Vào cuối tuần vừa qua, thương vụ UBS – ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ, mua lại ngân hàng lớn thứ nhì, đồng thời là “kình địch lâu đời” Credit Suisse với giá trị hơn 3.2 tỷ USD đã khiến giới đầu tư nói riêng và tin tức kinh tế nói chung xôn xao.
Các điều khoản của thỏa thuận sẽ chứng kiến các cổ đông của Credit Suisse nhận được 1 cổ phiếu UBS cho mỗi 22,48 cổ phiếu Credit Suisse mà họ nắm giữ.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cũng cam kết khoản vay lên tới 100 tỷ franc Thụy Sĩ (108 tỷ USD) để hỗ trợ việc tiếp quản.
Phản ứng với tin tức là giá trị của đồng tiền điện tử có vốn hoá lớn nhất là Bitcoin (540 tỷ USD) đã “dựng cột” giao dịch trở lại mốc $28.000. Lần gần nhất BTC giao dịch ở mốc này là tháng 6.2022 sau chuỗi sụp đổ của Terra Luna, Celsius, Three Arrow Capital.
Vậy thương vụ này có “sức nặng” như thế nào khiến thị trường tiền điện tử “xanh ngát” thời gian qua?
Ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,2 tỷ USD)
Ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ, UBS Group AG, đã đồng ý mua đối thủ cạnh tranh khốc liệt với họ Credit Suisse với giá 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,2 tỷ USD) vào Chủ nhật (19.03).
Chính phủ Thụy Sĩ đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận này khi buộc phải can thiệp để ngăn chặn sự lây lan đe dọa hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Theo thông tin mới nhất do CNBC cung cấp, vào ngày 19/3, UBS Group AG đã đồng ý mua lại ngân hàng Credit Suisse với giá 3 tỷ Franc Thuỵ Sĩ, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD.
Cơ quan chức năng của Thuỵ Sĩ đóng vai trò quan trọng trong thương vụ này với nỗ lực ngăn chặn các “ảnh hưởng xấu” trong ngành ngân hàng thế giới lan rộng.
Các điều khoản của vụ sáp nhập
Thỏa thuận mua lại Credit Suisse (CS) của UBS đã thay đổi giá liên tục trước khi thị trường mở cửa trở lại vào thứ Hai.
UBS ban đầu đề nghị mua Credit Suisse với giá khoảng 1 tỷ USD vào Chủ nhật (19.03), theo nhiều báo cáo phương tiện truyền thông. Credit Suisse đã từ chối lời đề nghị này, cho rằng mức giá này quá thấp và sẽ gây tổn hại cho các cổ đông và nhân viên, Bloomberg đưa tin.
Theo thoả thuận, mỗi nhà đầu tư sở hữu 22,48 cổ phiếu của Credit Suisse sẽ đổi được 1 cổ phiếu UBS.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cũng hậu thuẫn thương vụ này với cam kết cấp khoản vay lên tới 100 tỷ franc Thụy Sĩ (108 tỷ USD).
Chủ tịch UBS Colm Kelleher nói trong tuyên bố:
“Đó là một ngày lịch sử ở Thụy Sĩ, và thành thật mà nói, chúng tôi từng hy vọng ngày này sẽ không đến. Tôi muốn nói rõ rằng mặc dù chúng tôi không bắt đầu thảo luận, nhưng chúng tôi tin rằng giao dịch này hấp dẫn về mặt tài chính đối với các cổ đông của UBS, nhưng chúng tôi xin nói rõ rằng, đối với Credit Suisse, đây là một sự giải cứu khẩn cấp”.
“Điều đó hoàn toàn cần thiết đối với cấu trúc tài chính của Thụy Sĩ và đối với nền tài chính toàn cầu”.
Tuy nhiên những nhà đầu tư sở hữu trái phiếu của CS đang cảm thấy bất bình vì 16 tỷ franc trái phiếu loại AT1 sẽ bị ghi giảm giá trị xuống còn 0 đồng. Điều đó có nghĩa các trái chủ bị thiệt hại nhiều hơn trong khi đây là nhóm vẫn được coi là các chủ nợ được ưu tiên hơn so với các cổ đông sở hữu cổ phiếu khi 1 ngân hàng sụp đổ.
Ra đời sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, AT1 là loại trái phiếu được thiết kế nhằm chuyển rủi ro từ người nộp thuế sang nhà đầu tư nếu 1 ngân hàng gặp rắc rối. Các trái phiếu AT1 có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc bị ghi giảm giá trị khi nguồn vốn của ngân hàng giảm xuống dưới 1 ngưỡng nhất định.
Theo thông báo từ CS, thương vụ sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay. Chính phủ Thụy Sĩ đã áp dụng cơ chế khẩn cấp để không cần sự phê duyệt của các cổ đông.
Credit Suisse gọi đây là thương vụ sáp nhập 2 công ty:
Chủ tịch Colm Kelleher và CEO Ralph Hamers của UBS tiếp tục giữ nguyên chức vụ của họ tại ngân hàng mới cho đến khi việc sáp nhập hoàn tất. Sau đó tương lai của họ sẽ do UBS quyết định.
Tương lai của việc sáp nhập ngân hàng sẽ ra sao?
Theo ông Kelleher, UBS rất hào hứng với mảng quản lý tài sản và hoạt động kinh doanh tại Thụy Sĩ của Credit Suisse (CS). Còn mảng ngân hàng đầu tư của CS không phải là thứ hấp dẫn.
Thông cáo báo chí của UBS nhấn mạnh việc sáp nhập sẽ khiến ngân hàng mới nắm trong tay tới 5.000 tỷ USD tài sản của khách hàng. Kelleher nhấn mạnh quyết tâm duy trì mảng kinh doanh tại Thụy Sĩ vốn đang rất có lãi của UBS, bất chấp những lo ngại vụ M&A này sẽ tạo ra thế độc quyền trên thị trường nội địa.
Việc tiếp quản sẽ củng cố vị trí của UBS với tư cách là nhà quản lý tài sản hàng đầu thế giới, đồng thời thúc đẩy tham vọng phát triển ở Châu Mỹ và Châu Á. UBS cho biết trong thông báo, họ hy vọng sẽ tiết kiệm được 8 tỷ USD chi phí mỗi năm cho tới năm 2027. Điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều nhân sự sẽ bị sa thải trong thời gian tới.
Tác động của thương vụ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?
Cổ phiếu của Credit Suisse ghi nhận mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch COVID-19. Nhà đầu tư liên tục bán tháo khiến cổ phiếu của Credit Suisse (CS) tuột dốc không phanh.
Các khoản lỗ xảy ra bất chấp khoản vay mới lên tới 50 tỷ franc Thụy Sĩ (54 tỷ USD) được cấp từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) vào tuần trước, trong nỗ lực ngăn chặn đà trượt dốc và khôi phục niềm tin vào ngân hàng.
Quy mô và tác động tiềm năng của Credit Suisse đối với nền kinh tế toàn cầu lớn hơn nhiều so với các ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ, điều này đã gây áp lực buộc các nhà quản lý Thụy Sĩ phải tìm cách đưa hai tổ chức tài chính lớn nhất của đất nước lại gần nhau.
Đưa hai “công ty là đối thủ” sáp nhập lại với nhau tất nhiên sẽ có những khó khăn, nhưng cuối cùng với mục tiêu ngăn chặn cuộc khủng hoảng cả hệ thống ngân hàng đã chiến thắng và giúp cho thương vụ thông qua nhanh chóng.
- Ra đời từ năm 1856, Credit Suisse bắt nguồn từ Schweizerische Kreditanstalt (SKA), được thành lập để tài trợ cho việc mở rộng mạng lưới đường sắt và công nghiệp hóa của Thụy Sĩ. Credit Suisse là ngân hàng thương mại lớn thứ 2 của Thụy Sĩ, xếp sau UBS. Cả 2 đều nằm trong danh sách 30 ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu, thuộc nhóm “too big to fail”.
- Bảng cân đối kế toán của Credit Suisse có quy mô gấp đôi Lehman Brothers khi nó sụp đổ, vào khoảng 530 tỷ franc Thụy Sĩ tính đến cuối năm 2022.
