ trong các khoản thanh toán bằng chuyển tiền. Và sau đó bạn mất 20, 30% một năm cho lạm phát. Đó là một vấn đề nhân quyền. Và những người thích Bitcoin cho rằng đây là một công cụ trao quyền kinh tế cho hàng tỷ người.

Vấn đề bảo vệ môi trường và tiêu thụ năng lượng của việc mine Bitcoin 

Quá trình mining Bitcoin là quá trình lấy điện thô và sau đó mã hóa nó bằng thuật toán SHA-256. Vì vậy, đó là năng lượng được mã hóa. Năng lượng đang được chuyển đổi theo cách kỹ thuật số bằng cách sử dụng một chip bán dẫn mà ta gọi đó là máy đào BTC. 

Cách mạng hoạt động là mua các máy đào BTC, đặt nó vào một trung tâm dữ liệu, cung cấp điện cho nó. Nó sẽ tạo ra một bức tường năng lượng được mã hóa để bảo vệ tài sản của bạn khỏi hacker hay nhân tố xấu.

Theo Saylor, BTC là ngành công nghiệp sạch nhất trên thế giới. Mine Bitcoin chỉ sử dụng 14 basis points (điểm cơ bản, một điểm cơ bản tương đương 1/100 của 1%, hay 0,01%) của năng lượng thế giới. Ngoài ra, con số này đang giảm vì công nghệ bán dẫn đã được cải thiện theo mức độ lớn.

Vì vậy, bản thân ngành này là một ngành kinh doanh công nghệ đang trở nên hiệu quả hơn theo cấp số nhân. Nếu bạn nhìn vào điện năng, 58% lượng điện được sử dụng đã bền vững, có nghĩa là sạch hơn điện trong Tesla của bạn hoặc sạch hơn tất cả năng lượng được sử dụng trong máy bay, tàu hỏa, ô tô, tòa nhà, thực phẩm, bệnh viện, v.v. Bên cạnh đó, 99,95% lượng khí thải carbon đến từ những thứ không phải Bitcoin và hiệu quả sử dụng năng lượng Bitcoin đang cải thiện 36% mỗi năm.

Chia sẻ của Saylor về NFT

Saylor tin rằng nếu bạn mua NFT với mục đích đầu tư dài hạn, thì thành phần đánh cược là rất lớn. Chẳng hạn như khi mua tất cả các bức tranh của Picasso hoặc Da Vinci, bạn đang đặt cược rằng loài người trong 1.000 năm nữa sẽ vẫn coi trọng những bức tranh trường phái ấn tượng thế kỷ 19 hay không? Và nếu đó là cá cược thì sẽ có rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục