Tin nóng ⇢

Giới phân tích nhận định Fed ‘không còn đường nào ngoài tăng lãi suất’

Các đợt tăng lãi suất đều đặn của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vốn đã đẩy chứng khoán và tiền điện tử vào thị trường bear (giảm), song giới phân tích lo lắng hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn nếu lạm phát vẫn nằm ngoài “phạm vi mục tiêu".

Khi điều kiện kinh tế tiếp tục xấu đi, các chuyên gia tài chính trên toàn thế giới đổ lỗi cho Fed đã phản ứng chậm với mức lạm phát gia tăng ban đầu.

Thị trường tài chính hiện trải qua giai đoạn thua lỗ kỷ lục và gần như không có giải pháp khả thi nào được đưa ra. Ngày 24/5, ​​Nasdaq giảm thêm 2%, trong khi Snap, một công ty truyền thông xã hội nổi tiếng, giảm 43,1% vốn hóa thị trường một ngày trước đó.

Fed đã bắt tay vào thực hiện sứ mệnh tăng lãi suất nhằm nỗ lực kiểm soát lạm phát, nhưng lại khiến thị trường tài chính bị ảnh hưởng.

Dưới đây là nhận định của một số nhà phân tích về quá trình này và tác động của nó đối với giá Bitcoin (BTC) trong tương lai.

Fed sẽ tiếp tục siết chặt cho đến khi thị trường vỡ?

Thật không may cho các nhà đầu tư đang mong đợi biện pháp cứu trợ ngắn hạn. Nhà kinh tế học Alex Krüger cho rằng “Fed sẽ không ngừng siết chặt cho đến khi thị trường bị phá vỡ hoặc lạm phát giảm đáng kể trong 'nhiều' tháng”.

Một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà giao dịch là Fed vẫn chưa nêu rõ cần giảm lạm phát xuống mức nào để họ có thể ngừng tăng lãi suất. Thay vào đó, cơ quan này chỉ đơn giản lặp lại mục tiêu của mình và một số bằng chứng thuyết phục "cho thấy lạm phát đang tiệm cận với mốc 2%."

Theo ông Krüger, Fed "cần đạt được mức lạm phát [so với cùng kỳ năm trước] giảm trung bình 0,25% –0,33% mỗi tháng cho đến tháng 9” để đạt được mục tiêu 4,3% –3,7% vào cuối năm.

Nếu Fed không đạt được mục tiêu lạm phát PCE vào tháng 9, ông Krüger cảnh báo Fed có khả năng sẽ bắt đầu “tăng mạnh hơn", đồng thời cân nhắc bán chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp để xúc tiến chiến dịch.

Ông Krüger cho hay:

"Sau đó, thị trường sẽ bắt đầu chuyển sang trạng thái cân bằng mới và bán phá giá mạnh."

Tỷ lệ lạm phát duy trì ở hai chữ số 

Nhà đầu tư tỷ phú kiêm quản lý quỹ đầu cơ Bill Ackman cũng đề cập đến trách nhiệm của Fed đối với các điều kiện thị trường hiện tại. Ông cho rằng “cách duy nhất để ngăn chặn lạm phát hoành hành hiện tại là thắt chặt tiền tệ hoặc nền kinh tế sẽ sụp đổ”.

Theo quan điểm của ông Ackman, phản ứng trì trệ của Fed đối với lạm phát đã gây tổn hại đáng kể đến danh tiếng của họ, trong khi chính sách và hướng dẫn hiện tại của họ "đang khiến Mỹ phải chịu lạm phát duy trì ở mức hai con số mà chỉ có thể bị chặn lại bởi sự sụp đổ của thị trường hoặc lượng lãi suất tăng đáng kể".

Do những yếu tố này, nhu cầu tiếp xúc với cổ phiếu đã bị hạn chế vào năm 2022, thể hiện ở sự sụt giảm gần đây của giá cổ phiếu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Ví dụ, chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ hiện đã giảm 26% trong năm.

Với lĩnh vực tiền điện tử tập trung vào công nghệ cao, không có gì đáng ngạc nhiên khi xu hướng suy giảm trong lĩnh vực công nghệ đã kéo thị trường tiền điện tử leo dốc theo. Tình trạng này có thể còn tiếp tục kéo dài cho đến khi có giải pháp ưu thế cho lạm phát tăng cao.

Làm thế nào để Bitcoin tăng giá vào năm 2023?

Theo ông Krüger, “viễn cảnh cơ bản cho quỹ đạo giá sắp tới là giá mùa hè bắt đầu với một đợt tăng sau đó giảm trở lại mức thấp.”

Rekt Capital, một nhà giao dịch tiền điện tử, đã cung cấp thông tin chi tiết hơn về các mức giá để theo dõi điểm vào lệnh tốt trong tương lai. Người này đăng tải một biểu đồ về BTC so với mức trung bình động 200 ngày.

“Trước đây, BTC có xu hướng tạo đáy bằng hoặc dưới đường 200-MA (màu cam). Do đó, đường 200-MA có khả năng mang lại cơ hội đạt ROI vượt trội cho các nhà đầu tư BTC (màu xanh lá cây). […] Liệu BTC có thực sự đạt đến mức hỗ trợ 200-MA… Bạn nên chú ý đến điểm này."

Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử hiện là 1,258 nghìn tỷ đô la và tỷ lệ thống trị của Bitcoin là 44,5%.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục