Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của biến động lượng cung tiền (M1 Supply) của Mỹ và so sánh với biến động của giá Bitcoin, chúng ta sẽ phát hiện được những thông tin thú vị về mối tương quan này.
Sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với giá Bitcoin
Lượng cung tiền tệ (Money Supply) hay cung ứng tiền tệ là khái niệm chỉ lượng tiền mặt được đưa vào nền kinh tế và lưu thông. Cung ứng tiền tệ có các quy mô khac nhau (H, M1, M2, M3…). Trong đó, Suppy M1 là lượng tiền mặt cộng tiền gửi không kỳ hạn. Suppky M1 còn được gọi là cung tiền giao dịch.
Để hiểu được biểu đồ so sánh giữa lượng cung tiền tệ và giá Bitcoin trên đây, bạn cần biết cơ bản kiến thức về chính sách tiền tệ:
- Thắt chặt tiền tệ là nổ lực giảm lượng tiền trong lưu thông nhằm giảm mức lạm phát. Một số biện pháp như phát hành trái phiếu, kiểm soát cho vay bằng lãi suất… .Giai đoạn này được biểu thị bằng mũi tên xanh lá cây.
- Ngược lại với thắt chặt tiền tệ là nới lỏng tiền lệ (mua lại trái phiếu, thay đổi lãi suất cho vay…). Giai đoạn này biểu thị bằng mũi tên màu cam.
Từ đó, nếu nhìn cả một chu kỳ lớn tính bằng năm sẽ nhận thấy mỗi lần FED “in tiền” (hiểu như là nới lỏng tiền lệ) thì giá Bitcoin cũng tăng. Và việc thắt chặt tiền tệ cũng song song với đà giảm của giá Bitcoin.
Tuy nhiên, mối tương quan giai đoạn trước 2020 không như bây giờ.
Vì sao cần quan tâm đến hệ số tương quan giữa lượng cung tiền M1 và giá Bitcoin?
Hệ số tương quan (Correlation Coefficient) là chỉ số đo lường mối liên hệ trong biến động của hai đại lượng. Nếu hệ số này dương thì tương quan đồng biến, âm là nghịch biến, và zero là biến động độc lập.
Tình hình từ sau 2020 hoàn toàn khác hẳn. FED trở thành một “máy in tiền” đúng nghĩa. Lượng cung tiền tệ dồi dào chưa từng có khiến cho không chỉ Mỹ và hầu hết các quốc gia đều lên tiếng về tình trạng lạm phát.
Bitcoin chịu ảnh hưởng chung khi lượng tiền mới chảy vào và từ đó mối tương quan giữa giá Bitcoin và M1 Suppy liên tục dương và cao trong gần hai năm liền.
- Từ đầu năm 2020 đến nay, hệ số tương quan thậm chí đã có lúc tăng đến mức 0.77. Điều đó khiến cho chúng ta cần đặt câu hỏi: Bitcoin là hàng rào chống lạm phát hay Bitcoin cũng chỉ là “nạn nhân” của lạm phát?
- Khi FED có những động thái về việc nâng lãi suất, giá Bitcoin bắt đầu có những biến động tiêu cực tương tự các tài sản khác. Từ đó, có thể thấy khi lượng cung tiền tệ bị thắt chặt thì các tài sản như Bitcoin cũng đối diện với rủi ro suy giảm.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm ủng hộ Bitcoin như một hàng rào chống lạm phát. Điều này đẩy Bitcoin vào tình thế của một phép thử lớn sắp xảy ra.
Theo BeInCrypto