Tin nóng ⇢

Làm thế nào để đánh giá triển vọng của dự án tiền điện tử dựa trên khả năng đội ngũ phát triển?

Tiền điện tử là một thị trường bất cân xứng. Bạn là người đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân và nên cần cân nhắc trước khi đầu tư bất cứ dự án nào.

Khi đầu tư vào một dự án, bạn sẽ xem xét đến công nghệ và tầm nhìn của họ trong tương lai, nhưng cuối cùng liệu nó có thể thực hiện hay không? Sự trì hoãn cũng như ngừng cập nhật trên Github là những điều người dùng thường xuyên gặp phải đối với một dự án tiền điện tử.

Bạn sẽ đặt một câu hỏi: "Làm thế nào để biết đội ngũ phát triển có đang làm việc đúng kế hoạch?"

Thứ nhất, những thách thức khi hoạt động

Tiền điện tử là nơi cuộc cạnh tranh gắt gao diễn ra và không có bất kỳ quy tắc nào cụ thể. Mã token và thông tin của một dự án có thể bị giả mạo bất cứ lúc nào. Đồng thời những đội nhóm hay cá voi luôn tìm cách "tấn công" những con mồi nhỏ.

Dưới đây là một số thử thách mà nhiều người đã trải qua:

1. Thiếu kinh nghiệm 

Kinh nghiệm đôi khi không phải là tất cả nhưng nó sẽ có ích cho bạn. Bạn có thể thấy những thanh nhiên chưa đến 20 tuổi quản lý các giao dịch hàng triệu USD mà họ chưa từng có kinh nghiệm làm việc trước đây. Họ đang dần mài dũa các kỹ năng như quản lý và giao tiếp.

2. Không thích đổi mới

Đối với một người sáng lập có tầm nhìn và ý tưởng, việc bắt đầu một dự án mới có thể rất hấp dẫn. Nhưng không phải ai cũng có khả năng điều hành như Elon Musk, họ rất dễ bị phân tâm và không thể tập trung 100% cho dự án.

3. Môi trường bên ngoài không ổn định

Các đối thủ xuất hiện mỗi ngày để sao chép những ý tưởng của bạn, tranh giành khách hàng cũng như đối tác. Hiện nay cuộc chiến tranh Nga-Ukraine ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền điện tử.

4. Có một khoảng cách giữa Founder và CEO

Bạn có thế là một nhà sáng lập nhưng chưa chắc có thể điều hành một công ty lớn. Đây là lý do tại sao nhiều nhà sáng lập ở Thung lũng Silicon phải thuê CEO có kinh nghiệm. Còn như Mark Zuckerberg, Elon Musk hay một số nhà lãnh đạo khác thì ngoại lệ.

Thứ hai, những điều cần lưu ý

1. Đội ngũ phát triển đã làm được những gì?

Bạn cần xem hồ sơ của những người phát triển để biết được trước đây họ làm gì và có thành công hay không.

Ví dụ như Stephen Tse của Harmony, anh có bằng tiến sĩ về bảo mật của UPENN, đồng thời từng làm việc tại Google và Apple. Anh từng thành lập công ty trước khi bán lại cho Apple.

Những thông tin bên trên không bảo đảm cho Stephen thành công trong thị trường tiền điện tử, nhưng đã cho thấy anh có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi biết được dự án của mình có một người từng làm việc cho Google.

Đối với những nhà phát triển ẩn danh, rất khó để kiểm tra thông tin và xác thực nó.

2. Kiểm toán

Bạn an tâm hơn khi dự án đã qua kiểm toán và sẽ vui mừng khi thông tin kiểm toán tốt.

3. Những quỹ đầu tư nào đã tham gia?

VC sẽ là đơn vị đầu tiên thẩm định dự án giúp bạn. Họ đầu tư vào và rất muốn có được lợi nhuận nên việc đánh giá dự án là bắt buộc.

4. Đọc documentation/code/website

Sau khi đọc những thông tin do dự án cung cấp, nếu phát hiện những lỗi vặt như lỗi chính tả thì cần cân nhắc bởi nó thể hiện sự không tỉ mỉ của đội ngũ dự án.

5. Tầm nhìn có thực tế?

Đội ngũ cần có trách nhiệm với lộ trình phát triển đã đề ra và nó có thực tế hay không, hay là đến 10 năm sau mới áp dụng được.

Thứ ba, cần chú ý những gì khi dự án đã hoạt động

1. Họ đã hoàn thành những gì đã đề ra?

Dự án có đạt đến những cột mốc quan trọng chưa? Nếu có thì có thể yên tâm một phần là họ khá nghiêm túc.

2. Chất lượng của sản phẩm là gì?

Khi ra mắt các tính năng thì nó có hoạt động tốt không, có bị lỗi vặt gì không? 

Giữa kỳ vọng và thực tế thường khác xa nhau. Chúng ta cần ở vị trí trung lập để đánh giá dự án.

3. Đội ngũ làm gì khi dự án thất bại?

Đây là vấn đề thường thấy trong thị trường DeFi. Điều cần quan tâm là đội ngũ dự án sẽ phản ứng ra sao khi thất bại.

Họ có kế hoạch gì mới không? Có tiếp tục dự án không? Hay chỉ đổ lỗi cho "FUD" và xem mình là nạn nhân?

Chúng ta cần sự chuyên nghiệp chứ không phải phản ứng theo cảm tính.

4. Tính minh bạch

Đôi khi họ chỉ cần tweet là mình đang thực hiện tốt dự án và không có gì đảm bảo cho điều đó, chỉ có tiền đầu tư của bạn bị ảnh hưởng.

5. Đội ngũ phát triển sử dụng thời gian như thế nào?

Có nhiều người khi đạt được thành công ban đầu, thay vì tiếp tục xây dựng, họ lại muốn tận hưởng những thành quá trước đó.

Đó là một trong những điều ảnh hưởng trực tiếp đến lộ trình phát triển của dự án.

Thứ tư, trở thành người làm việc tốt hơn

1. Sử dụng đúng người

Đừng cố gắng một mình hoàn thiện hết mọi thứ, phải học cách tin tưởng và quản lý nhân viên cũng như kham khảo các cố vấn dự án.

2. Lập ra quy định chung khi quản lý

Mỗi công ty muốn hoạt động tốt cần có quy định chung buộc mọi người phải thực thi.

3. Tính trung thực là cần thiết

Chúng ta có thể mặc sai lầm vào một số thời điểm. Trước hết là bạn cần trung thực với bản thân và chấp nhận sai lầm đó. Sau đó vượt qua và tiếp tục phấn đấu.

4. Ưu tiên thực hiện những gì

Bạn không thể hoàn thành mọi điều đã đặt ra trong cùng một thời gian. Hãy cố gắng chọn ra những thứ quan trọng và làm tốt nó trước như khi đánh cờ vua vậy, cần ưu tiên quân cờ nào đi trước để chiếm lợi thế.

Thứ năm, thất bại là những trải nghiệm đáng quý

Mọi người thường tung hô những dự án phát triển? Vậy còn nhiều dự án không thành công liệu có ai nhắc đến.

Bạn cần tạo ra một bộ tiêu chuẩn và theo đuổi nó một cách nhất quyết.

Không có nhà đầu tư nào thành công 100%. Lỡ may thất bại, đừng buồn bạn hãy dành thời gian suy ngẫm và rút ra kinh nghiệm.

Thứ sáu, hãy suy nghĩ kỹ trước khi đầu tư

Tiền điện tử là một thị trường bất cân xứng. Bạn là người đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân và nên cần cân nhắc trước khi đầu tư bất cứ dự án nào.

Tôi cũng sẽ xem xét lại danh mục đầu tư của bản thân. Li
ệu trong đó có bao nhiêu dự án mà đội ngũ hoạt động không nghiêm túc. Khi nhìn xa hơn, có những dấu hiệu gì để bạn rút lại khoản đầu tư vào dự án đó không?

Lưu ý: Đây không phải là lời khuyên đầu tư, Thecoindesk chỉ đưa ra những thông tin xung quanh dự án, bạn phải chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra!

Có thể bạn quan tâm

Mục lục