- Nó có kết nối toàn cầu với nhiều công ty con quốc tế, khiến cho việc quản lý tình hình của Credit Suisse trở nên quan trọng hơn.
- Ngoài việc là ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ, Credit Suisse còn quản lý tài sản của nhiều người giàu nhất thế giới và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư toàn cầu. Nó có hơn 50.000 nhân viên vào cuối năm 2022, 17.000 người trong số đó ở Thụy Sĩ.
- Credit Suisse đã phải vật lộn với một loạt thua lỗ và bê bối trong 2 tuần qua, đồng thời tình hình tài chính tại ngân hàng càng bị rung chuyển nặng nề hơn khi các ngân hàng ở Hoa Kỳ lao đao vì sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank.
- Credit Suisse đã hao hụt khoảng 38% tiền gửi trong quý 4 năm 2022 và tiết lộ trong báo cáo thường niên bị trì hoãn vào đầu tuần trước rằng dòng tiền bị rút ra vẫn chưa “được đảo ngược trở lại”. Nó đã báo cáo khoản lỗ ròng cả năm là 7,3 tỷ franc Thụy Sĩ cho năm 2022 và dự kiến sẽ lỗ thêm “đáng kể” vào năm 2023, CNBC đưa tin.
Vậy: Credit Suisse – một ngân hàng lâu đời, lớn TOP 2 Thuỵ Sĩ, có bảng cân đối kế toán quy mô gấp đôi Lehman Brothers, có kết nối toàn cầu với nhiều công ty con quốc tế, quản lý tài sản của nhiều người giàu nhất thế giới và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư toàn cầu, có hơn 50.000 nhân viên vào cuối năm 2022, 17.000 người trong số đó ở Thụy Sĩ…NẾU SỤP ĐỔ thìniềm tin của người dân Thuỵ Sĩ nói riêng và người dân toàn cầu nói chung liệu có an tâm với khoản tiền của mình tại các ngân hàng địa phương? Chắc chắn sẽ gây ra một cuộc “bank run” toàn cầu => nguồn tiền mặt dự trữ sẽ bị cạn kiệt trong các kho bạc => lạm phát gia tăng => toàn bộ thị trường tài chính sụp đổ.
Kết Luận
Vì vậy, thương vụ mua lại CS của UBS nhận được sự hoan nghênh của các nhà quản lý thị trường tài chính trên khắp thế giới.
Chính quyền Hoa Kỳ cho biết họ ủng hộ hành động này và hợp tác chặt chẽ với ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để hỗ trợ việc tiếp quản.
“Chúng tôi hoan nghênh các thông báo của chính quyền Thụy Sĩ hôm nay nhằm hỗ trợ ổn định tài chính” Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết trong một tuyên bố chung.
Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết ngành ngân hàng vẫn kiên cường nhưng ECB sẵn sàng giúp các ngân hàng duy trì đủ tiền mặt để tài trợ cho hoạt động của họ nếu cần.
“Tôi hoan nghênh hành động nhanh chóng và các quyết định của chính quyền Thụy Sĩ. Chúng là công cụ để khôi phục các điều kiện thị trường có trật tự và đảm bảo sự ổn định tài chính”, Lagarde nói.
Còn Ngân hàng Anh cho biết họ hoan nghênh các biện pháp do chính quyền Thụy Sĩ thực hiện “để hỗ trợ ổn định tài chính”.
Credit Suisse đã trở thành “tâm điểm” trên thị trường tài chính toàn cầu tuần qua, sau vụ sụp đổ của hai ngân hàng nhỏ hơn tại Mỹ là Silicon Valley Bank và Signature Bank.
Chính vì sự lo sợ “sụp đổ hệ thống ngân hàng” được quản lý bởi chính phủ toàn cầu, nhà đầu tư có xu hướng tìm tới những hệ thống tài chính phi tập trung, không bị quản lý bởi bất kỳ tổ chức nào như Bitcoin để làm nơi lưu trữ tài sản của mình => Khiến giá trị đồng coin có vốn hoá lớn nhất thị trường tiền điện tử (540 tỷ USD) trong 1 tuần vừa qua tăng gần 30%, từ $22.000 lên $28.000 và chưa thấy dấu hiệu sẽ dừng lại.